Kỹ sư cầu nối IT - BrSE là một trong những ngành hot hiện nay trong lĩnh vực IT, khi mà thị trường IT không còn vướng phải các rào cản biên giới giữa, ngày càng được mở rộng trên phạm vi quốc tế, đặc biệt là tại Nhật. Vậy cụ thể ngành này đảm nhiệm những vai trò gì trong một dự án phát triển phần mềm, cùng như cần những điều kiện gì để trở thành một BrSE chuyên nghiệp. Hãy cùng lắng nghe chia sẻ từ chị Phan Công Minh Tâm - BrSE tròn 10 năm kinh nghiệm hiện đang làm việc tại Ontech Asia, chia sẻ các kinh nghiệm thực tế nhé!
Chị Tâm hiện đang đảm nhiệm vị trí BrSE cho nhiều dự án thuộc Công ty One Tech Asia. Xuất phát điểm là một sinh viên học chuyên ngành Tin học, nhưng chị rất yêu thích khi được làm việc nhóm và kết nối mọi người với nhau.Trong kỳ thực tập khi còn là sinh viên chị đã có cơ hội làm việc trong công ty Nhật Bản chuyên về công nghệ nhúng, do nhu cầu của công ty chị quyết định thử đi học tiếng Nhật, và từ đó bắt đầu chuyển dần sang con đường BrSE.Tính đến nay chị đã có 10 năm kinh nghiệm trong vị trí BrSE.
Chủ đề EXPERTS TALK:
"Kỹ sư cầu nối BrSE - Hành trình trở thành BrSE chuyên nghiệp".
"Ban đầu chị học về Tin học, nhưng trong khoảng thời gian đó chị cảm thấy mình không có nhiều đam mê với việc nghiên cứu, lập trình phần mềm mà lại bắt đầu hứng thú với những việc có liên quan đến trao đổi, tương tác con người cũng như làm việc trong một nhóm, song chị vẫn muốn được gắn bó trong ngành công nghệ.
Đặc biệt, chị đã bắt đầu xác định hướng đi về BrSE một cách rất tự nhiên từ khi được thực tập trong một công ty công nghệ Nhật Bản ở Việt Nam. Công ty này khi đó yêu cầu các thực tập sinh học thêm tiếng Nhật, đồng thời mở các cuộc thi tuyển chọn nhân sự đối với sinh viên thực tập, thế là chị bén duyên với tiếng Nhật từ đây.
Trong thời gian đó, chị biết đến con đường BrSE, đây cũng là con đường phù hợp với mong muốn của chị về công việc trong tương lai. Thế là chị quyết tâm, dành hẳn một năm để trau dồi tiếng Nhật, sau đó chuyển công tác đến công ty chuyên về công nghệ thông tin với vai trò là một BrSE"
"Trong một dự án phát triển phần mềm, mỗi người luôn được phân công một vai trò, nhiệm vụ riêng để cùng nhau phát triển một phần mềm. Đúng với tên gọi thì người kỹ sư cầu nối Nhật Bản sẽ là một chiếc cầu nối giữa khách hàng (client) với team thực hiện dự án.
Nhiệm vụ không chỉ xoay quanh việc trao đổi thông tin về dự án giữa hai bên bằng hai ngôn ngữ khác nhau - tiếng Việt và tiếng Nhật, mà trong dự án chị phải đảm bảo cho cả hai bên thấu hiểu mục đích của nhau, tìm thấy đích đến chung, phối hợp với người leader PM để theo dõi, hỗ trợ đôn đốc tiến độ dự án từ khi bắt đầu đến khi release và hoàn thiện sản phẩm."
Thường thì trong một ngày công việc của chị sẽ gồm có:
"Theo chị thấy, những năm gần đây xu hướng làm việc hợp tác từ xa ngày càng được ứng dụng phổ biến, đặc biệt là trong ngành IT, bởi các thành viên có thể làm việc cùng nhau hoàn toàn bằng online, quản lý đa phần dưới sự hỗ trợ của rất nhiều công cụ, ứng dụng. Nhất là Nhật Bản, một nước đang đứng trước nguy cơ về tình trạng dân số già hóa nên có thể nói BrSE với Nhật Bản là một tiềm năng rất lớn.
Tuy nhiên, với tiềm năng lớn như vậy từ Nhật thì hiện tại cũng rất nhiều bạn trẻ học ngành IT đang trau dồi thêm về kỹ năng tiếng Nhật của mình, trong tương lai xa có thể có nhiều kỹ sư IT làm việc được trực tiếp với người Nhật.
Song các bạn hiện đang làm BrSE cũng đừng quá lo lắng là mình không có đất dụng võ, bởi vai trò của người BrSE không chỉ vỏn vẹn dựa vào tiếng Nhật, mà BrSE cũng có sự am hiểu nhất định về IT, quản lý nghiệp vụ, tiến độ của một dự án phát triển phần mềm, đảm bảo sự phối hợp đồng bộ của các thành viên trong một dự án, là một cánh tay đắc lực của người PM.
Cũng phải nói thêm rằng khi có người BrSE bên cạnh, người PM có thể quản lý dẫn dắt một lúc nhiều dự án khác nhau làm tăng hiệu suất công việc lên rất nhiều lần.
Nói chung để chọn Manual hay Automation chúng ta tùy thuộc vào yếu tố là quy mô, tính chất dự án và sau đó là yêu cầu từ khách hàng (nếu có). Ngoài ra còn có những con đường phát triển sự nghiệp khác từ BrSE, chẳng hạn như BA (Business Analyst) cũng rất dễ dàng nếu bạn thấy mình thích giao tiếp, đối ngoại với khách hàng về dự án, hoặc có thể lựa chọn trở thành PM (Project Manager) nếu bạn tự tin về kỹ năng chuyên môn IT của mình.
Đương nhiên đã là một kỹ sư cầu nối ngành IT thì BrSE phải có hiểu biết nhất định về IT. Với chị xuất thân từ một sinh viên ngành tin học, tuy không có được tiếp xúc nhiều với phần mềm lúc bắt đầu nhưng chị cũng cần có nền tảng, hiểu biết chính về IT, sau đó do nhu cầu công việc khiến mình sẽ học tập thêm.
Chính vì thế, những gì mà chị biết về IT cũng bắt nguồn từ những gì công việc đòi hỏi và chính công việc đã dạy chị dần dần, chỉ cần chị không ngại mới lạ, sẵn sàng thích nghi với kiến thức mới để có thể hỗ trợ nhóm dự án thì đó chính là động lực lớn để kiến thức về IT càng ngày được bồi đắp nhiều hơn theo năm tháng.
"Thú thật là chị không hề thích code, nhưng ít nhất chị có thể hiểu và đọc được code, và mức độ biết về code đến đâu cũng sẽ tùy thuộc vào công ty mà bạn làm việc yêu cầu. Đối với riêng chị thì chỉ cần đọc hiểu được code, bởi hướng BrSE chị theo đuổi cũng đang nghiêng về BA (Business Analyst)."
"Thêm một điều nữa là các bạn xuất thân không biết gì về IT, chỉ có kỹ năng tiếng Nhật nhưng mong muốn trở thành BrSE hãy can đảm bước từng bước, bắt đầu từ IT Comtor, đi từ trên giấy tờ, tài liệu sau đó là cùng làm việc với những người làm IT thì chắc chắn bạn sẽ gom góp cho mình những kiến thức cần thiết về IT để có thể đảm đương vị trí BrSE trong một team dự án.
Nói về tố chất trước thì chị nghĩ để trở thành BrSE thì bạn phải yêu thích việc tương tác và gắn kết mọi người. Điều này theo quan điểm của chị rất quan trọng, kiến thức về IT có thể bạn chưa đủ nhưng chỉ cần bạn có mong muốn hỗ trợ và gắn kết những con người với con người sẽ trở thành động lực chính để bạn trau dồi bản thân hướng đến con đường BrSE.
Sự nhẫn nại cũng rất cần thiết đối với người BrSE trong lúc làm việc, họ là chiếc cầu nối luôn tiếp nhận luồng thông tin từ hai phía, nếu thuận nhau thì quá tốt đẹp, còn nếu nghịch nhau thì họ cần cố gắng nhẫn nại tìm ra điểm chung của hai bên từ việc lắng nghe và trao đổi một cách bình tĩnh.
Về kỹ năng tiếng Nhật và giao tiếp cũng như chuyên môn thì đã bàn ở những câu trước rồi, nên chị muốn nhấn mạnh về kỹ năng lên kế hoạch, quản lý thời gian và kỹ năng đàm phán. Vì ba kỹ năng này sẽ làm thước đo quyết định giá trị và tầm quan trọng giữa những người BrSE với nhau, bởi tiếng Nhật và IT được xem là điều kiện cần rồi, nên 3 kỹ năng trên sẽ cho mọi người thấy bạn khác biệt so với những BrSE khác như thế nào."
Khả năng chịu áp lực, thích nghi với nhịp độ làm việc linh hoạt là yếu tố mà chị cho rằng rất cần thiết cho lĩnh vực IT nói chung và BrSE nói riêng. Với vị trí BrSE chị luôn phải bám sát theo team trong từng giai đoạn từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc, có những lúc rất thư giãn, thãnh thơi nhưng cũng có khi phải cùng team chèo chóng cực lực, OT(làm thêm giờ) nhiều hôm cho qua giai đoạn cao điểm, nên các bạn ít nhất phải làm quen với điều này nếu muốn trở thành BrSE.
"Câu hỏi này có thể cần hẳn luôn một chủ đề riêng để chia sẻ, bởi vì nó liên quan đến văn hóa làm việc với người Nhật, nên các bạn cần dành thời gian để tìm hiểu thêm nhiều tài liệu về chủ đề này. Nhưng chị sẽ đúc kết một vài điều đặc trưng nổi bật trước.
Ban biên tập chân thành cảm ơn chị đã dành thời gian chia sẻ kinh nghiệm quý báu đến các đọc giả của blog GrowUpWork, chúc chị sức khỏe và thành công!
Tòa nhà SaigonView 117 Nguyễn Cửu Vân, Phường 17, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM
BrSE, IT Comtor, Japanese Translator, JLPT N1