Linkedin có thực sự làm MXH việc làm đối với người Việt?

Linkedin không phải là trang mạng xã hội về việc làm đầu tiên trên thế giới. Tuy nhiên, cho tới thời điểm này, đây chính là MXH lớn và phổ biến nhất với độ phủ sóng tới hơn 200 Quốc gia khác nhau. Việt Nam cũng là một trong những khu vực có lượng người dùng LinkedIn lớn. Tuy nhiên, LinkedIn ở Việt Nam có thực sự là MXH việc làm? Thông tin phân tích sau đây từ GrowUpWork sẽ giúp bạn hiểu rõ vai trò của LinkedIn tại nước ta.

Mạng xã hội việc làm LinkedIn tại Việt Nam

Quá trình phát triển của LinkedIn trên toàn thế giới

Thống kê từ Statista cho thấy đến quý II năm 2022 thì số lượng người dùng LinkedIn toàn cầu đã đạt tới 1.5 tỷ người dùng. Con số này ước tính đã tăng lên 1.6 tỷ người trong giai đoạn đầu năm 2023. Điều này là dựa vào quá trình nỗ lực phát triển và nhiều thay đổi của LinkedIn.

Giai đoạn 1: Ra đời và khó khăn ban đầu

LinkedIn được ra đời vào tháng 12 năm 2002 tại Mỹ. Ban đầu chỉ là một công ty khởi nghiệp do Reid Hoffman đứng đầu.

Giai đoạn này LinkedIn gặp khá nhiều khó khăn bởi tốc độ đăng ký thành viên rất chậm. Mạng xã hội lúc đó vẫn là điều mới lạ, chưa kể đây còn là MXH về lĩnh vực việc làm.

Con số người dùng 150.000 ở cuối năm 2004 thực sự là đáng báo động. So với một trang Internet lúc đó thì đây vẫn là một con số không tốt.

Giai đoạn 2: Cải thiện và phát triển

Mặc dù có bước phát triển không tốt nhưng đội ngũ điều hành vẫn không nản lòng. LinkedIn ở Việt Nam giai đoạn này vẫn chưa nhiều người biết. 

Bằng những nỗ lực cải thiện không ngừng nghỉ, LinkedIn đã trở nên hấp dẫn và có nhiều tính năng thú vị hơn. Thành quả là con số 10 triệu người dùng vào tháng 4 năm 2007.

Bước ngoặt lớn đến vào năm 2008. Đây là thời điểm mạng xã hội này ra đời phiên bản web cho di động. Ngoài ra, các quỹ đầu tư như Sequoia Capital, Greylock Partners,...đã mua lại 5% cổ phần LinkedIn với 53 triệu USD.

Năm 2009, LinkedIn đánh dấu tham vọng phát triển tại châu Á bằng cách mở văn phòng tại Mumbai - Ấn Độ. Kế đến là văn phòng tại Sydney và Dublin, Ireland.

Mức định giá LinkedIn năm 2010 đã đạt tới 2 tỷ USD. Đồng thời trang mạng xã hội việc làm này cũng đạt vị trí thứ 10 trong danh sách 100 công ty khởi nghiệp giá trị của Silicon Valley Insider.

Quá trình hình thành và phát triển của LinkedIn

Giai đoạn 3: Lên sàn chứng khoán và được Microsoft mua lại

Giai đoạn năm 2011 trở đi được xem là bước ngoặt để LinkedIn bứt phá trở thành mạng xã hội việc làm số 1 thế giới.
Tháng 1 năm 2011, LinkedIn lần đầu tiên nộp đăng ký tham gia bán cổ phiếu công chúng (IPO). Giao dịch đầu tiên trên sàn là vào ngày 19/5/2011 với giá 45 USD/Cổ phiếu.

Cũng trong năm này, doanh thu chỉ riêng quảng cáo của LinkedIn đã đạt 154,6 triệu USD. Đây là con số vượt qua cả Twitter (chỉ có 139,5 triệu USD tiền quảng cáo).

Bước ngoặt tiếp theo đến vào tháng 6 năm 2016 khi Microsoft mua lại thành công LinkedIn với giá 196 USD/Cổ phiếu. Giá trị tổng cộng là 26,2 tỷ USD.

Kể từ đó LinkedIn đã có thêm nhiều phương thức phát triển khác và tăng trưởng không ngừng. Mặc dù dừng hoạt động tại Trung Quốc vào tháng 10 năm 2021 nhưng họ vẫn đạt mốc 800 triệu người dùng vào tháng 1 năm 2022.

Đối tượng sử dụng LinkedIn nhiều nhất hiện nay

Mặc dù là một trong những mạng xã hội lớn nhất hiện nay nhưng đặc thù của LinkedIn vẫn là dành cho việc làm. Chính vì vậy, phạm vi và đối tượng sử dụng cũng có sự giới hạn nhất định. Thậm chí dù đã ra đời từ năm 2002 nhưng mạng xã hội này vẫn còn nhiều thị trường chưa khai thác tối đa như châu Phi, châu Á, châu Đại Dương,...

Hiện nay, những quốc gia có lượng người sử dụng mạng xã hội LinkedIn nhiều nhất bao gồm: Mỹ, Ấn Độ và Brazil

Mỹ được xem là thị trường lớn nhất và có vai trò quan trọng đối với LinkedIn. Theo thống kê từ eMarketer thì số lượng người dùng LinkedIn tại xứ sở cờ hoa đã đạt tới con số 182,2 triệu người.

Ấn Độ là thị trường lớn nhất châu Á của LinkedIn. Theo thống kê, số lượng người dùng tại đất nước này vào năm 2022 đã đạt tới cón số 101,2 triệu người

Cũng theo eMarketer, số lượng người dùng LinkedIn tại khu vực Brazil đã đạt mốc 57,6 triệu người vào năm 2022. 

Những đối tượng thường dùng LinkedIn

Những con số này cho thấy LinkedIn vẫn còn rất nhiều cơ hội để phát triển. Không chỉ các quốc gia, khu vực mới phát triển mà kể cả Mỹ, Ấn Độ, Brazil - những nơi đang đứng đầu lượng người dùng vẫn có rất nhiều người chưa tiếp cận với mạng xã hội này.

Nếu bạn chưa biết thì LinkedIn là mạng xã hội chuyên dùng để kết nối các doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, chuyên gia và người tìm kiếm việc làm trên toàn thế giới. Do bản chất đặc thù nên đối tượng của mạng xã hội này cũng có sự khác biệt so với Facebook, Instagram,...

Cụ thể, những đối tượng phổ biến của LinkedIn hiện nay bao gồm:
  • Sinh viên, nhân viên: Những người đang tìm việc làm hoặc có nhu cầu thay đổi công việc hiện tại.
  • Chuyên gia, giáo viên, nhà nghiên cứu: Những người có nhu cầu xây dựng, kết nối trong mạng lưới công việc của mình.
  • Doanh nhân, người khởi nghiệp: Những người có nhu cầu mở rộng mạng lưới, cơ hội kinh doanh với các đối tác tiềm năng.
  • Những người cung cấp các khóa học kỹ năng, chia sẻ, thảo luận và học hỏi kinh nghiệm.

Sự xuất hiện và phát triển của LinkedIn ở Việt Nam

LinkedIn được ra mắt chính thức vào tháng 5/2003 và bước vào thị trường châu Á kể từ năm 2009. Tuy nhiên cả 2 thời điểm này thì không nhiều người Việt Nam biết đến mạng xã hội này.

Phải đến năm 2010, cùng thời điểm bùng nổ Facebook tại nước ta thì LinkedIn mới được sử dụng phổ biến hơn. 
Kể từ thời điểm này, LinkedIn ở Việt Nam nhanh chóng phát triển. Không chỉ doanh nhân, nhà quản lý mà kể cả các nhân viên kỹ thuật, sinh viên cũng sử dụng mạng xã hội này nhiều hơn.

Mặc dù vẫn chưa thực sự phổ biến nhưng LinkedIn đang dần trở thành MXH việc làm uy tín nhất tại Việt Nam. 
Theo Statista, LinkedIn đã đạt tới con số 9 triệu người dùng tại Việt Nam khi kết thúc năm 2021. Con số này dự kiến sẽ còn tăng lên trong thời gian tới bởi số lượng người chưa tiếp cận MXH này là rất nhiều.

Những tính năng tuyệt vời LinkedIn mang lại cho người dùng

Cũng hoạt động như một mạng xã hội nhưng với đặc thù riêng về việc làm nên cách thức kết nối trên LinkedIn là khác nhiều so với Facebook, Twitter hay Instagram.

Đây có thể nói là một mạng xã hội chuyên nghiệp (Professional Networks) với các tính năng đặc biệt như sau:

Connect

Kết nối là một yếu tố không thể thiếu trong mọi nền tảng mạng xã hội. Mọi người cần phải được kết nối và liên lạc với nhau.
Tuy nhiên LinkedIn ở Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới sử dụng Connect thay vì Add hay Follow. Follow trên LinkedIn chỉ là cách để theo dõi các Page mà không thể connect.

Post

Mọi người có thể đăng văn bản, hình ảnh, liên kết hoặc video lên LinkedIn để tạo sự tương tác.

Hashtag

Đây không phải là điều xa lạ, nhiều MXH khác cũng dùng Hashtag. Tuy nhiên yếu tố này lại cực kỳ quan trọng trong LinkedIn.

Hashtag là một cách tuyệt vời để người khác có thể tìm kiếm ra nội dung của bạn. Doanh nghiệp có thể dùng cách này để phân loại công việc, lĩnh vực của bản thân.

Write Article

Người dùng có thể đăng bài lên LinkedIn như các website với tiêu đề, nội dung và hình ảnh.

Jobs

Tính năng tìm kiếm việc làm là một phần quan trọng tạo ra sự khác biệt của LinkedIn so với các MXH khác.
Người tìm việc và doanh nghiệp có thể xây dựng Profile của bản thân để những người thích hợp có thể tìm thấy và connect.

LinkedIn Learning

Không chỉ là không gian tìm kiếm Jobs mà LinkedIn  còn cung cấp các khóa học với các chủ đề khác nhau. Đây chính là kho tri thức tuyệt vời cho mọi người.

Cách tối ưu hiệu quả khi dùng LinkedIn ở Việt Nam

Những cách tuyệt vời để giúp bạn tối ưu khi dùng LinkedIn:

 

  • Thay đổi URL cá nhân: Hãy thay URL mặc định dài dòng, không ý nghĩa thành một URL ngắn gọn và mô tả thông tin cá nhân.
  • Nâng cấp tiêu đề, phần giới thiệu: Đây là 2 yếu tố đầu tiên mà nhà tuyển dụng sẽ nhìn vào Profile của bạn. Hãy cho họ thấy định hướng, kiến thức và giá trị bạn có thể mang lại.
  • Nêu bật kinh nghiệm, kỹ năng: Kỹ năng và kinh nghiệm sẽ là một phần quan trọng làm bạn trở nên nổi bật hơn trên LinkedIn.
  • Hình ảnh chuyên nghiệp: Hãy cân nhắc sử dụng các hình ảnh chuyên nghiệp, phù hợp với công việc. Tránh đăng hình ảnh thiếu nghiêm túc như các trang MXH khác.
  • Tận dụng khả năng kết nối và mở rộng: Đây chính là giá trị lớn nhất mà LinkedIn ở Việt Nam cũng nhiều toàn cầu mang tới cho bạn. Hãy kết nối với các đồng nghiệp và doanh nghiệp trong lĩnh vực.
  • Xác thực kỹ năng: Tham gia các bài kiểm tra đánh giá năng lực trên LinkedIn để chứng thực cho doanh nghiệp.

 

LinkedIn ở Việt Nam thực tế không có độ phủ sóng cao như nhiều Quốc gia lớn như Ấn Độ, Mỹ, Singapore,...Tuy nhiên đây vẫn là mạng xã hội việc làm uy tín và phổ biến nhất. Đây là một cơ hội tuyệt vời để bạn kết nối, học hỏi và tìm kiếm việc làm với mức đãi ngộ cao.
 


Tin tức liên quan

Giải Pháp Low-Code/No-Code: Giúp Doanh Nghiệp Nhật Bản Tăng Trưởng Hiệu Quả

News|2024-09-06
Giải Pháp Low-Code/No-Code hiện nay đang giúp Doanh nghiệp Nhật Bản tăng trưởng hiệu quả trong bối cảnh các xu hướng mới phát triển bùng nổ ở Châu Á.

Lập trình viên Mobile Roadmap là gì? Tiềm năng phát triển của Mobile Developer

News|2024-09-06
Bạn yêu thích lập trình Mobile? Bạn đang muốn tìm hiểu để phát triển trong lĩnh vực này? Hãy theo dõi lập trình viên Mobile Roadmap sau đây để hiểu rõ và định hướng con đường tốt nhất cho bản thân.

Những tác động của AI trong lĩnh vực lập trình hiện tại và tương lai

News|2024-08-10
AI trong lĩnh vực lập trình thực sự là một điểm sáng mà bạn nên hướng tới. Nếu biết cách tận dụng thì trí tuệ nhân tạo chính là một lĩnh vực cực kỳ tốt và mang lại cho bạn mức lương thưởng tốt.

Project Manager là gì? Những nguyên tắc để trở thành Project Manager hoàn hảo

News|2024-07-31
Project Manager là gì? Những yêu cầu và tiêu chuẩn của công việc quản lý dự án ra sao? Làm sao để trở thành một Project Manager giỏi? Hãy theo dõi thông tin sau để thành công khi làm Project Manager

Scrum Master là gì? Cách để bạn phát triển khi làm công việc SM

News|2024-07-30
Scrum Master là gì? Ngành này liệu có tiềm năng hay không? Làm sao để trở thành một Scrum Master thành công? Tất cả sẽ được giải đáp qua thông tin sau đây. Hãy theo dõi để có hành trang vững chắc khi làm Scrum Master.

System Admin là gì? Cách để trở thành một System Admin toàn diện

News|2024-06-28
System Admin là gì? Làm sao để phát triển toàn diện khi làm việc trong ngành quản trị hệ thống IT? Thông tin sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ và có con đường sự nghiệp tốt nhất với System Admin.