Trong những năm gần đây, lượng người nước đến Nhật Bản ngày càng tăng. Do chính sách mở rộng hợp tác của chính phủ Nhật Bản với quốc tế . Riêng số người Việt Nam đến Nhật làm việc tăng hơn 30% mỗi năm.
Để đi Nhật, đầu tiên bạn cần phải làm thủ tục Visa, vậy có bao nhiêu loại visa đi Nhật và làm visa này có khó không?
Thật ra làm Visa đi Nhật không khó khi bạn nắm kỹ các thông tin về cách thức thủ tục và xác định rõ mục đích của mình. Thật vậy, chúng ta có hẳn 5 loại visa chính như một giấy thông hành khi cập bến sứ xở mặt trời mọc tương ứng với 5 kiểu lí do chính khi bạn muốn sang Nhật
Thời hạn lưu trú của Visa này tối đa 90 ngày,
Trong thời gian này, bạn cần mang theo hộ chiếu bên mình
Ngoài ra theo luật, khi lưu trú theo visa tạm thời bạn không được phép tổ chức hoặc tham gia các hoạt động kinh doanh. Song, bạn lại có thể tham gia các khóa học ngắn hạn ở các trường dạy tiếng Nhật.
Đây là visa đặc biệt từ Đại sứ quán hoặc lãnh sự quán Nhật cấp, thường có thời hạn trong vòng 1 đến 3 năm (Một số dạng trình độ cao đặc biệt có thể lên tới 5 năm hoặc vô thời hạn).
Do thị trường lao động rất đa dạng và phong phú nên visa này tiếp tục được phân làm 12 loại hình dựa trên lĩnh vực, ngành nghề lao động ví dụ như giáo viên, kỹ sư, dịch vụ, kỹ thuật, lao động phổ thông, thực tập sinh, kỹ năng đặc định…
Nếu hiện tại bạn đang làm việc tại Nhật nhưng lại muốn chuyển đổi ngành nghề (không cùng lĩnh vực) thì cũng cần phải thay đổi visa.
Đặc biệt, khi bạn được giới thiệu việc làm bởi GrowUpWork thì bạn không cần phải làm bất cứ thủ tục tục visa nào do đã được phía Công ty nhận bạn làm giúp với Visa lao động tại Nhật diện kỹ sư (với rất nhiều lợi ích và cơ hội phát triển).
►Xem thêm: Visa kỹ sư Nhật Bản là gì? điều kiện cấp và thời hạn lưu trú?
►Xem thêm: Các cơ hội việc làm mới nhất tại GrowUpWork
Để làm thủ tục visa du học các bạn cần phải có xác nhận của trường sẽ học tại Nhật. Đồng thời, bạn phải chứng minh đủ khả năng tài chính bằng cách khai số dư trong tài khoản Ngân hàng
Tương tự như lao động visa du học cũng được chia làm các loại dựa trên chương trình đào tạo. Trong đó, visa du học trước đại học, đại học và chương trình trao đổi văn hóa là 3 loại khá phổ biến. Riêng các khóa học ngắn hạn tại các trường tiếng Nhật thì bạn không cần làm visa này mà chỉ cần làm visa tam thời (visa công tác, du lịch)
Tùy vào chương trình đào tạo tại trường bạn sẽ theo học sẽ có thời gian khác nhau nhưng hạn của visa loại này sẽ kéo dài trong 3 tháng đến 4 năm.
Theo luật đối với visa này, du học sinh không được làm việc nhận lương, trừ các trường hợp được cấp phép của Cục xuất nhập cảnh ở Nhật với giới hạn giời làm việc không quá 28 giờ 1 tuần.
2 loại này được gộp chung vì có thể gia hạn visa hoặc được cấp theo kỳ hạn 6 tháng lên đến 5 năm.
Riêng đối với visa vợ chồng, thì người được cấp visa loại này kết hôn với người mang quốc tịch Nhật Bản hoặc với người đã có visa vĩnh trú tại Nhật. Người được cấp visa loại này được phép tham gia hoạt động kinh doanh, mua bán.
Còn đối với visa người phụ thuộc (được người thân có vợ/chồng mang quốc tịch Nhật hay người có visa vĩnh trú bảo lãnh). Khác với visa vợ chồng thì người phụ thuộc nếu muốn kinh doanh buôn bán phải xin cấp phép tại cục xuất nhập cảnh với thời gian làm việc giới hạn.
Đây là visa dành riêng cho người nước ngoài muốn đến Nhật để chữa bệnh và được cấp thị thực nhiều lần tùy theo tình trạng bệnh lý và nhu cầu thực sự của người bệnh với thời hạn mỗi lần cấp dưới 90 ngày.
Yêu cầu để được cấp visa này phải xuất trình Kế hoạch chữa bệnh chi tiết khi đến Nhật hay được người bảo lãnh.
Phía Nhật cũng hỗ trợ cho phép người trong gia đình đi theo để chăm sóc, được cấp visa lưu trú y tế và dĩ nhiên cũng không được phép hoạt động kinh doanh hoặc lao động tính lương, 6 tháng là thời hạn tối đa mà người chăm sóc có thể ở lại Nhật nhưng kì hạn visa có thể kéo dài đến 3 năm, nghĩa là bạn phải quay về nước 1 lần sau 6 tháng và trở lại nếu người bệnh cần chăm sóc và còn trong kỳ hạn 3 năm của visa