Bắt đầu bùng nổ từ năm 2004 khi Facebook ra đời, mạng xã hội đã nhanh chóng phát triển không ngừng. Cho tới nay, các trang mạng xã hội đã len lỏi tới mọi nơi trên thế giới và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống nhiều người. Tuy nhiên tất cả Social Network đang có dấu hiệu đi xuống. Vậy 5 mạng xã hội lớn nhất thế giới hiện nay là gì? Tại sao các MXH này lại trở nên chật vật? Liệu đây có phải là dấu hiệu cho thấy Social Network đang hết thời?
Mặc dù vẫn tiếp tục có sự tăng trưởng nhưng không thể phủ nhận rằng các mạng xã hội đang gặp những vấn đề riêng. Thậm chí có những Social Network đã bị suy giảm về lượng người truy cập và sử dụng.
Facebook và WhatsApp gần như là 2 ứng dụng duy nhất vẫn còn giữ được sự tăng trưởng lượng người dùng. Tuy nhiên, con số nhận được cũng không quá tốt như trước. Theo thống kê, vào cuối năm 2023 thì con số người dùng mà Facebook đạt được có thể chỉ nằm ở mức 3,2 tỷ người dùng.
Ngoại trừ Tiktok vừa mới ra mắt và bùng nổ thời gian gần đây thì Youtube và Instagram đều đã cho thấy dấu hiệu của sự đi xuống. Có những thời điểm mạng xã hội chia sẻ video Youtube nhận định chỉ còn 2 tỷ người dùng mỗi tháng.
Tất cả những thống kê trên cho thấy mạng xã hội đang có xu hướng chững lại hoặc đi xuống về lượng truy cập hàng tháng. Tuy nhiên, con số suy giảm là không đáng kể.
Trong tương lai, các mạng xã hội như Facebook, Tiktok, WhatsApp dự kiến vẫn sẽ có sự tăng trưởng. Tuy vậy, điều này là không chắc chắn. Cơ hội phát triển còn phụ thuộc vào xu hướng thị trường, sự cạnh tranh từ các MXH khác hoặc chính sách của chính MXH đó.
Mặc dù vẫn đóng một vai trò quan trọng trong xã hội toàn cầu nhưng không phủ nhận sự đi xuống của các mạng xã hội. Trong thời gian tới các mạng xã hội này sẽ vẫn tiếp tục gặp nhiều khó khăn bởi các nguyên nhân sau:
Để nói về việc tăng trưởng người dùng thì chúng ta có thể lấy ví dụ từ Facebook.
Mạng xã hội này bắt đầu ra mắt vào năm 2004 và bắt đầu mở rộng đối tượng người dùng vào năm 2005. Thời điểm này, Facebook mới chỉ có 5,5 triệu người dùng. Tuy nhiên, chỉ 1 năm sau đó số lượng đã tăng lên 12 triệu và 50 triệu người vào năm 2007.
Năm 2017, Facebook đạt tới con số kỷ lục 2 tỷ người dùng. Tuy nhiên đó cũng là giai đoạn bắt đầu cho sự đi xuống. Hầu hết mọi khu vực trên thế giới đều đã phổ biến mạng xã hội này. Do đó sự tăng trưởng người dùng mới trở nên ít dần.
Điều này cho thấy hiện nay hầu như 5 mạng xã hội lớn nhất thế giới đều đã rất phổ biến. Do đó lượng người dùng mới sẽ không còn sự tăng trưởng như thời kỳ vừa mới ra mắt.
Room 02, Floor 12A, Viet A Building, No. 9 Duy Tan, Dich Vong Hau Ward, Cau Giay District, Hanoi City
Web Developer, PHP Developer, Ruby on rails Developer
Tầng 6, Tòa nhà Ocean Park, 1 Dào Duy Anh, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Frontend Developer, ReactJS, NextJS, NodeJS
Sự bùng nổ của mạng xã hội cũng đi liền với sự cạnh tranh. Một miếng bánh ngon sẽ không bao giờ chỉ dành cho một vài người.
Sự phát triển của công nghệ trên thế giới là rất nhanh chóng. Kể cả những kỷ nguyên tưởng chừng như là độc tôn thế giới như Yahoo, Nokia,...cũng dần đi vào sự quên lãng. Sự cạnh tranh chính là yếu tố để xã hội phát triển nhưng cũng là thách thức với mọi doanh nghiệp.
Sự phát triển của Tiktok chính là một minh chứng rõ ràng nhất. Đây cũng là nền tảng chia sẻ video nhưng có sự thu hút. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới các nền tảng khác, đặc biệt là Youtube.
Càng ngày nội dung trên 5 mạng xã hội lớn nhất thế giới càng trở nên đa dạng. Không đơn thuần chỉ là giải trí mà còn liên quan tới nghệ thuật, chính trí,....Và một vấn đề quan trọng khác được chú ý đó là thông tin, bảo mật cá nhân.
Vào năm 2018 Facebook đã vướng vào một loạt các bê bối làm rò rỉ thông tin khách hàng. Cáo buộc đầu tiên được Liên Hợp Quốc dành cho Facebook là vào ngày 12/03/2018. Họ bị cho rằng đã lan truyền nội dung thù địch tại Myanmar.
Mọi chuyện càng trở nên tồi tệ hơn khi Facebook đã bị lấy cắp 87 triệu thông tin người dùng bởi Cambridge Analytica. Thậm chí, ngày 26/3/2018 Facebook còn thừa nhận đã âm thầm thu thập lịch sử tin nhắn, cuộc gọi trên Messenger.
Đây chỉ là một ví dụ về các vấn đề bảo mật mà mạng xã hội gặp phải trong quá trình vận hành. Lượng thông tin là vô cùng lớn và nếu không kiểm duyệt chặt chẽ thì thậm chí nó còn có thể ảnh hưởng tới các vấn đề chính trị.
Các Quốc gia trên thế giới cũng trở nên khắt khe hơn trong việc kiểm duyệt thông tin. Không chỉ là bản quyền sáng tạo mà thuần phong mỹ tục, chủ quyền đất nước, tôn giáo,...cũng trở nên rất nhạy cảm.
Việc phát triển nội dung trên 5 mạng xã hội lớn nhất thế giới này hiện nay là rất đơn giản. Đây là không gian mở mà bất kỳ ai cũng có thể sáng tạo nội dung.
Tuy nhiên, các nội dung này càng ngày đang càng có sự bão hòa. Người dùng nếu muốn tạo ra điểm nhấn thì cần phải có sự khác biệt.
Ngoài ra, việc có quá nhiều lựa chọn khiến cho người dùng cũng trở nên khó gắn bó lâu với một mạng xã hội riêng. Đó cũng là thách thức cho các Social Network cần cản thiện và làm mới mình để thu hút người dùng.
Tuyệt đối không. Mạng xã hội đã là một phần quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống của mọi người trên toàn thế giới.
Sự phát triển vẫn sẽ không ngừng tại 5 mạng xã hội lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, mỗi Social Network sẽ không còn có sự phát triển vượt bậc như trước đây. Quá trình này sẽ được chia ra cho nhiều MXH khác nhau.
Thậm chí, các mạng xã hội lớn còn đang chuẩn bị cho bước đột phá mới - công nghệ thực tế ảo (Virtual Reality).
Facebook, Snapchat, Tiktok, Twitter đều đã có những bước chuẩn bị để giúp người dùng có thể tương tác trực tiếp với nhau trên môi trường ảo. Hứa hẹn trong tương lai, mọi người có thể làm mọi thứ trên mạng xã hội giống đời thực. Đó sẽ là bước đột phá tiếp theo của công nghệ và xã hội.
5 mạng xã hội lớn nhất thế giới đang cho thấy những bước phát triển chậm lại. Rõ ràng các nền tảng mạng xã hội đang gặp khá nhiều khó khăn. Điều này đến từ chính sách riêng, bảo mật, sự cạnh tranh,...Tuy nhiên chắc chắn đây vẫn là một yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống chúng ta.