Nhân viên, chuyên gia IT nhảy việc đã không còn là điều gì quá mới lạ trong vài năm gần đây. Thậm chí có một khoảng thời gian, nhảy việc như là “xu hướng” của bộ phận giới trẻ đang làm việc trong ngành công nghệ thông tin. Câu hỏi đặt ra là nhảy việc trong ngành IT sẽ giúp sự nghiệp phát triển hay một tay cắt đứt sự nghiệp bản thân? Câu trả lời sau đây sẽ cực kỳ bổ ích nếu bạn đang làm IT và phân vân trong việc có nên nhảy việc hay không.
Theo thống kê từ Linkedin (mạng xã hội doanh nghiệp hàng đầu thế giới) vào năm 2022 thì tỷ lệ luân chuyển nhân viên ngành IT đạt tới 13.2%. Đây là con số lớn và hoàn toàn vượt trội so với nhiều lĩnh vực khác.
Có thể thấy, mặc dù nhảy việc không phải là từ ngành công nghệ thông tin đi đầu nhưng đây lại là lĩnh vực có nhiều người “ủng hộ” nhất. Sở dĩ chúng tôi đặt trong ngoặc kép là vì việc này hoàn toàn mang ý nghĩa con dao 2 lưỡi.
Nếu biết cách tận dụng việc luân chuyển công ty, nắm bắt thời cơ thì nhảy việc sẽ là một cơ hội để thăng tiến tuyệt vời. Ngược lại, đối với những quyết định bộc phát, không suy tính kỹ càng thì rất dễ gặp thất bại. Việc này chúng tôi đang xét cả người nhảy việc trong ngành IT lẫn nhảy sang lĩnh vực khác.
Một nhân viên quyết định nhảy việc có thể là suy nghĩ nhất thời hoặc suy nghĩ kỹ càng. Tuy nhiên bên trong đó đều là xuất phát từ những nguyên nhân cụ thể. Thực tế, nhiều chuyên viên quản trị đã tìm hiểu và rút ra được 3 nguyên nhân chính khiến nhân viên công nghệ thông tin nhảy việc như sau:
Lương thưởng chính là một yếu tố quan trọng quyết định tới mức độ gắn bó của nhân viên IT với công ty. Một người có năng lực, cống hiến thì chắc chắn họ sẽ muốn được tưởng thưởng bằng một số tiền tương xứng.
Tất nhiên, mô hình công ty IT hiện nay rất đa dạng, không phải chỗ nào cũng đủ tiềm lực tài chính để trả một khoản lương lớn cho nhân viên. Nhiều nhân viên IT nhảy việc vì họ cảm thấy khả năng của bản thân có thể được trả mức lương thưởng cao hơn.
Trong tất cả các lý do khiến nhân viên công nghệ thông tin nghỉ việc một cách đột xuất, bộc phát thì môi trường chính là tác động chính.
Công nghệ thông tin vốn dĩ là một ngành khá khô khan, phải thường xuyên làm việc với Code, Bug và Deadline. Do đó, việc áp lực hay nhàm chán là khá dễ xảy ra. Nếu môi trường làm việc không tạo ra sự hứng khởi, cảm giác thoải mái thì nguy cơ nhân viên nhảy việc sẽ là rất cao.
Ngoài ra, các vấn đề hợp tác giữa các nhân viên với nhau và với quản lý cũng đóng một vai trò quan trọng trong cảm hứng làm việc. Nếu không tìm thấy tiếng nói chung trong môi trường làm việc hoặc không nhận được sự tôn trọng xứng đáng thì nhân viên IT cũng sẽ mong muốn thay đổi môi trường.
Trong tất cả các lý do khiến nhân viên IT nhảy việc thì có 46.9% là mong muốn tìm kiếm một môi trường có điều kiện công việc tốt hơn. Điều kiện ở đây chính là điều kiện học hỏi và thăng tiến (cả về chức vụ lẫn lương thưởng).
Bất kỳ một nhân viên, chuyên viên công nghệ thông tin nào cũng muốn làm việc tại công ty cho mình môi trường học hỏi, phát triển tốt nhất. Đối với sinh viên, người mới đi làm thì là quy trình Training, được tiếp xúc, thử sức với nhiều thử thách công việc mới.
Khi nhân viên hoặc chuyên viên IT đã có đủ nền tảng kiến thức, kinh nghiệm thì họ sẽ hướng tới việc gia tăng vị thế của bản thân. Nếu gắn bó với một công ty mà không có sự thăng tiến về vị trí lẫn lương thưởng thì nhân viên sẽ muốn thay đổi công việc.
Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh
Bất kỳ quyết định nào cũng đều sẽ mang trong mình 2 mặt lợi và hại. Cân nhắc kỹ càng 2 mặt lợi hại chính là một cách tốt nhất để bạn đưa ra quyết định chính xác nhất.
Nhân viên IT nhảy việc sẽ có cơ hội gia tăng thu nhập của bản thân lên cao hơn. Thực tế cho thấy việc tăng lương ở công ty cũ bao giờ cũng là nhỏ giọt, ít hơn so với mức lương mà công ty mới trả cho người có năng lực.
Đây cũng là cách để bạn có thể khám phá, thử thách bản thân. Người thành công thì cần phải bước ra khỏi “vùng an toàn”. Chỉ như vậy, bạn mới có thể biết khả năng của mình tới đâu. Ngoài ra, đây cũng là một cách để bạn phát triển, hoàn thiện thêm các kỹ năng mới.
Thay đổi một môi trường khác cũng có thể giúp bạn mở rộng thêm nhiều mối quan hệ. Biết đâu đấy bạn sẽ tìm ra một môi trường phát triển toàn diện và phù hợp với bản thân hơn.
Cuộc sống không phải lúc nào cũng màu hồng, trước khi nhảy việc thì bạn cũng nên cân nhắc những rủi ro có thể xảy ra.
Đầu tiên chính là những thử thách và khó khăn lớn hơn trong công việc. Chắc chắn khi nhảy việc thì ai cũng muốn tìm kiếm một mức lương cao hơn. Như vậy đi kèm với đó công ty sẽ có nhiều yêu cầu khắt khe hơn.
Tiếp theo đó là việc làm quen với văn hóa công ty mới. Mỗi môi trường làm việc sẽ có văn hóa, cách giao tiếp, teamwork khác nhau. Khi bạn chuyển sang công ty khác tức là bắt đầu làm quen lại với một môi trường hoàn toàn mới. Chưa chắc là luân chuyển 1 - 2 lần thì bạn đã tìm thấy môi trường phù hợp.
Cuối cùng đó là sự suy giảm trong “tín nhiệm”. Sẽ không công ty nào mong muốn tuyển dụng một người đã nhảy việc 5 - 6 lần trong vài năm. Nếu bạn nhảy việc quá nhiều thì thực sự sẽ tạo ra sự lo ngại cho các nhà tuyển dụng. Bất kỳ công ty nào cũng mong muốn tìm một người có sự gắn bó, trách nhiệm trong công việc.
Tòa nhà QCOOP, 647 Lý Thường Kiệt, Phường 11, Tân Bình, Hồ Chí Minh 700000
Tòa nhà QCOOP, 647 Lý Thường Kiệt, Phường 11, Tân Bình, Hồ Chí Minh 700000
Việc nhân viên IT nhảy việc hiện nay không còn là điều hiếm hoi và tất nhiên đây cũng không phải là điều xấu. Tuy nhiên nhu cầu tuyển dụng IT cũng ngày càng gắt gao. Do đó, bạn hãy tính toán, xác định thật kỹ càng trước khi quyết định luân chuyển công việc.