Nhật Bản đang rất cần những kỹ sư xây dựng có trình độ chuyên môn để làm việc cho kịp tiến độ của các công trình xây dựng phục vụ thế vận hội Olympic sắp diễn ra vào năm 2020. Mặc dù nhu cầu cao là vậy nhưng khi nhắn đến 2 từ “xây dựng” lại khiến nhiều người lao động lo lắng về tính chất công việc. Vì vậy sau đây, GrowUpWork xin chia sẻ rõ hơn về đơn hàng kỹ sư xây dựng Nhật Bản để giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất.
Trong thông tin tuyển dụng của các đơn hàng kỹ sư xây dựng Nhật Bản có phần mô tả công việc nhưng lại không chi tiết, khiến bạn mơ hồ về công việc cụ thể thật sự là gì. Kỹ sư xây dựng Nhật Bản chỉ là một tên gọi chung, muốn hình dung công việc ra sao thì bạn phải biết đơn hàng đó thuộc ngành nghề nào. Hiện tại, các công ty Nhật tuyển dụng một số ngành như: dân dụng và công nghiệp, công trình quân sự, cầu đường, sân bay, công trình thủy lợi, công trình biển, tin học xây dựng, cơ khí xây dựng và đô thị.
Công việc của đa phần các kỹ sư đi Nhật ngành xây dựng sẽ là:
Hầu hết tất cả các hợp đồng của đơn hàng đi Nhật ngành kỹ sư xây dựng vẫn có thu nhập nhỉnh hơn so với các ngành nghề khác bởi đặc thù và tính chất công việc. Ở Nhật Bản bạn sẽ được trả mức lương cao gấp 3 - 5 lần Việt Nam. Mức lương cơ bản hàng tháng của kỹ sư xây dựng sẽ dao động khoảng 18 - 25 man/tháng chưa tính tăng ca.
Một điểm đặc biệt nữa là nếu bạn sợ công việc bị ảnh hưởng bởi thời tiết làm giảm lương thì các công ty Nhật sẽ bố trí cho bạn tăng ca để đảm bảo ngày công và thu nhập hàng tháng. Hoặc các công nhân có thể luân chuyển qua các khâu đoạn khác mà thời tiết không ảnh hưởng nhiều, nhưng nếu mưa nhiều ngày thì khó tránh khỏi phải nghỉ làm và đồng nghĩa với việc mức thu nhập sẽ giảm xuống.
Làm bất kỳ công việc gì cũng đều có những nỗi khổ, vất vả chứ không riêng gì ngành xây dựng, một ngành yêu cầu thể chất của người lao động cực kỳ cao. Nhưng so với Việt Nam, nhiều người nhìn nhận khi đến nước phát triển như Nhật Bản làm việc thì công việc cũng nhẹ nhàng hơn, tuy nhiên cũng không ít căng thẳng do người Nhật có tính kỷ luật cao.
Nhật bản có hệ thống máy móc hiện đại, công nghệ cao cùng với việc cải tiến phương thức làm việc. Vì vậy, người lao động sẽ được tiếp cận với các máy móc công nghệ cao, lĩnh hội cách làm việc chuyên nghiệp và sự nhạy bén của họ. Vì công việc đòi hỏi trao đổi nhiều nên bạn sẽ cải thiện được tiếng Nhật nhanh chóng, không gian làm việc ngoài trời tuy có gặp khó khăn về thời tiết nhưng lại dễ chịu hơn làm việc trong nhà xưởng dây chuyền sản xuất.
Sinh hoạt tại Nhật có khó khăn không? Câu trả lời chắc chắn là không. Nhiều người Việt đi du học hoặc XKLĐ Nhật Bản đều có ý định ở lại Nhật sinh sống thì hẳn bạn cũng đoán được môi trường sống tại Nhật được đánh giá cao như thế nào. Vấn đề chỗ ở và sinh hoạt là một ưu điểm hàng đầu của ngành xây dựng tại Nhật.
Nếu ngành xây dựng tại Việt Nam, công nhân thường phải dựng lều, lán ngay cạnh công trường để trông coi và sinh hoạt tại chỗ thì tại Nhật Bản, các xí nghiệp có trách nhiệm chọn nơi ở cho các công nhân, họ luôn phải đảm bảo điều kiện vệ sinh và đầy đủ tiện nghi cần thiết, nơi ở xa công trường và hàng ngày có xe đưa đón. Nếu thiếu một trong những yếu tố này và làm ảnh hưởng đến đời sống người lao động tức là xí nghiệp đã phạm luật tiếp nhận lao động.
Người Nhật hiểu được tầm quan trọng của ngành xây dựng hơn bất kỳ quốc gia nào khác trong khu vực vì họ thường xuyên phải hứng chịu những trận động đất lớn nhỏ hàng năm. Các đơn hàng tuyển kỹ sư xây dựng thường yêu cầu người lao động phải có tiếng Nhật tốt, đọc hiểu bản vẽ công trình và có thể làm tất cả mọi việc mà công nhân khác có thể làm.
Không có lý do gì khi những kỹ sư bậc cao tại Việt Nam và Nhật Bản cùng với hàng vạn người công nhân Nhật Bản có cái nhìn rất tốt về công việc họ đang làm thì nhiều lao động phổ thông khác lại coi thường ngành này.
Trước tiên, chúng ta phải biết địa điểm mà các kỹ sư xây dựng Nhật Bản làm việc mới có thể đánh giá môi trường làm việc có an toàn không. Đa phần, các kỹ sư xây dựng sẽ làm việc tại các doanh nghiệp xây dựng, địa điểm làm việc có thể là:
Như vậy, không phải tất cả môi trường làm việc xây dựng tại Nhật đều tiềm ẩn nguy hiểm. Nếu ở Việt Nam vấn đề an toàn lao động trong ngành xây dựng vẫn chưa được đảm bảo thì đối với Người Nhật, việc đảm bảo an toàn trong quá trình lao động là vấn đề ưu tiên hàng đầu. Các công cụ, máy móc được sử dụng trong ngành xây dựng, tất cả đều theo quy chuẩn an toàn thế giới, luôn có tuổi thọ và thời hạn sử dụng tối đa theo quy định.
Ngoài ra, người lao động đều được đóng bảo hiểm, đối với mỗi cá nhân khi gặp tai nạn liên quan đến tính mạng sẽ được nhận khoản tiền bảo hiểm từ 2.5 - 4 tỷ đồng. Vì vậy không xí nghiệp hoặc cơ quan chức năng nào dám để cho người lao động của mình rơi vào tình trạng không an toàn.
Mục đích chính của các lao động sang Nhật làm việc đó là cải thiện thu nhập nên vấn đề có được kiếm thêm việc làm tại Nhật khác ngoài công việc chính không rất được quan tâm. Nhưng khi trở thành một kỹ sư xây dựng tại Nhật thì bạn sẽ không có nhiều thời gian đi làm thêm, không phải vì công việc chiếm nhiều thời gian mà vì công việc này thường nặng nhọc hơn, mang lại sự mệt mỏi nhiều hơn. Sau giờ làm có lẽ bạn sẽ cần thời gian để nghỉ ngơi. Tuy nhiên, vẫn có một số ít người lao động tận dụng các ngày nghỉ và ngày lễ để đi làm thêm.
Hiểu được tâm lý này nên nhiều công ty Nhật cũng tạo điều kiện cho lao động Việt được làm tăng ca tối thiểu khoảng 40 giờ/tháng để giúp họ có thêm thu nhập.
Và đó là 7 đặc trưng chính của nghề kỹ sư xây dựng, vậy chắc hẳn bạn đã có cho mình những đánh giá nhất định về đơn hàng đi Nhật này so với các cơ hội công việc khác. Điểm quan trọng nhất vẫn nằm ở mong muốn, mơ ước thực sự của bạn. Nếu có niềm đam mê trong một lĩnh vực nào đó, thì chính nó sẽ là động lực đưa bạn đến với quyết định sự nghiệp và vượt qua những khó khăn! GrowUpWork chúc bạn thành công.