Những thủ tục cần làm của du học sinh mới qua Nhật

Sau những tháng ngày dài chuẩn bị và chờ đợi, cuối cùng bạn cũng đã hạ cánh và đặt chân lên xứ sở mặt trời mọc, bạn không biết mình phải bắt đầu như thế nào? Vậy hôm nay mình sẽ chia sẻ kinh nghiệm về những thủ tục cần làm dành cho các bạn du học sinh mới qua Nhật, theo dõi nhé!

Những thủ tục cần làm của du học sinh mới qua Nhật
Những thủ tục cần làm của du học sinh mới qua Nhật

Khác với thực tập sinh và du học diện asahi hay kỹ sư,... thì đối với những du học sinh tự túc thì thời gian đầu mới qua sẽ vất vả hơn 1 xíu, các bạn phải tự tìm hiểu những thủ tục cần làm và tự đăng ký tất cả mọi thứ. Cụ thể cho các du học sinh mới qua Nhật phải làm những gì thì hãy tham khảo bài viết bên dưới đây của chúng tôi nhé!

Ở thời điểm hiện tại, các bạn sẽ phải trải qua 14 ngày cách ly theo dõi tình hình covid 19, sau đó thì sẽ được đưa về ký túc xá của trường, sau đó thì tự làm những việc của mình để bắt đầu 1 cuộc sống mới ở Nhật.

Các thủ tục cần đăng ký đối với du học sinh mới qua Nhật

Sau khi nhập cảnh bạn được nhận lại thẻ gai (在留カード) - Đây là thẻ xác nhận tư cách lưu trú của bạn. Tuy nhiên, để được lưu trú hợp pháp thì sau khi nhận phòng ký túc bạn phải ra Shi (市 ) hoặc Ku (区) để đăng ký địa chỉ.

Về vấn đề này mình nghĩ các bạn nên tìm gặp 1 senpai ở cùng ký túc xá hoặc tìm gặp người phiên dịch Việt Nam ở trường tiếng nhật của mình và nhờ anh/chị ấy dẫn đi đăng ký địa chỉ, bạn không thể tự mình đi được vì bạn chưa quen đường, tiếng Nhật chưa được ổn. Hồi đó mình cũng vậy. 

Lúc bạn được dẫn đi đăng ký địa chỉ nhớ nhắc người chỉ dẫn đăng ký bảo hiểm và xin thẻ my number cho mình luôn nhé. 

1. Đăng ký địa chỉ?

Địa chỉ thường trú ở Nhật rất quan trọng, khi bạn xin đăng ký địa chỉ bạn sẽ được chấp thuận cho bạn được làm thêm 28h/tuần ở Nhật. Hơn nữa, khi bạn xin việc người ta sẽ hỏi địa chỉ nhà bạn ở đâu, xa hay gần công ty, không có địa chỉ bạn sẽ không được nhận làm việc.

Ngoài ra, tất cả mọi sổ, thẻ, giấy tờ, hóa đơn thanh toán, mua sắm online và các hoạt động của bạn đều liên quan tới địa chỉ nhà, nếu bạn không đăng ký địa chỉ người ta sẽ không thể gửi tới nhà cho bạn được.

Thẻ gai được đăng ký địa chỉ và chứng nhận được làm thêm 28h/tuần

2. Đăng ký bảo hiểm?

Du học sinh mới qua Nhật đều phải đăng ký tham gia bảo hiểm vì bảo hiểm cũng quan trọng chẳng khác gì thẻ gai đâu. Nó gắn liền với bạn trong suốt hành trình sống, học tập và làm việc ở Nhật.

Bảo hiểm - Tiếng Nhật gọi là hoken-shou (保険証) dùng để giảm các các dịch vụ khám chữa bệnh lên tới 70% (trường hợp liên quan tới thẩm mỹ thì không được áp dụng bảo hiểm). 

Ngoài ra, nếu các bạn xin làm những công việc có sử dụng bảo hộ hoặc việc dễ gặp tai nạn như (yamato, sagawa,...) thì người ta đều yêu cầu bạn phải có bảo hiểm. Hơn nữa, thẻ bảo hiểm đôi lúc có thể thay thế được thẻ gai trong những trường hợp xác nhận danh tính, độ tuổi.

Lưu ý: Sau khi đăng ký bảo hiểm, hàng tháng bạn sẽ được gửi hóa đơn thanh toán về hòm thư nhà mình, bạn nên thường xuyên kiểm tra hòm thư nhé, nếu thấy hóa đơn thì mang ra combini (seven, lawson, family mart)  gần nhà nhất để đóng, đừng để dồn hóa đơn nhé vì 1 năm sẽ đổi bảo hiểm 1 lần và bạn sẽ hối hận khi ôm 1 cục tiền đi đóng để xin bảo hiểm mới.

Và bảo hiểm của những năm sau sẽ cao hơn với năm đầu tiên, do đó năm thứ 2 bạn đi xin bảo hiểm xong nhớ ra Shi/Ku để xin giảm thấp nhất có thể nhé. 

3. Làm Thẻ my number?

Du học sinh mới qua Nhật cần phải đăng ký luôn thẻ my number (マイナンバーカード) - đây là loại thẻ chưa mã số cá nhân gồm 12 số, nó cũng được dùng để xác nhận danh tính và độ tuổi cũng như tư cách lưu trú của bản thân. Hơn nữa, có rất nhiều công ty, cửa hàng đều yêu cầu phải có my number khi tuyển dụng. 

Lưu ý: Tuyệt đối không để người ngoài biết mã số my number, càng không được cho bất kỳ ai mượn. Nếu lỡ làm mất phải trình báo và làm thẻ mới, tránh trường hợp bị rò rỉ thông tin cá nhân tạo điều kiện cho kẻ xấu làm bậy. 

Làm thẻ my Number tại Nhật
Làm thẻ my Number tại Nhật 

4. Làm con dấu cá nhân

Con dấu hay còn gọi là inkan (印鑑) - Nó thay thế cho chữ ký của bản thân trong suốt quá trình học tập, làm việc, sinh sống tại Nhật. Bạn có thể làm ở Việt nam mang qua hoặc đăng ký tại trường tiếng. Thường ở gần các nhà ga lớn đều có chỗ làm con dấu ở tầng hầm.  

Lưu ý: Tránh làm con dấu in bằng cao su nhé, con dấu cao su sẽ không được chấp nhận khi làm sổ thẻ ngân hàng đâu, tốt nhất bạn cứ làm con dấu gỗ đơn giản bình thường là được. Trước mình có làm 1 con dấu cao su ở Việt Nam mang qua và bị từ chối khi đi làm thẻ ngân hàng đấy ạ. 

Du học sinh mới qua Nhật phải làm con dấu
Du học sinh mới qua Nhật phải làm con dấu

5. Đăng ký mở tài khoản ngân hàng

Các du học sinh mới qua Nhật thì phải làm con dấu trước rồi mới được phép làm sổ thẻ ngân hàng nhé. Thường các bạn mới qua chỉ có thể làm thẻ ngân hàng yucho (ゆうちょ銀行) hoặc các thẻ như: yokohama, Mizuho, Resona. 

Riêng các thẻ của UFJ, SMBC thì yêu cầu bạn phải ở Nhật trên 6 tháng mới được làm, trừ trường hợp bạn được công ty nơi bạn làm việc bảo lãnh thì có thể làm trước 6 tháng

Lưu ý: Khi đi làm sổ thẻ ngân hàng nhớ mang đầy đủ con dấu, thẻ gai, hộ chiếu, thẻ học sinh nhé. Bạn phải làm được sổ thẻ ngân hàng mới có thể xin được việc làm thêm (arubaito) vì ở Nhật hầu hết tất cả các công ty hay cửa hàng lớn bé đều trả lương qua thẻ và muốn đăng ký điện thoại - sim - wifi hay thuê nhà các thứ đều cần dùng thẻ ngân hàng. 

6. Đăng ký sim điện thoại

Khác hẳn với Việt Nam, ở Nhật không được mua sim điện thoại tràn lan, cũng không sử dụng Card điện thoại, tiền điện thoại và tiền mạng hàng tháng sẽ được nhà mạng mà bạn đăng ký sử dụng gửi hóa đơn về nhà  cho bạn mang ra combini đóng. 

Chọn nhà mạng:

Theo như mình biết, ở Nhật có 3 nhà mạng lớn: Au, Docomo và Softbank và có nhà mạng con của Au là Uq chủ yếu tập trung ở các tòa nhà, trung tâm mua sắm gần ga tàu.
Số lượng sim được dùng: Mỗi người chỉ được đăng ký 1 sim điện thoại và 1 điện thoại (trường hợp trả góp) và sử dụng 1 nhà mạng duy nhất, nếu muốn chuyển mạng bạn phải đợi kết thúc hợp đồng, nếu cắt ngang sẽ phải bồi thường hợp đồng đấy. 

Cách đăng ký sim điện thoại:

Bạn chỉ cần mang thẻ gai, con dấu, sổ thẻ ngân hàng tới nhà mạng mình muốn để đăng ký, nếu không giỏi tiếng hãy nhờ 1 senpai đáng tin cậy hoặc phiên dịch ở trường để được dẫn đi đăng ký. Tuyệt đối đừng tin người khác nhé, đặc biệt các bạn Việt Nam làm bên dịch vụ hỗ trợ đăng ký điện thoại, vì tin họ bạn sẽ gặp 1 cú lừa ngoạn mục đấy.

Theo kinh nghiệm của bản thân, trước đây mình mới qua Nhật cũng ngu ngơ lắm, được 1 bạn cùng trường giới thiệu cho 1 anh chuyên làm bên dịch vụ đăng ký, nâng cấp điện thoại, wifi. Mình cũng tin người lắm, nên cũng nhờ vả giúp đỡ, và anh đó cũng dẫn mình đi đăng ký điện thoại, lấy phí của mình 10.000 yên (2 triệu vnd), sau đó thì anh đó dùng thông tin của mình đăng ký tai nghe, wifi cầm tay các thứ mà mình chẳng hề hay biết.

Tới cuối tháng nhận hóa đơn thanh toán điện thoại mình mới tá hỏa thì lúc đó tìm người không thấy nữa rồi. Không những điện thoại, vấn đề wifi cũng vậy nhé, các bạn nên tự mình đăng ký hoặc nhờ giáo viên, phiên dịch trong trường dẫn đi đăng ký. 

Kết luận

Trên đây, mình có tổng hợp cơ bản những việc cần làm đối với những du học sinh mới qua Nhật trong những ngày đầu, sau này mình sẽ chia sẻ nhiều hơn về cuộc sống, công việc và học tập. Các bạn theo dõi các bài viết của mình nhé. Còn những vấn đề về đăng ký sử dụng điện, nước, ga thig thời gian đầu bạn ở ký túc nên chưa cần thiết, bài sau mình sẽ hướng dẫn về vấn đề này sau. Đón xem nhé!


tac-gia

Về tác giả:

Nguyễn Thu Hoài 

"Xin chào các bạn độc giả, mình là Hoài Nhi! Mình đã rất may mắn được du học 4 năm ở Nhật Bản, hy vọng rằng những kinh nghiệm ít ỏi mà mình đã trải nghiệm, chứng kiến và tích lũy trên đây có thể mang lại cho các bạn những thông tin hữu ích giúp các bạn yên tâm với hành trang chuẩn bị đến với xứ sở đất nước mặt trời mọc. Chúc các bạn may mắn và thành công!"

 

 

 


Tin tức liên quan

Bài toán tiết kiệm chi tiêu của một du học sinh tại Nhật

News|2022-02-07
Tiết kiệm chi tiêu luôn là mối quan tâm hàng đầu của rất nhiều du học sinh khi sang Nhật. Đặc biệt, tại các thành phố lớn có mức đời sống cao như Tokyo!

Những lưu ý cần biết khi thuê nhà tại Nhật

News|2021-08-30
Nơi ở là nhu cầu quan trọng ở bất cứ đâu! Chia sẻ những kiến thức cần thiết khi thuê nhà tại Nhật để tránh phát sinh phiền toái trong quá trình sinh sống tại Nhật!

Chia sẻ của thực tập sinh về cuộc sống ở Nhật Bản

News|2021-08-24
Chia sẻ kinh nghiệm sống, làm việc và những khó khăn qua góc nhìn của một đại diện thực tập sinh tại Nhật!

Những hành động bình thường tại Việt Nam, phạm pháp tại Nhật

News|2021-08-23
Chia sẻ những hành động ở Việt Nam là bình thường nhưng lại phạm pháp tại Nhật mà nhiều người Việt Nam dễ mắc phải dẫn đến gặp rắc rối với pháp luật khi sang Nhật!

Sự thú vị tại ẩm thực Nhật Bản

News|2021-08-20
Hơn cả những gì bạn biết về sushi! Tìm hiểu thêm về một số món ăn ẩm thực độc đáo khác mang đậm phong cách ẩm thực Nhật Bản tại đây nhé!

Những đặc trưng tâm lý của người Nhật trong giao tiếp

News|2021-08-20
Những đặc trưng tâm lý của người Nhật mà các bạn đang là du học sinh, thực tập sinh cần phải biết để việc chung sống với người Nhật dễ dàng hơn.