Trong suốt quá trình đi Shuukatsu (trong bài mình sẽ gọi tắt là Shuu) mình luôn than thở rằng: giá như mình được những người đi trước chỉ dạy tận tình nên chuẩn bị những gì thì giờ mình đã không mệt mỏi như thế này. Mình có thể hình dung sơ ra được quá trình đi Shuu ở Nhật như thế nào nhưng đúng là phải bắt tay vào thì mới thấy, có những cái lẽ ra mình đã có thể làm được tốt hơn nếu như có sự chuẩn bị kĩ càng. Bài viết này là tất cả những gì mình đã nghiệm qua nên rất mong nó sẽ có ích cho một số bạn. Nhớ ra cái gì mình sẽ viết cái đó, có thể không được trau chuốt nhưng mong mọi người thông cảm.
Ngoài sự chuẩn bị tốt về bằng cấp, kĩ năng viết entry, kĩ năng phỏng vấn,chúng mình còn cần phải luyện một tinh thần thép để chuẩn bị đương đầu với các áp lực khi đi Shuu.
Nếu tinh thần bạn yếu, bạn sẽ dễ bị tụt mood và không thể tiếp tục chiến đấu, dễ dàng bỏ qua các cơ hội.
Cho dù có buồn như thế nào thì cũng chỉ cho phép bản thân buồn 1 ngày hoặc nhiều lắm là 2 ngày thôi, sau đó bạn phải quay lại cuộc chiến ngay lập tức.
Dù khi đi Shuu mình mệt mỏi rất nhiều nhưng mình vẫn dành thời gian xem Gameshow, xem hài, xem bóng đá. Hãy tìm cách xả xì trét ngay lập tức, đừng để bản thân bạn bị tổn thương lâu quá.
1. https://job.mynavi.jp/2021/
2. https://job.rikunabi.com/2021/
3. https://job.career-tasu.jp/2021/
4. https://www.globalleadernavi.com
5. https://job.connectiu.com/en/
6. https://www.ryugakusei.com
7. https://www.asialink.jp
Đây là tất cả các trang Web tuyển dụng mà mình đã dùng.
Số 1,2,3 là dành cho cả sinh viên người Nhật nên thông tin cực rộng. Số 4,5,6,7 là trang tuyển dụng chuyên dành cho sinh viên nước ngoài.
Cá nhân mình thì thấy mọi người nên tích cực tìm hiểu các thông tin ở cả 7 web trên, chứ không nên nhắm mỗi trang 4,5,6,7. Vì công ty hiện tại mình đỗ là mình tìm thông tin từ Mynavi chứ không phải các bên tuyển dụng chuyên dành cho sinh viên nước ngoài.
Các bạn đừng lo 3 trang đầu thông tin quá rộng, không biết là công ty nào 積極的 tuyển người nước ngoài. Bởi vì hiện nay các công ty lớn đều có công ty con ở nước ngoài nên họ chắc chắn muốn tuyển người Gai như bọn mình nếu họ cảm thấy bạn đó phù hợp.
Đối với trang dành cho sinh viên nước ngoài thì mình thấy 2 trang 4,5 là có nhiều thông tin của các công ty lớn nhất. Tuy nhiên không phải công ty lớn nào cũng đăng thông tin ở 2 trang đó nên như mình nói ở trên, nên tìm hiểu cả 1,2,3.
Cá nhân mình bắt đầu đi Shuu từ tháng 11/2019 ( mình tốt nghiệp 03/2021) có nghĩa là mình đi Shuu trước lúc tốt nghiệp gần 1.5 năm.
Có sớm không? Câu trả lời là không.
Khi mà tháng 8/2019 mình đang vi vu các nước châu Á vì nghĩ rằng vẫn còn nhiều thời gian thì các bạn Nhật mình hè năm đó đã đi Intern hết rồi.
Quả thực sau này đi Shuu mình mới thấy những bạn đi Shuu từ hết học kì 1 của năm 3 mới là những người sáng suốt nhất.
Vì sao, vì trừ những bạn đã xác định rõ mục tiêu bản thân mình muốn làm công việc gì thì phần lớn sinh viên bọn mình đều không biết rõ mình muốn làm công việc gì.Vì thế đi 説明会 của nhiều công ty từ sớm sẽ giúp bản thân bạn khám phá ra được mình thích cái gì. Kinh nghiệm của mình là ban đầu nên đi một vài cái Job Fair lớn để quen với bầu không khí đi Shuu và có cái nhìn nhất định về các ngành, sau đó chúng ta nên tập trung đi hẳn 説明会 or インターン của riêng các công ty mà chúng ta cảm thấy thích.
Mình thấy đi 説明会 trực tiếp này cực kì tốt, mình feel rõ cái bầu không khí của công ty, mặc dù không chuẩn 100% nhưng nó lại là động lực để mình tìm hiểu thêm về công ty.
Quá trình đi Shuu là quá trình bạn khám phá con người bạn. Như mình, ban đầu mình cực kì thích 商社 nhưng sau khi tham gia nhiều 説明会 thì mình thấy mình không phù hợp, mình chuyển mục tiêu từ 商社 sang IT vs 物流. Vì thế thời gian đầu hãy chăm chỉ đi 説明会 đi nhé. Sau khi bạn có hứng thú với một ngành nào đó thì bạn mới dốc toàn sức để cố gắng vì nó được.
Đây là cái mà mình cảm thấy ân hận nhất vì sao mình không chuẩn bị từ sớm hơn.
Ngoài vòng hồ sơ thì bạn sẽ phải trải qua vòng thi năng lực và test tính cách. Phần thi năng lực sẽ thường là các dạng đề kiểu SPI,CAB,玉手箱…Tùy từng công ty mà sẽ có dạng để khác nhau, nên nếu bạn nhắm đươc công ty mình muốn vào là công ty nào rồi thì nên search xem dạng đề của công ty đó là như thế nào. Không phải công ty nào cũng bắt thi nhưng mình thấy nhưng những công ty lớn gần như 100% phải thi rồi. Ngoài ra còn có thi viết nữa nha( cái này cũng tùy công ty).
Lời khuyên của mình đưa ra là, nếu có thể thì từ năm 1 năm 2 bạn nên mua các sách về học càng sớm càng tốt. Bài test năng lực yêu cầu người thi giải bài trong thời gian ngắn nên bạn phải luyện thật nhiều để tăng tốc độ giải.
Đến tháng 2/2020 mình mới bắt tay vào học nên thực sự mình đã bị khủng hoảng thời gian đầu. Vì phải làm quá nhiều việc một lúc nên mình gần như không có thời gian tập trung hoàn toàn vào 1 cái nào hết. Hãy luyện thi từ sớm để dành thời gian tìm hiểu công ty, viết entry và luyện phỏng vấn.
Còn về bằng cấp thì mình thấy người Nhật khá thích bằng cấp nên nếu có thể bạn hãy chuân bị một số bằng như JLPT, BJT, Toeic, Boki, Mos…vv..Tất nhiên bằng cấp không thể đánh giá năng lực của bạn, nó cũng không giúp bạn chắc suất đỗ 1 công ty nào đó nhưng có còn hơn không ^^.
Hãy để ý lịch 説明会 , lịch インターン , lịch nộp Entry của các công ty để sắp xếp lịch cho chuẩn nha. Bởi vì bỏ lỡ bất kể cái gì cũng chính là bỏ lỡ các cơ hội cho chính bản thân mình đó.
Hãy tham gia các lớp học do nhiều bên giới thiệu việc làm tổ chức hoặc nhờ bên 就活支援 của trường mình đang theo học để họ sửa Entry và góp ý cho mình. Tuy nhiên, trước đó bạn cũng phải tìm hiểu các thông tin trên mạng, sẽ có trăm ngàn bài hướng dẫn viết một Entry chất lượng. Sau khi đã nháp sơ nội dung Entry rồi thì nhờ các bên xem giúp.
Như mình thì mình có tham gia một vài lớp của bên Global Leader (trang web thứ 4), ở đây họ hỗ trợ rất nhiệt tình. Thường thì mỗi công ty sẽ có những câu hỏi khác nhau nhưng 4 câu chung nhất mà hầu như các công ty sẽ hỏi và chúng ta nên chuẩn bị từ đầu là :
Kinh nghiệm viết của mình là: không cần dùng nhiều từ bóng bảy, không viết như kiểu viết văn, viết phải có một story và mình kể vể story đấy thật ngắn gọn xúc tích. Đừng có viết như viết tập làm văn là được :))
Đây là vòng quan trọng nhất trong quá trình đi Shuu.
Vòng này sẽ thường có 2 hoặc 3 thậm chị là 4 lượt phỏng vấn tùy vào từng công ty. Vòng cuối sẽ là 役員 hoặc các sếp lớn trong công ty phỏng vấn mình.
Ngay cả các bạn Nhật nói tiếng mẹ đẻ nhưng vẫn phải luyện phỏng vấn rất là nhiều, vậy thì đối với du học sinh bọn mình thì càng phải luyện nhiều hơn nữa.
Mình vẫn nhớ buổi đầu tiên mình tham gia lớp luyện phỏng vấn của bên Global, mình chẳng chuẩn bị gì hết, kết quả là mình không nói được gì ra hồn, nói thì lắp bắp nội dụng thì không logic. Ngay cả vài bạn học Waseda hay có bạn học Todai hôm đó, dù đã chuẩn bị ít nhiều rồi nhưng vẫn run, nói vẫn chưa được mượt mà tự tin—> Luyện phỏng vấn cực kì quan trọng. Mỗi ngày hãy bỏ khoảng 1-2h để luyện phỏng vấn.
Tham gia các lớp luyện phỏng vấn với trường, với bên giới thiệu việc làm sẽ giúp bạn tiến bộ hơn. Và theo mình, vì họ không quen biết gì nên sẽ có những đánh giá khách quan nhất.
Như chiều hôm thứ 2 mình phỏng vấn vòng cuối thì sáng hôm đó mình có đặt lịch để luyện phỏng vấn với trường, mình yêu cầu được phỏng vấn 深掘りhết sức có thể và đúng như mình nghĩ có một vài chỗ bị hỏi mà mình không ngờ đến. Sau đó mình đã ngay lập tức chuẩn bị thêm câu trả lời cho một số câu đó và đến chiều thì đã trúng 1 trong số đó.
Vì thế, không chỉ luyện phỏng vấn ở nhà 1 mình mà còn cần luyện với nhiều người khác nữa nha.
Luyện nhiều cũng giúp bạn bớt run hơn khi phỏng vấn thật.
Dưới đây là list các câu hỏi dễ bị hỏi khi phỏng vấn. Chuẩn bị tốt các câu này thì bạn đã nắm 50% thành công phỏng vấn rồi ( còn lại là tùy thuộc vào chất lượng câu trả lời và thần thái của bạn ^^)
Link tham khảo: https://shukatsu-mirai.com/archives/8085
Nếu bạn không tìm hiểu kĩ về công ty thì bạn sẽ không có những câu trả lời chất lượng cho phía nhà tuyển dụng thấy rằng: bạn thực sự muốn vào công ty họ, bạn đã tìm hiểu rất kĩ về công ty họ, bạn có mục tiêu rõ ràng khi vào công ty.
Ngoài đọc không thiếu 1 chữ các thông tin trên HP, thì nên search các news về công ty và ngành đó.
Ngoài ra bạn cần phải kenkyuu thêm các công ty đối thủ trong ngành và level ngang ngang nhau để so sánh điểm mạnh của mỗi công ty. Chắc chắn khi phỏng vấn người ta sẽ hỏi tại sao các công ty khác cũng abcxyz như công ty tôi mà bạn lại chọn công ty tôi vvv.
Công ty mà mình đỗ, mình tâm đắc nhất với câu trả lời về lý do mình chọn công ty và công việc mà mình muốn làm cũng như là các dự định trong tương lai của mình. Phần này mình thấy đọc 社員インタビュー記事 cũng khá có ích.
Cái này cũng khá là quan trọng ha.
Trả lời tự tin, rõ ràng, hakihaki, luôn nở nụ cười.
Chất lượng câu trả lời của bạn tốt nhưng bạn không lấy được thiện cảm với bên tuyển dụng thì cũng rất khó. Ngoài ra quá cứng nhắc, máy móc cũng sẽ khiến đối phương có cảm giác không thoải mái khi phỏng vấn.
Nhiều người đi thi, phỏng vấn về có review tại đây. Chúng ta có thể tham khảo ở 1 mức nhất định.
https://syukatsu-kaigi.jp/
https://www.nikki.ne.jp/
Theo mình nên nộp trên 20 công ty.
Mình được khuyên là đối với du học sinh như bọn mình thì nên nộp khoảng trên 30 công ty.
Vì không giống như các bạn Nhật, cho dù các công ty có tuyển người nước ngoài đi chăng nữa thì họ cũng lấy rất ít, chủ yếu vẫn là tuyển người Nhật nên để tăng cơ hội lên thì chúng ta phải nộp khá khá Entry lên nha.
Đừng để đến lúc hết hạn nộp rồi mới cuống lên. Nên nhớ càng về sau tỉ lệ đỗ sẽ càng thấp hơn vì thế nộp Entry muộn sẽ có nhiều rủi ro hơn.
Quả thực đi Shuu sẽ rất mệt mỏi, nhưng nó cũng sẽ là một kỷ niệm, một thử thách đáng nhớ trong cuộc đời của bạn.
Mình nộp trên 20 công ty và mình chỉ vào đến vòng phỏng vấn 6 công ty, vào đến vòng phỏng vấn cuối cùng là 2 công ty. Vì thế các bạn cũng đừng từ bỏ quá sớm. Chưa chắc chúng ta trượt vì chúng ta không có năng lực mà là vì chúng ta chưa phù hợp với công ty đó.
Đi Shuu ngoài năng lực, nỗ lực còn cần đến vài phần trăm may mắn và cái duyên đối với công ty nữa.
Không phải chúng ta cứ nỗ lực là may mắn sẽ đến nhưng nếu không nỗ lực thì chắc chắn gần như không có phần trăm cơ hội nào cho chúng ta.
Vì thế cứ nỗ lực đi rồi may mắn sẽ đến với bạn.
Chúc các bạn thành công!