Nghề chọn người hay người chọn nghề là câu hỏi rất quen thuộc đối với người Việt chúng ta. Quan niệm xưa cũ vẫn cho rằng ngành nghề luôn có sự sắp đặt và duyên số với con người. Tuy nhiên càng ngày thì quan điểm này càng có sự lung lay. Vậy, theo quan điểm ngày nay thì nghề chọn người hay người chọn nghề? Hãy tìm hiểu kỹ hơn để biết cách điều phối bản thân theo thông tin sau đây.
Mặc dù là một khái niệm đã xuất hiện từ rất lâu nhưng không phải ai cũng hiểu rõ nghề chọn người là gì.
Nghề chọn người là khái niệm ám chỉ việc sau cùng chúng ta vẫn lựa chọn một nghề khác so với dự tính ban đầu. Thậm chí nghề đó chưa từng có trong suy nghĩ hoặc trước đây đã từng rất ghét.
Ban đầu vốn dĩ bạn chọn ngành A một cách cẩn thận và quyết tâm cao. Mặc dù vậy trong quá trình học hay đi làm một thời gian bạn lại quyết định thay đổi công việc. Việc này nhiều người lý giải cũng giống như yêu đương - đó là bởi chữ “duyên”.
Người chọn nghề tức là bạn đã đưa ra lựa chọn một nghề hoặc lĩnh vực từ sớm để bản thân theo học, phấn đấu và làm việc. Sự lựa chọn này dựa trên quyết định cá nhân (sở thích) và xu thế xã hội nhiều hơn (bạn bè, gia đình tư vấn). Và sau đó bạn vẫn kiên trì phấn đấu và gắn bó với công việc này, không thay đổi. Liên quan đến việc này thì cũng có câu thành ngữ "Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh", ý nói một người luôn phấn đấu theo một nghề thì sẽ trở thành người tài giỏi và có cuộc sống tốt đẹp do công việc này mang lại.
Trong cuộc sống hiện đại va năng động hiện nay thì "nghề chọn người" ngày càng phổ biến hơn. Việc này xảy ra bởi những lý do sau:
Ngày nay, sự ra đời của công nghệ, tự động hóa, robot, AI... khiến nhu cầu xã hội thay đổi và rất nhiều ngành nghề bị chuyển dịch hoặc thậm chí không còn tồn tại. Ví dụ các nghề "xe ôm" bị thay thế bởi "xe công nghệ" hay nghề thợ rèn, nghề sửa điện tử... ngày nay đã hầu như không còn tồn tại nữa.
Thông thường lúc chọn ngành nghề là lúc chúng ta còn trẻ, không phải ai cũng hiểu rõ bản thân mình có gì, muốn gì, phù hợp nghề gì cũng như yêu cầu của từng công việc.
Sau đó trong quá trình trưởng thành, tiếp xúc xã hội, các mối quan hệ và nhiều ngành nghề khác nhau các bạn trẻ mới rút ra được lựa chọn ngành nghề mới phù hợp hơn.
Có thể ban đầu bạn không thích, không chọn nó nhưng theo yêu cầu xã hội và quá trình “chắt lọc” từ các tố chất dần dành hình thành thì bạn cuối cùng lại làm công việc đó.
Câu hỏi "nghề chọn người hay người chọn nghề" không thực sự có lời giải đáp chính xác. Mỗi người trong chúng ta đều sẽ có những sứ mệnh riêng cần thực hiện.
Có nhức lúc sứ mệnh này là được định sẵn, cũng có lúc chúng ta tự nhận ra. Điển hình như việc nhiều người tự nguyện đi lên vùng cao dạy học hay hoạt động thiện nguyện. Đó là điều mà có lẽ họ chưa nghĩ tới trước đây.
Trên thực tế bạn có thể dễ thấy rằng đam mê có rất nhiều thời điểm trong cuộc sống. Tùy vào từng thời điểm thì nó lại có sự thay đổi.
Có những người từ ban đầu đã không biết đam mê của mình là gì. Có người ban đầu yêu thích công việc này nhưng sau đó trải nghiệm lại cảm thấy chán dần.
Tuy nhiên, sau khi bạn trải nghiệm đủ nhiều, đi làm các ngành khác nhau thì lại nhận ra “chân ái” của mình. Đó cũng gọi là “đam mê” đến muộn.
Càng ngày thì thị trường công việc càng có nhiều biến chuyển. Có thể ngành học hiện tại khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm, cạnh tranh và yêu cầu cao,...Những lý do trên khiến ước mơ ban đầu không thể thực hiện.
Nhiều người sau khi gặp khó khăn khi thực hiện ước mơ, chuyển sang lĩnh vực khác thì lại đạt nhiều thành công. Và đây là lúc họ nói rằng “Nghề chọn người”.
Trước tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu các khái niệm này theo thuyết con nhím của Collins.
Theo đó, để chọn ra nghề nghiệp lý tưởng thì chúng ta cần 3 yếu tố: Thứ ta giỏi, Thứ ta thích và Thứ xã hội cần. Vòng tròn giao nhau thể hiện sự liên kết giữa chúng.
Ở những giai đoạn trước thì việc “nghề chọn người” xuất hiện rất thường xuyên. Đây là thời kỳ mà học sinh, sinh viên chưa thực sự hiểu rõ bản thân thích gì. Việc lựa chọn một cách sơ sài xuất hiện rất nhiều.
Ngoài ra, giai đoạn kinh tế chưa phát triển cũng khiến học sinh gặp nhiều khó khăn. Việc tìm hiểu, tiếp cận với các ngành nghề là không hề dễ dàng. Nhiều khi phải làm một thời gian rồi mới cảm thấy công việc đó không phù hợp.
Tuy vậy, ngày nay mọi thứ đã được cải thiện hơn rất nhiều. Học sinh, sinh viên có nhiều phương tiện để tìm hiểu sở thích và các yêu cầu công việc. Do đó, học sinh sẽ dễ dàng hiểu hơn bản thân mình muốn gì, công việc đó ra sao.
Càng ngày thì yếu tố “Thứ ta thích” càng được đề cao hơn. Điều này dẫn tới quan niệm “Nghề chọn người” dần không còn được tin tưởng.
Tuy vậy, chúng tôi tin rằng đây vẫn là yếu tố luôn tồn tại trong cuộc sống. Việc một người có thể gắn bó với công việc đó hay không cần rất nhiều yếu tố chứ không riêng sở thích và khả năng.
Đây là câu hỏi khiến khá nhiều người băn khoăn. Nhiều người thắc mắc rằng nếu nghề chọn người thì việc gì chúng ta phải cố gắng hay tìm hiểu? Đây là một suy nghĩ sai lầm.
Việc nghề chọn người đó là dựa vào kết quả từ quá trình làm việc, trải nghiệm của bạn. Thực tế đây là một quan niệm về chuyện “duyên số” và bạn không nên quá mong chờ vào điều đó.
Cách tốt nhất để có một công việc tốt là bạn hãy nghiên cứu, tìm hiểu thật kỹ càng. Trong mọi công việc thì bạn hãy làm việc, nỗ lực hết mình. Kết quả chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng.
Người chọn nghề
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Nghề chọn người
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Kết luận: Bạn hãy cố gắng để mình là người chọn nghề. Tuy vậy hãy lựa chọn kết hợp giữa sở thích, khả năng và tiềm năng nghề nghiệp. Đó sẽ là lựa chọn tốt nhất.
Nghề chọn người hay người chọn nghề luôn là thắc mắc rất khó giải đáp. Bên cạnh khoa học thì “vận mệnh” cũng là một yếu tố luôn gắn liền với cuộc sống chúng ta.
Tuy vậy, sẽ thật tuyệt vời nếu bạn có thể dùng khoa học để tìm ra “vận mệnh” của mình ngay từ sớm. Điều này sẽ giúp bạn có thể tập trung phát triển sự nghiệp từ đầu và đạt nhiều thành công nhất.
Nghề chọn người hay người chọn nghề chắc chắn vẫn sẽ là những câu hỏi trường tồn theo năm tháng. Tuy vậy, lợi thế của khoa học xã hội phát triển đó là cho phép bạn đưa ra quyết định một cách chính xác hơn. Bằng việc tìm hiểu, nghiên cứu kỹ càng thì người chọn một nghề cũng chính là nghề đó chọn bản thân.