Khi thương mại và lưu trữ dữ liệu ngày càng chuyển dần sang cloud, các tổ chức ngày càng yêu cầu các hệ thống bảo mật thông tin mạnh mẽ. Do đó, các kỹ sư IT Security có thể làm việc trong nhiều ngành khác nhau, chẳng hạn như thiết kế, sản xuất hệ thống máy tính, bảo hiểm, tài chính và giáo dục. Trong bài viết này, sẽ giới thiệu kỹ sư IT Security là làm gì? Và đây có phải là nghề không bao giờ lỗi thời?.
Các kỹ sư IT Security phát triển và giám sát các hệ thống bảo mật dữ liệu và công nghệ để giúp ngăn chặn các vi phạm và rò rỉ liên quan đến tội phạm mạng. Các chức danh thay thế cho nghề nghiệp này bao gồm Kỹ sư đảm bảo thông tin (information assurance engineer), Kỹ sư bảo mật hệ thống thông tin (information systems security engineer) và Kỹ sư bảo mật thông tin (information security engineer).
Các công ty có thể kết hợp vai trò IT Security với vai trò của nhà phân tích bảo mật (Security Analyst), nhưng những vị trí này thường tập trung vào những thứ khác nhau.
Các nhà phân tích bảo mật xác định các điểm yếu an ninh mạng, trong khi các kỹ sư IT Security xây dựng các hệ thống, chẳng hạn như tường lửa và hệ thống phát hiện xâm nhập, để bảo vệ trước các cuộc tấn công hoặc rò rỉ.
Các kỹ sư IT Security giữ cho dữ liệu nhạy cảm an toàn trước các vi phạm, tấn công và rò rỉ. Các chuyên gia này bảo vệ dữ liệu, danh tiếng và tài chính của tổ chức bằng cách bảo mật thông tin khách hàng, hồ sơ tài chính và thông tin bí mật khác.
Để đạt được mục tiêu này, họ thường làm việc với một nhóm các chuyên gia an ninh mạng khác, bao gồm người kiểm tra thâm nhập, nhà phân tích bảo mật và nhà IT Manager.
Họ phát hiện, điều tra và ngăn chặn các cuộc tấn công. Họ giải quyết các vấn đề với công nghệ như phần mềm và thiết bị CNTT. Cụ thể, các kỹ sư bảo mật cài đặt tường lửa, triển khai hệ thống phát hiện vi phạm và làm việc với các chuyên gia khác để giải quyết các vấn đề liên quan đến bảo mật. Họ cũng tiến hành đánh giá, kiểm tra hệ thống bảo mật và phân tích rủi ro. Họ báo cáo những phát hiện của mình và đưa ra các khuyến nghị cho các giám đốc điều hành của công ty.
Những Kỹ sư IT Security thường phải đối mặt với những thách thức khó khăn vì các công cụ và chiến thuật được sử dụng để thực hiện công việc thay đổi liên tục. Tội phạm mạng ngày càng phát triển tinh vi và các mối đe dọa nội bộ nhân lên khi nhân viên xử lý các hệ thống bảo mật phức tạp. Do đó, các kỹ sư phải đối mặt với một cuộc đấu tranh liên tục để giữ an toàn cho dữ liệu trong khi gắn kết nhận thức của những nhân viên không có chuyên môn và hiểu biết nhiều về bảo mật.
Khi bắt đầu sự nghiệp của mình, các kỹ sư IT Security có thể xây dựng hệ thống cho các công ty nhỏ hoặc hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, khi họ thành thạo trong vai trò của mình, những chuyên gia này có thể duy trì các công việc và kỹ thuật bảo mật của tổ chức hoặc kiểm tra sức mạnh và độ bền bảo mật của các chương trình khác bằng cách cố gắng thử phá các kỹ thuật của họ.
Các kỹ sư có kỹ năng lãnh đạo và quản lý đặc biệt có thể chuyển sang làm IT Security Manager hoặc Chief information security officer (CISO). Danh sách các kỹ năng chính sau đây trình bày chi tiết các đặc điểm có thể ảnh hưởng đến sự thành công với tư cách là một kỹ sư bảo mật.
Có nhiều lĩnh vực khác nhau trong IT Security. Bạn có thể chuyên về một trong những lĩnh vực này hoặc một số lĩnh vực này nếu bạn muốn. Chúng bao gồm:
Làm việc với một nhóm các kỹ sư IT Security khác, cùng nhau phát triển các giao thức giúp các công ty luôn cập nhật các nhu cầu bảo mật của họ. Các kỹ sư giúp lập kế hoạch và tạo các chính sách bảo mật để ngăn chặn các hành vi vi phạm và xâm nhập.
Các kỹ sư an ninh mạng chạy các bài kiểm tra và mô phỏng để xác định lỗ hổng bảo mật của công ty. Thường xuyên kiểm tra và thử nghiệm tường lửa và công nghệ mã hóa dữ liệu giúp các kỹ sư biết khi nào một thành phần của hệ thống bảo mật cần sửa chữa hoặc thay thế.
Các kỹ sư bảo mật thường triển khai phần mềm và phần cứng bảo mật mới. Các chuyên gia này cũng thực hiện các chính sách hiện tại của công ty và làm việc với các nhóm an ninh mạng để xác định những nâng cấp công nghệ nào mà công ty nên xem xét.
Hệ thống an ninh cần được bảo trì thường xuyên, và đôi khi chúng bị hỏng, cần sửa chữa hoặc thay thế. Các kỹ sư chịu trách nhiệm giữ cho các hệ thống hoạt động và phục hồi chúng khi chúng bị lỗi.
Các kỹ sư bảo mật xác định nguyên nhân gốc rễ của bất kỳ vi phạm bảo mật nào. Họ cũng tạo ra các báo cáo về những phát hiện của họ và tổ chức các bài thuyết trình cho ban giám đốc công ty về cách cải thiện bảo mật sau khi vi phạm.
Là một chuyên gia an ninh mạng, việc giải quyết vấn đề sẽ đóng một vai trò quan trọng trong công việc hàng ngày của bạn. Những người trong lĩnh vực này cần phải tìm ra những cách thức sáng tạo để tiếp nhận và giải quyết những thách thức phức tạp về an ninh thông tin trên nhiều loại công nghệ và môi trường kỹ thuật số hiện có và mới nổi.
Như tên của nó, IT Security là một lĩnh vực tập trung vào công nghệ: bạn có thể sẽ được giao các trách nhiệm như khắc phục sự cố, bảo trì và cập nhật hệ thống bảo mật thông tin; thực hiện giám sát mạng liên tục; và cung cấp các giải pháp bảo mật thời gian thực. Hiểu biết về công nghệ là điều cần thiết để thực hiện các hoạt động hàng ngày của một chuyên gia an ninh mạng.
An ninh mạng không chỉ giới hạn ở máy tính: bạn sẽ cần phải thoải mái khi làm việc trên nhiều hệ điều hành, hệ thống máy tính, thiết bị di động, mạng đám mây và mạng không dây - và luôn cập nhật những cải tiến trong lĩnh vực này cho tất cả phạm trù trên.
Để có thể bảo vệ một tổ chức chống lại các tấn công mạng và công nghệ đòi hỏi bạn phải hết sức cảnh giác và có định hướng chi tiết, để có thể phát hiện hiệu quả các lỗ hổng và rủi ro. Bạn sẽ muốn chịu trách nhiệm giám sát liên tục và sẽ cần có khả năng nhanh chóng xác định các mối quan tâm và đưa ra các giải pháp bảo mật thời gian thực để giải quyết chúng.
Là một kỹ sư IT Security, bạn sẽ làm việc chặt chẽ với các cá nhân ở các vai trò và bộ phận khác, và điều quan trọng là có thể giao tiếp và giải thích chính xác những phát hiện, mối quan tâm và giải pháp của bạn cho những người khác. Điều quan trọng là có thể nói rõ ràng và ngắn gọn về chiến lược và chính sách bảo mật, cũng như có thể truyền đạt thông tin kỹ thuật cho các cá nhân ở các mức độ hiểu biết kỹ thuật khác nhau.
Mặc dù Thám tử máy tính (Computer Forensics) và IT Security là hai lĩnh vực riêng biệt nhưng chúng có liên quan chặt chẽ với nhau - và việc có nền tảng về Computer Forensics có thể giúp bạn rất nhiều trong sự nghiệp làm kỹ sư IT Security. Để có thể bảo vệ hiệu quả tài sản kỹ thuật số của tổ chức và ngăn chặn vi phạm bảo mật, bạn cần phải hiểu rõ điều gì sẽ xảy ra nếu nỗ lực của bạn không thành công và cách phục hồi dữ liệu bị xâm phạm. Hầu hết các chương trình cấp bằng về an ninh mạng sẽ có thêm phần Computer Forensics vì lý do này.
Như với bất kỳ lĩnh vực kỹ thuật nào, IT Security luôn thay đổi nhanh chóng. Bất kỳ ai làm việc trong lĩnh vực này sẽ cần phải cam kết cập nhật các phương pháp hay nhất và các xu hướng mới nổi của ngành, đồng thời cần phải học hỏi và tự đào tạo - cả trong và ngoài giờ.
Để nhiệm vụ bảo mật hiệu quả và đảm bảo an ninh của infrastructure trong tổ chức, bạn sẽ cần phải biết cách mà những kẻ tấn công có thể thực hiện ngay từ đầu - đó là lý do tại sao hầu hết các kỹ sư IT Security phải học các "Ethical Hacking". Về cơ bản, bạn cần phải có các kỹ năng tương tự như một hacker, để hiểu đầy đủ về cách một hệ thống có thể bị xâm phạm và từ đó tạo ra các giải pháp hiệu quả để ngăn chặn các cuộc tấn công này. Đối với những người học chuyên sâu và làm việc chuyên về Ethical Hacking, chúng ta thường gọi họ là “Hacker mũ trắng”.
Trong suốt thời gian qua, thông tin luôn bị đánh cắp, trao đổi, hoặc lấy vì lợi ích cá nhân hoặc lòng tham. Với nhu cầu sử dụng mạng tăng lên thì thông tin càng dễ bị đánh cắp và lợi dụng để gây hại đến cá nhân người sử dụng và thậm chí là tổ chức.
Mỗi khi ai đó quẹt thẻ, đăng nhập vào E-mail của họ, hoặc hàng triệu thứ khác có thể xảy ra, là những thông tin của bạn có thể đang và đã bị đe dọa.
IT Security là rất quan trọng để giúp bảo vệ chống lại loại trộm cắp này. Các công ty và tổ chức đặc biệt dễ bị tổn thương vì họ có rất nhiều thông tin của khách hàng, nội bộ, v.v. Thông tin này có thể bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, số an sinh xã hội, bảng lương, v.v. Thông tin này nhạy cảm và cần được bảo vệ. Những công ty như vậy luôn có bộ phận IT Security sẵn sàng hoạt động nghiêm túc.
Không có gì ngạc nhiên khi lĩnh vực IT Security không ngừng phát triển. Mặc dù không ai có thể nói chắc chắn mối đe dọa mạng lớn tiếp theo sẽ diễn ra ở đâu hoặc công nghệ nào sẽ cần thiết để chống lại nó, nhưng nó luôn và sẽ không ngừng phát sinh cũng như thay đổi cùng sự phát triển của thế giới.
Trước tiềm năng chung như trên, chúng ta có thể dự đoán được những mối đe dọa luôn cần IT Security xử lý. Theo hầu hết những người trong ngành, sự phát triển của AI (trí tuệ nhân tạo) sẽ dẫn đến sự gia tăng các cuộc tấn công mạng có chủ đích. Các chuyên gia mạng phải học cách phát triển các kỹ thuật để phát hiện và chống lại các cuộc tấn công nhằm vào AI, một lĩnh vực có nhiều điều để khai thác, mới lạ là tiềm năng là vùng đất màu mỡ cho những mối đe dọa về bảo mật.
Cyberwarfare (Chiến tranh điều khiển học) là một mối quan tâm ngày càng tăng của các nhà lãnh đạo ngành. Nhìn về tương lai, nhiều công ty an ninh mạng có thể chắc rằng sẽ làm việc chăm chỉ để làm cho infrastructure trở nên bền bỉ hơn trước các cuộc tấn công.
Số lượng tội phạm mạng tiếp tục gia tăng. Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi nhà nghiên cứu Michel Cukier của Đại học Maryland, trung bình cứ 39 giây lại xảy ra các vụ hack máy tính. Những cá nhân này sở hữu một lượng kiến thức ngành ấn tượng. Miễn là những tên này tiếp tục phát triển kỹ năng của mình, thì những người hoạt động ở phía IT Security cũng vậy.
Bất kỳ một công việc IT nào cũng đều có tiềm năng lớn và khó mà thể nào hình dung được nó sẽ lớn đến cỡ nào trong tương lai nếu chúng ta có đủ điều kiện để hướng đến tương lai đó. Riêng về nghề IT Security là nhân tố gắn liền không thể thiếu, có vai trò bảo vệ tất cả những gì mà chúng ta sáng tạo ra và định hướng nó phục vụ con người và tránh các khả năng lợi dụng Công nghệ để gây hại. Về vi mô thì ta đã biết IT Security có ý nghĩa như thế nào đối với một người sử dụng và cả một tổ chức trong bài viết.
Hi vọng rằng cũng với nội dung này, đã giúp các bạn hiểu được IT Security là làm gì? Hình dung được tìm năng phát triển của nghề này.