Leadership là một trong những kỹ năng mềm quan trọng. Trang bị kỹ năng này không những giúp bạn giải quyết và quản lý các nhiệm vụ cá nhân hiệu quả mà còn có thể dẫn dắt cả nhóm tốt hơn. Hiện nay, có nhiều ý kiến cho rằng người hướng ngoại sẽ dễ dàng lĩnh hội được kỹ năng này nhanh hơn người hướng nội, đó có phải là vì người hướng ngoại có các tính chất tương đồng khiến họ dễ tiếp cận với khả năng lãnh đạo hơn không!? Thực tế thì người hướng nội vẫn có khả năng Leadership thậm chí nếu biết cách họ có thể rất nổi trội với phong cách leadership riêng biệt và độc đáo. Cùng đi tìm câu trả lời với chủ đề "Làm sao để người hướng nội Leadership hiệu quả?" qua phần chia sẻ của Speaker trong lĩnh vực đào tạo kỹ năng - chị Nguyễn Thanh Nga trong bài viết dưới đây!
Chị Nga hiện đang là GĐ đào tạo & PTNNL Công ty CP Leanwares. Với trên 15 năm kinh nghiệm làm việc, quản lý và điều hành: Phó phòng Giáo vụ, Phó Giám đốc nhân sự, Giám đốc Khu Vực, Giám đốc điều hành... Trong đó có trên 5 năm kinh nghiệm đào tạo và coaching cho các doanh nghiệp: VNPT Đồng Nai, Ngân hàng Eximbank; Cảng Phú Mỹ Baria Serece, Công ty TNHH Cầu Đất Farm, Công ty TNHH iCare Benefits Việt Nam, Công ty CP Dịch vụ Thanh toán Việt Phú (Mobivi), Tôn Phương Nam (SSSC), Công ty cổ phần điện Gia Lai (TTC - GEC); Công ty CP China Steel & Nippon Steel Việt Nam (CSVC),Công ty TNHH Hafele, Công ty TNHH TEXON, Công ty TNHH Hustman Việt Nam,..
Chủ đề EXPERTS TALK:
"Làm sao để người hướng nội Leadership hiệu quả?".
Xin chào các bạn!
Trong hơn 10 năm trong lĩnh vực nhân sự, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, mình đã từng gặp rất nhiều bạn trẻ rất có tiềm năng, rất giỏi trong công việc, nhưng do tính cách hướng nội và chưa khám phá được điểm mạnh của mình, các bạn thường tỏ ra rụt rè trong phỏng vấn & những năm đầu trong công việc, do vậy, thường đánh mất khả năng tỏa sáng trong công việc của mình, đặc biệt là trong vai trò quản lý, lãnh đạo.
Trong buổi chia sẻ này, mình sẽ hỗ trợ các bạn tìm hiểu về tính cách hướng nội? thế nào nhận biết được người hướng nội? Các điểm mạnh của người hướng nội & giúp các bạn sử dụng được điểm mạnh của mình trong công việc, đặc biệt trong vai trò quản lý hoặc lãnh đạo.
Khi nhắc đến người hướng nội, chúng ta sẽ có xu hướng liên tưởng đến những người:
Thế nhưng, với những nhà quản lý hoặc lãnh đạo hướng nội đã nhiều kinh nghiệm làm việc, họ hoàn toàn có thể điều chỉnh hành vi của mình. Bên cạnh họ, bạn sẽ thấy đó là những con người tràn đầy năng lượng, nhiệt tình và nhiệt huyết, nổi bật trong đám đông,.. nên bạn rất dễ nhầm lẫn họ là người hướng ngoại.
Ở một góc độ khác, chúng ta có thể nhận diện người hướng nội/ hướng ngoại thông qua việc họ lấy năng lượng của mình. Theo nhà tâm lý học Thụy Sĩ Carl Jung - cha đẻ của thuật ngữ hướng nội (introversion) và hướng ngoại (extraversion) đã chỉ ra rằng người hướng nội là những người lấy năng lượng bằng việc ở một mình. Còn người hướng ngoại lấy năng lượng bằng việc tiếp xúc với những người khác.
Vì vậy, khi cần lấy lại năng lượng cho mình, người hướng nội thường có xu hướng làm việc một mình hoặc ở một mình hoặc cần không gian yên tĩnh cho chính mình.
Ví dụ: khi có nỗi buồn hoặc cần thư giãn, người hướng nội sẽ có xu thế đi uống coffee một mình, đi xem phim một mình, đi dạo một mình, đọc sách một mình … hoặc chỉ đi cùng người bạn rất thân. Tròn khi đó thì người hướng ngoại sẽ cần gặp gỡ với rất nhiều người, đến những nơi sôi động hoặc thường xuyên cần có những người xung quanh để lấy lại năng lượng cho mình.
Để biết chính xác mình thuộc nhóm hướng ngoại hay hướng nội, các bạn cũng có thể làm các bài trắc nghiệm tính cách, đặc biệt là MBTI. Các bản phân tích báo cáo kết quả trắc nghiệm này, cũng có thể cho bạn biết nhiều hơn về điểm mạnh của mình
Trong một môi trường hiện đại ngày nay, khi mà xã hội, trường học, doanh nghiệp ,… có xu hướng đề cao tính thực tế, tính hòa đồng, tính năng động, tính nổi bật của người hướng ngoại, thì những người hướng nội gần như bị “dán nhãn” yếu thế hơn, và bị đánh giá rằng họ có ít điểm mạnh hơn.
Thế nhưng hướng nội lại có những thế mạnh điển hình, những khả năng rất riêng và họ luôn có cách để tỏa sáng. Vì vậy, hướng nội không phải là một yếu điểm, đó là “món quà” mà ít người có được. Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ với các bạn 3 nhóm điểm mạnh chính của người hướng nội:
Bởi họ có tính cách cá nhân hướng đến chiều sâu, thường dành thời gian của mình tìm hiểu sâu sắc những vấn đề mình quan tâm. Vì vậy, người hướng nội có tư duy mạch lạc, kế hoạch rõ ràng. Đây là điều quyết định đến hiệu quả làm việc của họ.
Bởi sự yên tĩnh và xu hướng tĩnh lặng trong tính cách giúp họ nhạy cảm và linh hoạt. Họ dễ dàng quan sát và nhận biết những gì xung quanh chính xác, chậm rãi đánh giá rồi mới quyết định hướng giải quyết. Thế nên, họ thường ít gặp thất bại.
Vì hướng đến chiều sâu trong các mối quan hệ, họ thường hiểu và cảm thông với người khác. Đây cũng là ưu điểm khiến những người hướng nội luôn nhận được sự tin tưởng trong công việc cũng như cuộc sống. Do vậy, người hướng nội cũng là những người “bậc thầy” trong giao tiếp và truyền động lực.
Trong thời đại ngày nay, tất cả các doanh nghiệp thành công đều cần đến những người lãnh đạo hiệu quả.
Với những người có kỹ năng lãnh đạo giỏi, họ sẽ giúp đội nhóm, công ty của mình đạt được mục tiêu chung thông qua việc xây dựng, truyền đạt các định hướng chiến lược mới, giao tiếp và thúc đẩy các thành viên trong nhóm gia tăng sự cống hiến để đạt được mục tiêu mục chung của tổ chức.
Có rất nhiều định nghĩa và quan điểm về leadership (lãnh đạo), tuy nhiên, trong bài viết này, chúng ta sẽ tiếp cận leadership theo quan điểm của John C. Maxwell: “nhà lãnh đạo đơn giản là người có khả năng gây ảnh hưởng”. Và ông chia thành 5 cấp độ lãnh đạo, trong đó Cấp độ 1: Lãnh đạo do vị trí/ quyền lực là cấp độ lãnh đạo thấp nhất.
Từ mô hình này, chúng ta chúng ta có thể hiểu sâu hơn về các cấp độ lãnh đạo để từ đó rèn luyện, phát triển, gia tăng độ ảnh hưởng của mình.
Đây là hiểu lầm phổ biến nhất về người hướng nội. Ngại ngùng là hành vi, trạng thái của một người khi tiếp xúc với môi trường xã hội nào đó, còn hướng nội là tính cách, xu hướng tâm lý hướng về nội tâm. Người hướng nội có thể tự tin giao tiếp, ứng xử, giải quyết vấn đề trước đám đông mà không gặp trở ngại nào về tâm lý. Việc họ chọn ở một mình thay vì trong một đám đông đơn giản vì họ thích không gian yên tĩnh, tự chủ và không muốn giành thời gian cho quá nhiều người.
Người hướng nội thích dành thời gian một mình để nạp năng lượng nhưng KHÔNG có nghĩa họ muốn cách ly xã hội. Họ vẫn thích được ở bên gia đình, bạn bè, bàn luận về những vấn đề mà họ thích hoặc hứng thú. Họ có thể thích những buổi gặp mặt ít người nhưng thích đứng ngoài để quan sát và nhìn ngắm hơn là tham gia thảo luận.
Suy nghĩ này hoàn toàn sai lầm, có những người nổi tiếng trên thế giới là người hướng nội và khả năng lãnh đạo của họ lại rất xuất sắc. Nhờ thói quen suy nghĩ thấu đáo, biết lắng nghe và cảm thông, người hướng nội sẽ kết nối, thiết lập nên các mối quan hệ chặt chẽ với những thành viên trong nhóm hoặc cấp dưới.
Vì thích ở một mình nên người hướng nội thường bị hiểu lầm rằng có vấn đề về tâm lý, tuy nhiên nên hiểu rõ rằng hướng nội là bản tính bẩm sinh, nó rất khác với trầm cảm hoặc bất kỳ một chấn động tâm lý nào đó.
Vì những hiểu lầm như trên mà người ta thường cho rằng người hướng nội cần phải thay đổi bản thân, trở thành người hướng ngoại. Hướng nội là tính cách, vì thế những thay đổi để trở thành hướng ngoại là vô ích với họ. Tích cách này không gây cản trở quá trình học tập hay làm việc của họ mà thậm chí còn giúp khả năng tư duy sáng tạo của họ phát triển mạnh mẽ hơn.
Hầu hết chúng ta tin rằng người hướng ngoại sẽ trở thành những nhà lãnh đạo thành công nhất, dù là trong doanh nghiệp hay trong đời thường. Họ là những nhà lãnh đạo luôn tự tin trong hướng dẫn, cố vấn người khác, giúp mọi người học hỏi và phát triển bản thân.
Tuy nhiên, những nhà lãnh đạo thành công nhất, những cấp độ lãnh đạo cao nhất (lãnh đạo cấp độ 5), lại là những những người đáp ứng được người đáp ứng được 02 yếu tố nghịch lý giữa bản tín khiêm nhường và nghị lực làm việc chuyên nghiệp của người hướng nội. (Jim Coliins – Từ tốt đến vĩ đại)
Albert Einstein, Isaac Newton, Abraham Lincoln, Mahatma Gandhi, Bill Gates, Larry Page, Mark Zuckerberg, Warren Buffett, Michael Jordan, Elon Musk, Martin Luther King, … đều là những người hướng nội và họ cũng chứng minh cho chúng ta người hướng nội có thể trở nên tuyệt vời như thế nào!
Để rèn luyện, trở thành một người lãnh đạo hiệu quả, người hướng nội cần:
Người hướng nội thích ở một mình, và có khả năng tập trung rất cao. Vì vậy người hướng nội rất phù hợp với "tập luyện nâng cao" (deliberately practice). Sự tập luyện này là nền tảng để trở thành chuyên gia, và giúp người hướng nội phát triển năng lực sâu trong một vài lĩnh vực nào đó. Điều này, chúng ta có thể học hỏi từ những nhà sáng lập của Facebook hay Google, Mark Zuckerberg và Larry Page.
Deliberately Practice - Luyện tập có chủ đích đề cập đến một loại hình rèn luyện đặc biệt có mục đích và có hệ thống. Trong khi cách luyện tập thông thường là thực hiện các hoạt động giống nhau lặp đi lặp lại như một thói quen và không có mất nỗ lực để suy nghĩ thì Deliberately Practice (Luyện tập có chủ đích) đòi hỏi sự chú ý tập trung và được tiến hành với mục tiêu cụ thể trong nhiều giai đoạn được chia nhỏ để hướng đến mục tiêu cuối cùng là cải thiện hiệu suất!
Người hướng nội ít bị ảnh hưởng bởi đam mê tiền bạc, danh vọng... hơn người hướng ngoại. Và với bản tính thích suy tư, họ dễ dàng nhìn thấy bản chất của vấn đề, cũng như những nguy cơ dài hạn. Vì vậy chỉ cần người hướng nội có niềm tin vào một tầm nhìn nào đó, họ sẽ có sự kiên định và dũng cảm hơn bất kì ai khác trong việc đấu tranh để biến tầm nhìn đó trở thành sự thực. Chúng ta có thể học hỏi điều này ở Warren Buffett và Elon Musk, Martin Luther King,…
Điều đó có nghĩa là mạnh dạn nghe theo cảm xúc, chấp nhận việc "đi trốn" khi cần làm những công việc nghiêm túc, cần sáng tạo, hoặc “đề xuất” để được lựa chọn địa điểm và thời gian làm việc phù hợp với bản thân mình.
Người hướng nội có một khả năng nhạy cảm, “thấu cảm”, “lắng nghe” chân thành rất cao, điều này sẽ tạo cho người khác một cảm giá được “an toàn”, “trân trọng”, “tin cậy”. Do vậy, bạn có thể rèn luyện, nâng cao kỹ năng giao tiếp để có thể truyền đạt được những ý tưởng, thông điệp tuyệt vời của mình cho người khác cũng như giúp đỡ người khác phát triển điểm mạnh của họ.
Đây là việc mà người hướng nội ngại làm. Nhưng chỉ bằng cách mạnh dạn thể hiện tiếng nói, đòi hỏi giá trị mà mình tin tưởng, người hướng nội mới có thể có được môi trường mà mình mong muốn. Đặc biệt là qua việc viết, hoặc mạng xã hội, hai công cụ truyền đạt mà người hướng nội có thế mạnh sử dụng.
Người hướng nội có khả năng tập trung tốt vào một lĩnh vực và làm nó thật tốt, hãy mạnh dạn chia sẻ với cấp trên về những thứ bạn muốn, thích làm. Điều tuyệt vời là đôi khi, bạn chỉ cần nói nó một lần thôi, cấp trên sẽ hiểu và cho phép bạn làm những gì mình muốn. Khi đã đạt được mục đích rồi, hãy thể hiện khả năng bản thân, khẳng định thế mạnh của chính mình.
Những việc sợ làm là những việc đáng làm nhất là câu nói đúng nhất với những người hướng nội. Bằng việc dần dần đối mặt với từng nỗi sợ của mình (sợ nói, sợ giao tiếp, sợ đám đông…) , người hướng nội sẽ có đầy đủ kĩ năng và vị thế để đạt được điều mình mong muốn. Hãy ra vùng an toàn để học hỏi những kỹ năng mới, những trải nghiệm mới cho chính mình.
-END-
Ban biên tập chân thành cảm ơn chị đã dành thời gian chia sẻ kinh nghiệm quý báu đến các đọc giả của blog GrowUpWork, chúc chị sức khỏe và thành công!