Chọn mạng điện thoại di động khi đến Nhật

Để liên lạc với bạn bè và đồng nghiệp,... điện thoại di động là một vật không thể thiếu. Việc trang bị cho mình một chiếc điện thoại di động có mạng để liên lạc đồng thời truyền dữ liệu là nhu cầu thiết yếu dù bạn ở bất kỳ đâu. Khi đến Nhật, bạn phải đăng ký mạng điện thoại và chi trả số tiền cước hàng tháng. Trên thị trường này chúng ta có nhiều nhà mạng, trong đó 3 nhà mạng điện thoại lớn nhất Nhật Bản được cho là cao đến mức cạnh tranh vị trí thứ 1 ~ 2 trên thế giới. Tuy nhiên có dịch vụ SIM giá rẻ hơn. Hãy cùng GrowUpWork tìm hiểu chi tiết về cách chọn mạng điện thoại di động ở Nhật nhé!

Chọn mạng điện thoại di động khi đến Nhật
Chọn mạng điện thoại di động khi đến Nhật

Số tiền cước hàng tháng của 3 nhà mạng điện thoại lớn nhất Nhật Bản được cho là cao đến mức cạnh tranh vị trí thứ 1 ~ 2 trên thế giới. Khi chọn điện thoại di động hãy suy nghĩ kỹ về chi phí phải trả hàng tháng.
Tiền cước gọi điện + tiền cước truyền dữ liệu + tiền thiết bị đầu cuối (điện thoại di động) (thường là trả góp 24 lần)
Tiền cước điện thoại di động hàng tháng ở Nhật Bản mà tiêu biểu là 3 nhà mạng lớn nhất: Docomo, Au, Softbank) được cho là đắt đỏ. Đặc biệt là tiền cước truyền dữ liệu. Hệ thống giá cước của 3 công ty có sự khác nhau nhưng “tiền cước truyền dữ liệu” bao gồm “tiền cước gọi điện thoại” của nhà mạng nào cũng vào khoảng 5,700 yên (gọi điện không giới hạn + 2GB mỗi tháng)
Giá bán chưa bao gồm thuế của các mẫu điện thoại iPhone hoặc Android mới là từ 140,000 yên đến 150,000 yên, trong các mẫu iPhone mới có cả loại có giá gần 190,000 yên. Số tiền này thường được chia làm 24 lần, được gọi là “tiền thiết bị đầu cuối” và cộng vào tiền phí hàng tháng.
Tuy nhiên tại các cửa hàng độc quyền của 3 nhà mạng lớn hầu như chỉ bán các mẫu điện thoại mới.

ĐIỆN THOẠI SIM GIÁ RẺ

Ngoài 3 nhà mạng lớn, các công ty điện thoại dùng SIM giá rẻ cung cấp rất nhiều mẫu điện thoại giá rẻ.
SIM giá rẻ cung cấp điện thoại di động sử dụng đường dây MVNO đã mua phần đường truyền thông của các nhà mạng lớn với giá rẻ. Các công ty SIM giá rẻ cũng có “tiền cước truyền dữ liệu” rẻ hơn rất nhiều.
Ví dụ, “Rakuten Mobile” sử dụng đường truyền của Docomo hoặc Au, tiền cước truyền dữ liệu bao gồm tiền cước gọi điện thoại là 2,680 yên (gọi miễn phí trong 10 phút - 2GB, có giá trị bằng một nửa so với các nhà mạng lớn).
Line Mobile sử dụng SIM dùng đường truyền của Softbank hoặc Docomo, tiền cước truyền dữ liệu bao gồm cước gọi điện rất rẻ (2,200 yên cho 5GB, 3 220 yên cho 10GB)
Điện thoại chưa bao gồm thuế của Huawei Trung Quốc, Asus Đài Loan, NEC, Fujitsu, Sharp của Nhật Bản… trong khoảng từ 20,000 yên đến 30,000 yên. Vì vậy tiền thiết bị đầu cuối (tiền máy điện thoại di động)” hàng tháng là khoảng 1,000 - 2,000 yên.

Hủy sử dụng giữa chừng và phí hủy hợp đồng! 

Chỉ có thể hủy hợp đồng có thời hạn ngắn. Hợp đồng điện thoại di động của 3 nhà mạng lớn là 2 năm (có trường hợp 4 năm).
Chỉ có thể hủy hợp đồng trong vòng 2 tháng kể từ ngày hết hợp đồng (ngày bắt đầu tính là thời gian gia hạn tùy theo quy định của mỗi công ty).
Trong khoảng thời gian đó nếu không có thông báo hủy hợp đồng sẽ được “tự động gia hạn”.
Nếu hủy hợp đồng ngoài thời hạn này sẽ phát sinh phí hủy hợp đồng. Khi hủy hợp đồng, nếu vẫn chưa trả hết tiền trả góp máy điện thoại nhà mạng sẽ tiếp tục yêu cầu trả góp cho đến khi trả xong tiền thiết bị đầu cuối.
Đối với Line MobileRakuten Mobile, nếu hủy hợp đồng trong vòng 12 tháng sẽ phát sinh phí hủy hợp đồng là 9,800 yên và sau đó sẽ không tự động gia hạn mới. Sau 1 năm thì có thể hủy hợp đồng bất cứ lúc nào.

NHỮNG VẬT CẦN THIẾT KHI KÝ HỢP ĐỒNG ĐIỆN THOẠI

Phương thức thanh toán cần thiết khi ký hợp đồng

Để trả cước hàng tháng cần có thẻ tín dụng hoặc tài khoản ngân hàng
Phương thức thanh toán tiền cước điện thoại di động hàng tháng. Về việc thanh toán, hầu hết các công ty điện thoại SIM giá rẻ yêu cầu thanh toán bằng thẻ tín dụng hoặc tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên, công ty Docomo gửi giấy yêu cầu thanh toán kèm giấy chuyển tiền để khách hàng trả tiền cước điện thoại hàng tháng, chấp nhận thanh toán bằng tiền mặt. Song bạn cũng phải đóng thêm phí phát hành giấy yêu cầu thanh toán là 100 yên.
Khách hàng có thể thanh toán ở cửa hàng tiện lợi và ngân hàng hoặc cũng có thể thanh toán tại các cửa hàng Docomo.

Line Mobile có thể thanh toán bằng thẻ LINE Pay hoặc LINE Pay.

Nếu bạn dùng LINE Mobile, ngoài cách trừ tự động tiền cước vào tài khoản ngân hàng thì cũng chấp nhận thanh toán bằng thẻ LINE PayLINE Pay.
Thẻ LINE Pay là thẻ nạp trả trước.
Mặc dù có thể dùng như thẻ JCB nhưng không cần thẩm định, có thể phát hành cho bất cứ ai.
Không mất phí thành viên hằng năm và phí phát hành thẻ.
Để thanh toán bằng LINE Mobile, chỉ cần đăng ký thẻ LINE Pay là có thể trừ tiền cước từ số dư tài khoản đã nạp trước đó.
Có thể đăng ký từ trang chủ LINE Mobile, tại mục “Phương pháp thanh toán - Sử dụng điểm (point)”, sau đó chỉ cần chọn thẻ LINE Pay hoặc LINE Pay. Khi đó cũng có thể sử dụng LINE Point. Để nạp tiền có thể sử dụng thẻ Line Pay để nạp tại ATM của Seven Bank.
Nếu sử dụng LINE Pay, có thể nạp tiền bằng cách hiển thị mã QR trên màn hình LINE.

Khi số dư tài khoản không đủ!

Khi tiền cước di động không được trừ vào tài khoản ngân hàng do số dư tài khoản không đủ thì công ty điện thoại sẽ gửi giấy yêu cầu thanh toán kèm giấy chuyển tiền tới người dùng.
Việc thanh toán này có qui định kỳ hạn. Người dùng phải thanh toán trước kỳ hạn. Ngoài ra, số tiền thanh toán, bao gồm cả phí phát hành giấy yêu cầu thanh toán (Au và Softbank là 200 yên, Docomo là 100 yên).
Nếu đến kỳ hạn mà vẫn chưa thanh toán thì đường truyền sẽ bị cắt. Sau đó, người dùng sẽ phải nộp thêm tiền phí nộp chậm cùng với tiền điện thoại. Ngay sau đó, nếu bạn thanh toán số tiền còn nợ bao gồm cả tiền phí nộp chậm thì đường truyền điện thoại sẽ được khôi phục. Tuy nhiên, nếu sau 3 tháng kể từ ngày trừ tiền từ tài khoản mà vẫn chưa thanh toán thì người dùng sẽ bị cưỡng chế thôi hợp đồng. Nếu người dùng bị cưỡng chế thôi hợp đồng thì dù có thanh toán toàn bộ số tiền quá kỳ hạn thì đường truyền điện thoại vẫn không được khôi phục. Chỉ còn việc thanh toán số tiền thiết bị đầu cuối chưa trả.

Những vật cần thiết khi ký hợp đồng

Những vật cần thiết khi ký hợp đồng điện thoại:

  • Giấy tờ tùy thân (thẻ ngoại kiều, hộ chiếu, bằng lái xe được phát hành ở Nhật…)
  • Trường hợp thanh toán bằng chuyển khoản cần có thẻ hoặc sổ ngân hàng (người ký hợp đồng là chủ tài khoản), con dấu đăng ký của tài khoản ngân hàng đó.
  • Nếu thanh toán bằng thẻ tín dụng thì cần thẻ tín dụng (người ký hợp đồng là chủ tài khoản)

Trong trường hợp đăng ký chuyển khoản, cần phải nhập mật khẩu tài khoản ngân hàng vào thiết bị chuyên dùng tại cửa hàng nên có trường hợp không cần con dấu (dấu đăng ký ngân hàng). Ngoài ra, để xác nhận nhân thân, bạn cũng có thể được yêu cầu nộp giấy tờ bổ sung khác.
Giấy tờ bổ sung để xác nhận nhân thân:

  • Hóa đơn tiền phí công cộng như tiền điện, nước, gas… (phát hành trong vòng 3 tháng gần nhất, có địa chỉ, tên khớp với giấy tờ tùy thân)
  • Phiếu công dân (phát hành trong vòng 3 tháng gần nhất)
  • Thẻ bảo hiểm y tế

Ngoài ra, khi ký kết hợp đồng có thêm phí xử lý hành chính nhưng sẽ được tính cùng phí sử dụng vào tháng tiếp theo nên không cần nộp vào ngày ký hợp đồng.

Nợ tồn đọng không chỉ là vấn đề về tiền cước điện thoại di động
Việc nợ tồn đọng tiền cước và cưỡng chế thôi hợp đồng điện thoại ảnh hưởng đến cả các công ty khác ngoài công ty điện thoại mà bạn đã ký hợp đồng.
Các công ty điện thoại di động và công ty thẻ tín dụng là thành viên của “Cơ quan thông tin tín dụng” đều có thông tin tín dụng” đều có thông tin của những người đã nợ tiền phí quá lâu và bị cưỡng chế thôi hợp đồng. Nếu bị lưu thông tin tại đây, người dùng sẽ không qua được khâu thẩm định của các công ty điện thoại di động và công ty tín dụng khác.
Nếu thông tin này bị ghi lại sẽ bị lưu trong 10 năm không được xóa. Nếu không có điện thoại và thẻ tín dụng, bạn sẽ không thể trả góp, cuộc sống ở Nhật sẽ trở nên khó khăn. Vì vậy, ngay từ đầu bạn không nên ký hợp đồng điện thoại có số tiền phí quá khả năng chi trả của mình.
Hãy chọn đúng công ty điện thoại có mức phí hàng tháng mà bạn có thể chi trả được.

 


Tin tức liên quan

Chia sẻ trải nghiệm làm thêm tại chuỗi cửa hàng Hidakaya

Kinh nghiệm sống tại Nhật| 2021-11-11
Chia sẻ trải nghiệm làm thêm tại Hidakaya là hệ thống quán ăn Trung Quốc của Nhật, phục vụ chủ yếu các món mì và cơm phần (teishoku, 定食) của du học sinh tại Nhật.

Các ứng dụng cần thiết cho cuộc sống ở Nhật

Kinh nghiệm sống tại Nhật| 2022-01-05
Những Apps tiện ích giúp ích cho cuộc sống của các bạn khi đến Nhật học tập và làm việc dựa trên trải nghiệm của bản thân, cùng xem đó là những apps nào nhé!

Những điều cần biết khi đi xe bus tại Nhật Bản

Kinh nghiệm sống tại Nhật| 2021-05-19
Mình là Hiệp từng là du học sinh du học Nhật Bản gần 2 năm, sau đây mình xin phép giới thiệu cho các bạn một số điều cần biết khi đi xe buýt tại Nhật Bản.

Kinh nghiệm làm thêm ở chuỗi cửa hàng Yoshinoya

Kinh nghiệm sống tại Nhật| 2021-11-10
Sau một thời gian dài làm việc tại chuỗi cửa hàng Yoshinoya Nhật Bản mình xin chia sẻ các kinh nghiệm tìm việc làm thêm cá nhân trong quá trình tìm việc làm thêm tại đây!


Việc tạo CV đúng chuẩn giúp gia tăng cơ hội trúng tuyển của bạn ít nhất 20%. Hãy nhanh tay tạo CV Rirekisho chuẩn Nhật hoặc CV chuẩn tiếng Anh theo các mẫu chuyên nghiệp nhất của GrowUpWork chúng tôi dưới đây nhé!