Thêm một mùa cuối năm nữa lại sắp đến và dân IT lại đang rục rịch nhảy việc. Đây gần như là câu chuyện chu kỳ quá quen thuộc với nhiều công ty. Đối với nhiều người thì đây chính là thời điểm vàng để thay đổi công việc. Hãy cùng GrowUpWork lắng nghe ký sự nhảy việc cuối năm của dân IT để xem họ đã thành công hay thất bại như thế nào. Đó sẽ là kinh nghiệm tuyệt vời cho bạn nếu có ý định nhảy việc trong thời gian tới.
Thực tế chuyển việc dịp cuối năm là câu chuyện của rất nhiều ngành nghề. Tuy nhiên có vẻ IT là lĩnh vực có làn sóng nhảy việc dịp cuối năm cao nhất.
Theo Anphabe (đối tác của LinkedIn) thì IT chiếm tới 40% người nhảy việc trong 6 tháng cuối năm 2022.
Tại “Triển lãm & chia sẻ chuyên đề hành trình sự nghiệp hạnh phúc” diễn ra ở TPHCM thì VietnamWorks đã khảo sát nhiều lao động các cấp độ.
Kết quả của cuộc khảo sát này cho thấy có tới 80% người lao động mong muốn tìm và chuyển công việc mới vào dịp cuối năm. Trong đó 66% trong số đó là làm việc trong ngành IT.
Cơn sóng này thực tế đã xuất hiện trên thế giới từ nhiều năm trước. Thống kê từ Microsoft cuối năm 2021 cho thấy có tới 42% người làm trong lĩnh vực IT có ý định nghỉ việc.
Ngoài ra, báo cáo từ Microsoft cũng cho thấy có tới 60% nhân viên IT chuyển việc làm là rơi vào 3 tháng cuối năm.
Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh
Thực tế khi một lập trình viên nghỉ việc thì sẽ có rất nhiều lý do khác nhau. Tuy nhiên đối với trường hợp cuối năm thì đây lại là một giai đoạn nhạy cảm và đặc trưng.
Nhảy việc đối với ngành IT sẽ luôn tồn tại cả ưu điểm và thách thức. Chính vì vậy, chắc chắn vẫn sẽ có người thành công và người thất bại khi thực hiện việc thay đổi công việc. Sau đây là 2 ví dụ điển hình nhất.
Chị Diệu Mỹ, 24 tuổi ở TPHCM đã chia sẻ câu chuyện nhảy việc cuối năm của mình như sau:
“Tốt nghiệp ra trường tôi làm trong 1 công ty chuyên về phát triển phần mềm. Đối với tôi công việc này không quá khó khăn khi tôi có nền tảng IT tốt.
Tuy nhiên, điều khiến tôi luôn cảm giác băn khoăn đó là mối quan hệ với đồng nghiệp và cơ hội thăng tiến. Môi trường hiện tại cho tôi cảm giác trọng nam khinh nữ. Họ luôn không có thiện chí khi làm việc với tôi.
Ý định nghỉ việc đã có từ lâu nên khoảng tháng 10/2021 là tôi bắt đầu tìm kiếm công việc mới. Ưu tiên của tôi là tìm kiếm 1 môi trường công bằng, thoải mái và có khả năng thăng tiến cao.
Nhờ có sự chuẩn bị, sàng lọc kỹ càng nên cho tới tháng 12 cùng năm tôi đã tìm kiếm được vị trí nhóm trưởng trong 1 công ty phần mềm mới. Rõ ràng đến thời điểm này tôi có thể nói là rất hài lòng.
Đồng nghiệp rất vui vẻ, nhiệt tình, môi trường chuyên nghiệp. Đặc biệt, ở công ty mới tôi cảm thấy mình có khả năng thăng tiến cả về chức vụ lẫn lương thưởng”.
Có người thành công nhưng cũng có không ít nhân viên IT gặp khó khăn lớn khi nhảy việc. Câu chuyện sau chia sẻ từ anh Minh, 26 tuổi ở Hà Nội:
“Tôi vốn là trưởng phòng phát triển của công ty lập trình game ở TPHCM. Vào giai đoạn 2021 mức lương tôi nhận được ở mức 1,200$.
Mọi thứ gần như cũng đang khá an toàn. Tuy nhiên tôi đã ôm tham vọng thay đổi để thử thách và tìm kiếm thêm cơ hội tăng lương. Thế là tôi đột ngột đưa ra quyết định nghỉ việc vào tháng 12 năm 2021.
Việc đưa ra quyết định đột ngột ban đầu không quá ảnh hưởng tới tôi. Tuy nhiên sai lầm của tôi là dễ dàng lựa chọn một công ty mới, một lĩnh vực mới (lập trình Web) mà không tìm hiểu kỹ.
Kết quả, mặc dù tôi vẫn giữ được mức lương như ở công ty cũ nhưng đã có nhiều vấn đề xảy ra. Tôi không thể hòa nhập với môi trường cũng như lĩnh vực mới.
Sau đó tôi thôi việc chỉ sau 6 tháng và hiện tại vẫn đang tìm kiếm lại một công ty mới phù hợp hơn với bản thân”.
Room 02, Floor 12A, Viet A Building, No. 9 Duy Tan, Dich Vong Hau Ward, Cau Giay District, Hanoi City
Web Developer, PHP Developer, Ruby on rails Developer
Từ những mẫu chuyện ký sự trên đây thì chắc hẳn bạn phần nào cũng đã nhìn ra được vấn đề. Sự khác biệt giữa thành công và thất bại trong việc nhảy việc là đến từ một quá trình chứ không hoàn toàn do may mắn.
Nhảy việc cuối năm đối với lập trình viên cũng giống như việc chèo thuyền đi theo hướng biển khác. Đây là một lựa chọn mang tính mạo hiểm nhưng đôi khi là cần thiết để có thể giải quyết tình hình khó khăn hiện tại hoặc để có nhiều cơ hội hơn. Nếu muốn tăng sự an toàn cho “chuyến tàu mới” thì hãy nên chuẩn bị thật kỹ càng.