Trong thời đại 4.0 hiện nay thì công nghệ thông tin đã dần len lỏi vào mọi lĩnh vực cuộc sống. Một trong những lĩnh vực cực kỳ tiềm năng đó chính là ngân hàng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ những điểm khác biệt cũng như kỹ năng cần thiết khi làm nghề IT cho Ngân hàng. Do đó, thông tin sau đây chúng tôi sẽ mang đến mọi điều bạn cần biết và chuẩn bị khi đi theo hướng này.
Mặc dù là một hướng đi rất hấp dẫn nhưng không phải sinh viên hay kỹ sư nào cũng hiểu rõ về công việc của lập trình viên trong Ngân hàng.
Trong thời đại công nghệ ngày càng phát triển, IT mang lại lợi thế tuyệt vời cho các Ngân hàng. Không chỉ xử lý, số hóa các thông tin dữ liệu mà việc phát triển ứng dụng Ngân hàng điện tử, bảo mật cũng trở nên dễ dàng hơn.
Đây chính là điều mà mỗi nhân viên công nghệ thông tin đều có thể thực hiện được. Thậm chí, lập trình viên IT có thể kết nối hệ thống các ngân hàng và dữ liệu với nhau một cách nhanh chóng.
Nói một cách khác, nghề IT cho Ngân hàng chính là việc quản lý, phát triển các phần mềm số cũng như kỹ thuật máy tính.
Nhờ vào sự hỗ trợ của công nghệ thông tin mà các Ngân hàng sẽ đẩy mạnh việc số hóa. Bên cạnh đó, việc phát triển ứng dụng điện tử trực tuyến cũng giúp quá trình giao dịch, thanh toán trở nên đơn giản, nhanh chóng và an toàn hơn.
Có một điều mà bạn cần biết là làm việc IT trong các công ty công nghệ sẽ có nhiều điểm khác biệt so với làm ở Ngân hàng.
Về cơ bản, đây đã là 2 lĩnh vực có sự khác biệt hoàn toàn. Việc đưa công nghệ thông tin vào Ngân hàng thực tế chỉ là một công cụ hỗ trợ. Nghề IT cho Ngân hàng không phải là yếu tố cốt lõi.
Nếu bạn đang có hứng thú và muốn ứng tuyển vào vị trí lập trình viên trong ngân hàng thì nên chú ý các tiêu chuẩn như sau:
Nếu bạn nghĩ rằng làm lập trình viên trong Ngân hàng là đơn giản thì rất sai lầm. Chuyên viên IT trong ngân hàng là một bộ phận quan trọng và cần đáp ứng nhiều yếu tố chuyên môn cao.
Làm nghề IT cho ngân hàng không chỉ cần kỹ năng lập trình hay hiểu biết về các ngôn ngữ mà còn cần phải biết cách giao tiếp, làm việc nhóm.
Vai trò của nhân viên IT trong Ngân hàng là liên kết với các bộ phận khác để làm việc. Ngoài ra còn có thể tiếp nhận ý kiến khách hàng.
Nhiều người vẫn nói rằng mức lương khi làm IT trong Ngân hàng là rất cao. Tuy nhiên thực tế điều này không hoàn toàn đúng.
Mức lương của nghề IT sẽ phục thuộc vào các yếu tố sau:
Đối với những người chưa có kinh nghiệm thì mức lương thường sẽ dao động từ 5 triệu - 7 triệu VNĐ/tháng.
Trường hợp bạn đã có từ 1 - 2 năm kinh nghiệm thì mức lương sẽ là 7 triệu - 10 triệu VNĐ/tháng.
Những chuyên viên lập trình có từ 3 - 5 năm kinh nghiệm cùng vị trí thì sẽ có thu nhập từ 10 triệu - 20 triệu VNĐ/Tháng.
Đối với vị trí chuyên gia kiểm soát công nghệ nội bộ thì mức lương sẽ nằm ở khoảng từ 10 triệu - 14 triệu VNĐ/tháng.
Nếu vị trí là chuyên viên phát triển phần mềm thì mức lương sẽ nằm từ 10 triệu - 15 triệu VNĐ/Tháng.
Đối với các vị trí như quản lý hay chuyên gia bảo mật thì mức lương có thể nằm từ 15 triệu - 20 triệu VNĐ.
Bên cạnh kinh nghiệm và các vị trí thì việc bạn chọn ngân hàng nào cũng ảnh hưởng tới mức lương.
Theo đó, làm IT cho các Ngân hàng lớn, có danh tiếng thì lương sẽ có thể cao tới 15 triệu VNĐ/tháng. Ngược lại, đối với các ngân hàng nhỏ thì mức lương chỉ từ 10 - 12 triệu VNĐ/tháng.
Yếu tố quan trọng nhất để quyết định mức lương đó là năng lực. Nếu bạn thực sự có kỹ năng và tạo cảm giác tin tưởng cho nhà tuyển dụng thì họ hoàn toàn có thể trả bạn mức lương cao. Ngoài ra, trong quá trình nếu bạn hoàn thành tốt thì việc tăng lương cũng là vấn đề sớm muộn.
Nếu bạn có định hướng làm việc IT trong ngành Ngân hàng thì hãy nên học hỏi, tích lũy kinh nghiệm ngay từ bây giờ.
Bạn nên biết rằng nhu cầu tuyển dụng nhân viên IT trong các Ngân hàng là không nhiều. Không những vậy, tiêu chí tuyển dụng của họ cũng vô cùng khắt khe.
Nghề IT cho Ngân hàng không phải là một lĩnh vực quá mới mẻ. Tuy vậy, đây vẫn là một hướng đi cực kỳ tốt cho sinh viên, kỹ sư công nghệ thông tin. Hãy tham khảo, học hỏi kinh nghiệm trên đây và bạn sẽ có rất nhiều cơ hội để làm lập trình IT trong lĩnh vực Ngân hàng, tài chính.