10 lý do "nghỉ việc" thường gặp nhất mà HR công ty nào cũng nên biết

Chúng ta đang chuẩn bị bước vào kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán 2024 và đây cũng là thời kỳ “mùa chuyển việc” rầm rộ trở lại. Bất kỳ HR của công ty nào cũng sẽ lo lắng nếu nhiều nhân sự nghỉ việc, nhất là những người giỏi. Vậy, lý do nghỉ việc của đa số nhân viên hiện nay là gì? Làm sao để hạn chế nhân viên nghỉ việc? Tham khảo 6 lý do nghỉ việc  nổi bật sau sẽ giúp HR có những giải pháp tốt nhất.

Nguyên nhân khiến nhân sự nghỉ việc

Những khó khăn mà công ty gặp phải khi nhân viên nghỉ việc

Để duy trì hoạt động của một doanh nghiệp, xí nghiệp thì nhân sự là yếu tố then chốt. Đặc biệt, mọi công ty đều muốn tuyển dụng và giữ chân nhân tài. Điều này là không dễ dàng khi xu hướng “nhảy việc” ngày càng tăng nhanh.

Những hậu quả doanh nghiệp gánh chịu khi mất đi nhân sự giỏi

Một công ty mất lượng nhân sự lớn có thể ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu suất sản xuất, sản phẩm và phải chi trả thêm chi phí. Sự bất ổn thậm chí có thể kéo dài tới vài tháng và khiến doanh thu đi xuống.

Những khó khăn cụ thể mà doanh nghiệp gặp phải khi nhân viên nghỉ việc:
  • Thiếu hụt nhân lực: Một lượng nhân viên ra đi sẽ khiến doanh nghiệp thiếu nhân lực để vận hành. Đặc biệt nếu đó là nhân viên giỏi thì các dự án tiếp theo sẽ rất khó thực hiện.
  • Tốn thời gian và chi phí đào tạo lại: Khi nhân viên cũ đưa ra lý do nghỉ việc thì doanh nghiệp cần tuyển dụng và đào tạo lại người mới. Quá trình này có thể mất tới hàng tháng và tốn rất nhiều chi phí.
  • Sai hụt trong quá trình chuyển giao: Nhân viên khi gắn bó với công ty sẽ có những kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng. Trong quá trình chuyển giao, những kiến thức này có thể bị mất đi một hoặc nhiều phần.
  • Áp lực ổn định lại cho quản lý: Người quản lý sẽ tốn thêm thời gian để ổn định lại bộ máy nhân sự, văn hóa và phong cách làm việc.
  • Tác động xấu đến động lực của nhân viên: Một hoặc một vài người nghỉ việc sẽ khiến sự bất ổn diễn ra. Nếu giải quyết không chu đáo thì quản lý có thể phải chứng kiến thêm nhiều người ra đi theo hiệu ứng “dây chuyền”.

10 Lý do nghỉ việc phổ biến nhất 

Nếu bạn làm HR cho một công ty thì chắc hẳn sẽ có thời gian số lượng nhân viên xin nghỉ rất nhiều. Điều này khiến cho bạn cảm thấy thắc mắc về nguyên nhân của nó. Thực ra đa số nhân viên hiện nay xin dừng công việc là vì các lý do sau:

Lương và phúc lợi chưa tốt

Một khảo sát được thực hiện bởi Glassdoor vào năm 2023 đã cho thấy có tới 45% nhân viên nghỉ việc là bởi mức lương. Họ cho rằng bản thân có thể nhận được số tiền cao hơn với năng lực hiện có.

Ngoài ra, trong cuộc khảo sát này cũng cho thấy có tới 56% nhân viên có lý do nghỉ việc là vì phúc lợi. Họ muốn nhiều hơn các vấn đề về bảo hiểm, chăm sóc sức khỏe và tài chính.

Mối quan hệ với cấp trên không tốt

Một lý do rất phổ biến khi nghỉ việc của nhân viên hiện nay đến từ cấp trên. Một người Sếp tốt cần tạo được niềm tin bằng năng lực, khả năng tạo động lực, phân chia công việc và đánh giá khách quan.

Trường hợp người quản lý không có năng lực thì nhân viên rất dễ thiếu niềm tin. Cho dù Sếp có năng lực nhưng thường xuyên chèn ép, tạo không khí làm việc căng thẳng, thiên vị,...thì cũng dễ khiến nhân viên chán nản và xin nghỉ việc.

Sếp không giỏi và tạo áp lực dễ khiến nhân sự ra đi

Cảm thấy công việc không thích hợp

Một số người kể cả khi đã bắt đầu đi làm thì vẫn không biết đam mê và mục tiêu của mình là gì. Đó là lý do khiến họ xin nghỉ sau một thời gian vì không tìm thấy động lực hoặc phát hiện ra đam mê khác.

Ngoài ra, một số người vì nhu cầu mưu sinh nên chấp nhận làm một công việc không thích hợp với khả năng và đam mê. Sau đó họ chọn được một công việc phù hợp hơn thì quyết định thay đổi.

Quy trình đào tạo không tốt

Một lý do nghỉ việc cũng khá phổ biến hiện nay đó là việc đào tạo không tốt từ công ty. Bất kỳ ai khi đi làm đều mong muốn được đào tạo và trau dồi kinh nghiệm trong công việc.

Tuy nhiên một số doanh nghiệp hiện nay lại đang lơ là trong quy trình đào tạo. Họ thường xuyên đào tạo một cách qua loa, thậm chí là không hướng dẫn cho nhân viên mới.

Thực trạng của các doanh nghiệp đào tạo không tốt hiện nay:
  • Chỉ bỏ ra một vài tuần để đào tạo cho đúng “thủ tục”.
  • Không có quy trình, giáo trình đào tạo bài bản.
  • Lựa chọn người không có kỹ năng, kiến thức để thực hiện đào tạo.
  • Đào tạo một cách đối phó vì sợ tốn chi phí.
Kết quả của việc đào tạo không tốt là nhân viên mới không có kiến thức cơ bản, không hiểu quy trình làm việc. Vì vậy khi vào làm việc chính thức thì nhân viên gặp nhiều khó khăn trong văn hóa, cách làm việc và đặc biệt là kiến thức. Điều này khiến đa số nhân viên sẽ chọn rời bỏ công ty sau một thời gian ngắn.

Gắn bó nhưng không thấy cơ hội phát triển, thăng tiến

Đối với đa số nhân viên giỏi hiện nay thì lương và sự phù hợp không phải là yếu tố duy nhất. Họ muốn bản thân có sự phát triển đúng với khả năng. 

Nhiều nhân viên hiện nay đã vạch ra lộ trình phát triển, thăng tiến rõ ràng cho bản thân. Nếu công việc hiện tại không còn tạo ra sự phát triển và thăng tiến thì họ sẽ quyết định ra đi.

Nhân sự cảm thấy không còn cơ hội phát triển, thăng tiến

Thưởng phạt không công bằng

Đánh giá cảm tính và quan hệ là hai yếu tố phổ biến tại công sở, doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên đây cũng là lý do khiến công ty mất đi nhiều nhân tài.

Sẽ ra sao nếu bạn cống hiến rất nhiều, kiến thức tốt, mang lại doanh thu cao nhưng mức thưởng thấp hơn người khác? Sẽ thế nào nếu bạn không mắc lỗi hoặc lỗi bất khả kháng nhưng bị xử phạt quá nặng? Chắc chắn điều này sẽ khiến bạn khó chịu. Việc này lặp lại nhiều lần sẽ là lý do nghỉ việc rất rõ ràng.

Văn hóa và cơ sở vật chất nơi làm việc không tốt

Theo nghiên cứu từ các chuyên gia thì văn hóa làm việc, đồng nghiệp chính là yếu tố quan trọng thứ 2 (sau lương thưởng) khiến nhân viên nghỉ việc. Không một ai có thể trụ lại quá lâu trong môi trường có sự chèn ép hoặc xảy ra mâu thuẫn với đồng nghiệp.

Không chỉ văn hóa mà cơ sở vật chất của công ty cũng là yếu tố mà nhân sự ngày nay rất chú ý. Các doanh nghiệp ngày nay đang cải thiện rất nhiều về không gian làm việc. Đây là một yếu tố quan trọng để các công ty cạnh tranh nhân lực với nhau.

Một không gian làm việc thường được nhân viên nhắm tới để làm việc cần có:
  • Văn hóa lành mạnh, đồng nghiệp hòa đồng, giúp đỡ lẫn nhau.
  • Cấp trên có năng lực, công tư và minh bạch.
  • Không gian văn phòng, nhà xưởng thông thoáng, sạch sẽ, khoa học.
  • Có các không gian thư giãn, ăn uống, giải trí.
  • Bổ sung các thiết bị, máy móc hiện đại.

Muốn tìm thử thách mới

Thực tế hiện nay việc giữ nhân sự giỏi ở lại là không hề đơn giản. Có nhiều trường hợp công ty rất tốt về cả lương thưởng lẫn văn hóa nhưng nhân viên vẫn ra đi.

Lý do nghỉ việc mà nhiều nhân viên hiện nay đưa ra đó là muốn tìm một thử thách mới. Họ đã ở công ty quá lâu và cảm thấy nhàm chán. Những người này thường có xu hướng sẽ làm một công việc khác hoặc đi ra nước ngoài.

Nhân viên muốn tìm thử thách và môi trường mới 

Không có khả năng tự quyết định trong công việc

Nhân viên sẽ có rất nhiều kiểu tính cách khác nhau. Tuy nhiên tất cả mọi người đều có cái tôi của bản thân. Bất kỳ ai cũng muốn có khả năng tự quyết và sự độc lập trong công việc.

Nếu quản lý quá gò bó nhân viên thì rất dễ gây ra sự ức chế. Ngoài ra, việc kìm hãm nhân viên trong khuôn khổ cũng khiến họ không có khả năng phát huy tối đa năng lực.

Thông tin không tốt về tình hình của doanh nghiệp

Lý do nghỉ việc của nhân viên mà không một doanh nghiệp nào muốn đó là vì tình hình tài chính. Điều này đã xuất hiện khá nhiều trong giai đoạn từ 2020 - 2022. Sự bùng nổ của dịch Covid và suy thoái kinh tế khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn. Chính vì vậy việc muốn giữ lại nhân sự cũng là điều không dễ dàng.

Những bí quyết để hạn chế và chuẩn bị cho trường hợp nhân viên nghỉ việc

Không một doanh nghiệp nào mong muốn mình sẽ mất đi những nhân sự hiện tại, đặc biệt là những người giỏi. 

Cách để hạn chế nghỉ việc và chuẩn bị cho mọi tình huống

Mặc dù biết được lý do nghỉ việc nhưng không phải công ty nào cũng biết cách cải thiện tình trạng này. Thậm chí có nhiều công ty chuẩn bị không tốt nên dễ rơi vào khủng hoảng khi nhân viên ra đi.

Bí quyết hạn chế nhân viên nghỉ việc và chuẩn bị cho tương lai:
  • Lắng nghe nhân viên: HR, quản lý nên thường xuyên gần gũi và lắng nghe nhân viên. Từ đây bạn sẽ hiểu được nhiều vấn đề trong nội bộ và biết họ đang cần điều gì. 
  • Đánh giá thường xuyên: HR và ban quản lý công ty nên thường xuyên có sự đánh giá tổng quát. Những yếu tố cần xem xét bao gồm: cơ sở vật chất, lương thưởng, phúc lợi, cách quản lý, đào tạo.
  • Tìm hiểu lý do cặn kẽ: Bạn có thể hỏi trực tiếp nhân viên hoặc đồng nghiệp về lý do họ muốn ra đi. Nghe được nguyện vọng và đáp ứng có thể giữ chân nhân tài.
  • Quản lý chặt chẽ văn hóa làm việc: Doanh nghiệp cần tạo ra môi trường làm việc thoải mái. Điều quan trọng là nhân viên có khả năng tự quyết, được đào tạo, tạo môi trường phát triển tối đa và cơ hội thăng tiến rõ ràng.
  • Tạo sự gắn kết: Thường xuyên có các hoạt động giải trí, trao đổi vui vẻ,...giữa các đồng nghiệp với nhau và với quản lý.
  • Chuẩn bị kỹ càng: Tìm hiểu các công việc nhân viên nghỉ đang làm. Xác định những công việc cần làm, các dự án và mối quan hệ cần bàn giao trước khi ra đi. HR và quản lý cần luôn ở tư thế sẵn sàng tuyển dụng, không bị động khi có người xin nghỉ.

Không có bất kỳ nhân sự nào xin nghỉ việc một cách ngẫu nhiên. Tất cả các trường hợp đều có lý do nghỉ việc riêng. Nếu bạn là HR thì nên hiểu được những lý do này để cùng quản lý công ty khắc phục. Ngoài ra công ty cũng cần có sự chuẩn bị kỹ càng để nhanh chóng ổn định dự án, công ty khi có người nghỉ việc. 
 


Tin tức liên quan

Lộ trình học Java Developer dành cho mọi lứa tuổi

News|2024-10-20
Bạn muốn theo học ngành lập trình Java? Bạn chưa biết học và phát triển bản thân như thế nào? Hãy tham khảo lộ trình học Java Developer từ chuyên gia sau đây để tìm thấy hướng đi tốt nhất cho bản thân.

Tương lai ngành lập trình game liệu còn đủ tốt để theo đuổi?

News|2024-10-18
Tương lai ngành lập trình game như thế nào? Liệu có mạo hiểm khi chọn ngành này? Làm sao để trở thành một Game Developer giỏi? Tất cả câu trả lời chính xác sẽ có trong thông tin sau đây.

Phân biệt nghề nghiệp: AI Developer và AI Engineer

News|2024-10-17
AI Developer và AI Engineer là gì? Chúng có sự khác nhau như thế nào? Làm sao để chọn đúng ngành khi lựa chọn giữa AI Developer và Engineer? Thông tin sau sẽ giúp bạn hiểu rõ về 2 lĩnh vực này.

Machine Learning Engineer Là Gì? Tiềm năng và thách thức của ML Engineer

News|2024-10-14
Machine Learning Engineer là gì? Làm sao để phát triển đối với công việc ML Engineer? Tất cả thông tin chi tiết và cách thành công khi định hướng Machine Learning Engineer sẽ có trong chia sẻ sau đây.

IT start-up là gì? những ví dụ và lời khuyên để startup thành công?

News|2024-10-11
IT Start-up là gì? Làm sao để khởi nghiệp thành công với ngành IT? Những thông tin và kinh nghiệm sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về IT Start-up.

IT Manager là gì? Cách để bạn trở thành một IT Manager giỏi

News|2024-09-29
IT Manager là gì? Làm công việc này cần những kỹ năng nào? Làm sao để trở thành một IT Manager giỏi? Hãy tham khảo thông tin sau đây từ chuyên gia và bạn sẽ nhanh chóng trở thành người quản lý IT xuất sắc.