Nên tăng lương hay cải thiện môi trường làm việc để giữ chân nhân viên?

Giữ chân nhân tài chính là mục tiêu mà mọi doanh nghiệp đều muốn thực hiện. Tuy nhiên, để làm được điều này trong thời đại cạnh tranh gay gắt như hiện nay là điều không dễ dàng. Một số doanh nghiệp sử dụng cách tăng lương thưởng. Số khác thì dùng cách cải thiện môi trường làm việc. Vậy, đối với doanh nghiệp của bạn thì tăng lương hay cải thiện môi trường làm việc mới là cách tốt để giữ chân nhân tài? Hãy tìm câu trả lời chính xác qua thông tin phân tích sau.

Nên tăng lương hay cải thiện môi trường làm việc để giữ chân nhân tài?

Những vấn đề khiến nhân viên muốn nghỉ việc

Cách tốt nhất để bạn biết cách lựa chọn tăng lương hay cải thiện môi trường làm việc để giữ chân nhân tài đó là hiểu nguyên nhân họ muốn ra đi. Khi hiểu được các nguyên nhân sau đây thì chắc chắn bạn sẽ hiểu mình nên bắt đầu ở đâu.

Mức lương chưa tương xứng với khả năng

Trong một khảo sát diện rộng vào năm 2021 dành cho 3500 nhân viên trên thế giới đã cho thấy một lượng lớn không hài lòng với công việc của mình. Trong đó chỉ có 18% cho biết mình hài lòng với đãi ngộ hiện tại.

Không ai muốn ở lại doanh nghiệp trả lương không xứng đáng

Sự hài lòng này chủ yếu từ mức lương và thưởng. Nhiều nhân sự giỏi cho rằng mức đãi ngộ họ nhận được cần được cao hơn mức hiện tại nhiều lần.

Khi họ có một công ty chào mời nhân viên của bạn với số tiền cao hơn thì gần như chắc chắn họ sẽ ra đi. 

Môi trường làm việc không tốt

Khi ở trên ghế Nhà trường thì hầu như sinh viên nào cũng mong muốn làm việc ở một doanh nghiệp có mức lương cao. Tuy nhiên khi đi làm thì ai cũng phải thừa nhận rằng môi trường làm việc không tốt thì mức lương cao cũng khó mà gắn bó lâu dài được.

Một môi trường làm việc tốt bao gồm:
  • Có thiết kế không gian khoa học, thông thoáng, có cảm hứng.
  • Đồng nghiệp, cấp trên vui vẻ, nhiệt tình, thoải mái.
  • Có kế hoạch đào tạo, phát triển bài bản.
  • Có văn hóa, quy định công ty rõ ràng, văn minh.
  • Đối với nhà xưởng, thi công thì có các thiết bị an toàn, bảo hộ.

Những nhân viên đánh giá thấp văn hóa công ty thường sẽ có tỷ lệ ra đi trong 1 năm cao hơn 24% so với những người khác. Nhiều người thậm chí còn chấp nhận làm việc ở mức lương thấp hơn một chút nhưng có môi trường tốt.

Nhân viên không được công nhận

Bất kỳ ai trong chúng ta cũng đều cần được công nhận. Đôi khi vấn đề không phải là tăng lương hay cải thiện môi trường làm việc. Có những người dù lương cao, đồng nghiệp tốt nhưng họ vẫn rời đi.

Trong nhiều trường hợp, nhân viên rời đi đơn giản là họ muốn tìm kiếm những thử thách mới. Trong số đó có một lượng lớn là vì ở hiện tại họ chưa được công nhận năng lực xứng đáng.

Những điều trên là khi chúng tôi chưa nói về trường hợp các nhà quản lý đánh giá sai hiệu suất nhân viên. Có những người làm việc linh hoạt từ xa, ở công trường lại không được đánh giá cao bằng nhân viên ở văn phòng. Trong thời gian dài điều này sẽ gây mâu thuẫn đối với nhân viên.

Cố gắng không được công nhận dễ khiến nhân viên rời xa công ty

Nhân viên không có tiếng nói và khả năng thăng tiến

Tương tự như vấn đề được công nhận năng lực thì tiếng nói của nhân viên cũng là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Sẽ không ai muốn ở lại nếu mình có những vấn đề mà không biết trình bày với ai.

Một nhân viên có thể bức xúc, không hài lòng với quản lý hay công việc. Tuy nhiên khi có một lãnh đạo chịu lắng nghe, giải thích thì chắc chắn họ sẽ cảm thấy hài lòng.

Có một thực tế rằng nhân viên giỏi thì có thể có nhiều nhưng “ghế” lãnh đạo thì có giới hạn. Chính vì vậy không phải ai giỏi cũng có thể nhanh chóng thăng tiến. Điều này có thể khiến nhiều nhân viên thiếu đi sự kiên nhẫn.

Những lợi ích và tác hại khi tăng lương để giữ chân nhân viên

Tăng lương là cách trực diện và được hầu hết doanh nghiệp sử dụng để giữ chân nhân viên hiện nay. Tuy nhiên đây cũng là con dao hai lưỡi. Nếu sử dụng không đúng cách có thể khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.

 
Lợi ích
  • Phương pháp trực diện: Đây là cách làm đơn giản nhất mà mang lại hiệu quả tức thì. Có thể áp dụng cho mọi lĩnh vực.
  • Tạo động lực cho nhân viên: Mức lương tăng sẽ khiến nhân viên có nhiều động lực làm việc hơn. 
  • Tăng sự cạnh tranh: Tạo nên tinh thần thi đua, cạnh tranh giữa các đồng nghiệp.
  • Tạo vị thế lớn: Công ty có mức lương cao sẽ giúp vị thế của bản thân trở nên cao hơn trên thị trường. Các ứng viên cũng yêu thích tham gia hơn.
  • Tăng chất lượng công việc: Tăng lương đồng nghĩa tăng thêm những yêu cầu về chất lượng. Nhân viên sẽ phải nỗ lực hơn để hoàn thành chỉ tiêu.
 
Tác hại
  • Tăng chi phí: Lương nhân viên tăng đồng nghĩa với chi phí của doanh nghiệp cũng tăng lên. Từ đó lợi nhuận cũng sẽ bị ảnh hưởng. Nếu không tính toán kỹ có thể gây thất thoát nặng nề.
  • Hiệu ứng “ganh tỵ”: Khi tăng lương cho 1 người thì những người khác cũng sẽ muốn được tăng lương. Do đó doanh nghiệp sẽ phải tăng lương cho nhiều người. 
  • Mất kiểm soát: Việc tăng lương không đồng đều có thể gây ra mất kiểm soát trong nội bộ. Tình trạng bất đồng quan điểm, tị nạnh gây giảm chất lượng công việc hoàn toàn có thể xảy ra.
  • Không bền vững: Nếu chỉ tăng lương mà không có kế hoạch phát triển, chiến lược vững chắc thì dễ gây suy thoái cho doanh nghiệp.

Thực trạng vấn đề cải thiện môi trường làm việc trong doanh nghiệp

Thực tế hiện nay xu thế của mọi công ty là đều muốn xây dựng văn hóa làm việc tốt. Đây là phương pháp tiết kiệm và bền vững nhất. Có phải đây là lời kết cho câu hỏi tăng lương hay cải thiện môi trường làm việc?

Môi trường doanh nghiệp tốt không chỉ tạo nên sự hài lòng, gắn bó của nhân viên mà năng suất làm việc cũng được tăng cao. Thống kê cho thấy có tới 80% (trong 300 nhân viên được khảo sát) yêu thích một môi trường cởi mở, vui vẻ.

Hầu như chúng ta không thể tìm thấy bất kỳ điểm yếu nào trong việc cải thiện môi trường làm việc. Vấn đề có lẽ chỉ đến ở khả năng thành công của nó.

Thực tế cho thấy không phải doanh nghiệp nào cũng hình thành được môi trường làm việc tốt. Đặc biệt đối với những doanh nghiệp đã thành lập từ lâu và nuôi dưỡng văn hóa không “lành mạnh” thì việc thay đổi là cực kỳ khó khăn.

Đổi lại nếu doanh nghiệp thành công phát triển được môi trường văn minh, hài hòa thì  hiệu quả sẽ là cực tốt. Sự gắn kết giữa các nhân viên sẽ trở nên vô cùng lớn mạnh.

Doanh nghiệp hiện đại rất ưu tiên cải tiến môi trường làm việc

Sự gắn kết này không chỉ giúp doanh nghiệp giữ chân nhân viên mà còn mang lại hiệu suất công việc cao. Các bộ phận sẽ hỗ trợ nhau tốt và nhiệt tình hơn. Chắc chắn đó là sự phát triển bền vững.

Thực tế để nhân viên hài lòng với môi trường làm việc thì không quá khó khăn. Có những điều nhỏ nhắn thôi nhưng cũng khiến nhân viên yêu thích môi trường của mình hơn.

Ví dụ: Anh N (nhân viên xưởng thi công tại TPHCM) kể lại: “Mặc dù xí nghiệp của chúng tôi không quá lớn nhưng anh quản lý lại rất tâm lý. Thay vì anh ngồi trong văn phòng máy lạnh thì trưa anh hay mang cơm, nước ra ăn với anh em. Khi ra về thay vì anh nói tạm biệt thì anh nói cảm ơn, các bạn đã có một ngày vất vả”.

Ngoài ra, những chi tiết nhỏ khác có thể thúc đẩy môi trường làm việc trong doanh nghiệp. Chúng ta có thể kể đến như là tổ chức sinh nhật, picnic, team building, lắng nghe cấp dưới, công bằng trong thăng chức, tăng lương,..

Doanh nghiệp nên tăng lương hay cải thiện môi trường làm việc?

Một khảo sát từ LinkedIn năm 2022 đã cho thấy có tới 86% thế hệ Millennials sẵn sàng giảm lương từ 1 - 5% để làm tại một công ty có giá trị và sứ mệnh họ mong muốn.

Khảo sát này cho thấy không phải tất cả mọi người đều làm việc vì tiền. Thực tế làm vì tiền bao giờ cũng chỉ là một mục tiêu ngắn hạn. Bạn sẽ không thể cố gắng trụ lại trong một doanh nghiệp có môi trường không tốt.

Như vậy chúng ta có thể khẳng định rằng môi trường làm việc có ảnh hưởng tới sự ở lại của nhân viên lớn hơn nhiều so với tiền lương.

Nếu bạn tăng lương thì bạn sẽ chỉ có thể tăng được một vài người, một vài lần. Tuy nhiên khi bạn hoàn thiện được môi trường làm việc tốt thì đó sẽ là yếu tố bền vững. Nó sẽ gắn bó với nhiều thế hệ và giúp hiệu suất công việc tăng cao.

Cách cân bằng môi trường làm việc và tăng lương để giữ chân nhân viên:
  • Khảo sát mức độ hài lòng và các vấn đề của nhân viên.
  • Tiến hành đánh giá chặt chẽ và chi tiết lại năng lực của quản lý.
  • Thường xuyên tổ chức các buổi trao thưởng, tôn vinh nhân viên xuất sắc.
  • Quản lý công nhận sự cố gắng, cống hiến của nhân viên.
  • Tổ chức các hoạt động gắn kết nhân viên.
  • Có kế hoạch đào tạo, phát triển nhân viên bền vững.
  • Đánh giá năng lực định kỳ, tăng lương thưởng và vị trí xứng đáng.
  • Công khai các quy định khen thưởng, kỷ luật, văn hóa công ty.
  • Tạo nên môi trường cạnh tranh lành mạnh.
  • Sẵn sàng lắng nghe ý kiến, vấn đề của nhân viên.

Rõ ràng tăng lương hay cải thiện môi trường làm việc luôn là 2 yếu tố quan trọng để giữ chân nhân viên. Trong đó, cải thiện môi trường, văn hóa doanh nghiệp luôn là cách làm bền vững hơn. Tuy nhiên lương thưởng cũng là một yếu tố cực kỳ quan trọng mà bất kỳ nhân viên nào cũng muốn được hưởng theo năng lực.


Tin tức liên quan

Giải Pháp Low-Code/No-Code: Giúp Doanh Nghiệp Nhật Bản Tăng Trưởng Hiệu Quả

News|2024-09-06
Giải Pháp Low-Code/No-Code hiện nay đang giúp Doanh nghiệp Nhật Bản tăng trưởng hiệu quả trong bối cảnh các xu hướng mới phát triển bùng nổ ở Châu Á.

Lập trình viên Mobile Roadmap là gì? Tiềm năng phát triển của Mobile Developer

News|2024-09-06
Bạn yêu thích lập trình Mobile? Bạn đang muốn tìm hiểu để phát triển trong lĩnh vực này? Hãy theo dõi lập trình viên Mobile Roadmap sau đây để hiểu rõ và định hướng con đường tốt nhất cho bản thân.

Những tác động của AI trong lĩnh vực lập trình hiện tại và tương lai

News|2024-08-10
AI trong lĩnh vực lập trình thực sự là một điểm sáng mà bạn nên hướng tới. Nếu biết cách tận dụng thì trí tuệ nhân tạo chính là một lĩnh vực cực kỳ tốt và mang lại cho bạn mức lương thưởng tốt.

Project Manager là gì? Những nguyên tắc để trở thành Project Manager hoàn hảo

News|2024-07-31
Project Manager là gì? Những yêu cầu và tiêu chuẩn của công việc quản lý dự án ra sao? Làm sao để trở thành một Project Manager giỏi? Hãy theo dõi thông tin sau để thành công khi làm Project Manager

Scrum Master là gì? Cách để bạn phát triển khi làm công việc SM

News|2024-07-30
Scrum Master là gì? Ngành này liệu có tiềm năng hay không? Làm sao để trở thành một Scrum Master thành công? Tất cả sẽ được giải đáp qua thông tin sau đây. Hãy theo dõi để có hành trang vững chắc khi làm Scrum Master.

System Admin là gì? Cách để trở thành một System Admin toàn diện

News|2024-06-28
System Admin là gì? Làm sao để phát triển toàn diện khi làm việc trong ngành quản trị hệ thống IT? Thông tin sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ và có con đường sự nghiệp tốt nhất với System Admin.