Hiện tại đã bước sang năm thứ hai của đại dịch Covid, rất nhiều ngành nghề và thị trường chịu ảnh hưởng chung trong suốt thời gian vừa qua. Trong đó ngành IT cũng chịu tác động không hề nhỏ! Vậy xu hướng tiếp theo của các công ty là gì đối với nhân sự thuộc ngành IT và đâu là hướng đi chính cho các nhân sự IT trong thời gian sắp tới? Báo cáo thị trường việc làm IT và mức lương trung bình 2020 -2021 dưới đây (được tổng hợp từ báo cáo của trang TopDev nửa cuối năm 2020 và đầu 2021) sẽ cung cấp cho bạn góc nhìn toàn cảnh.
Việt Nam nằm trong top 5 các nước có khả năng phòng chống dịch hiệu quả trên thế giới. Tuy nhiên ngành IT vẫn chịu những tác động tuy không lớn nhưng cũng được xem là đáng kế. Điều này cũng tạo nên những thay đổi không nhỏ trong thị trường việc làm IT
Về nhu cầu tuyển dụng các công việc thuộc ngành IT của các công ty Việt Nam được phân làm 3 xu hướng chính trong nửa đầu năm 2021 so với năm nửa cuối năm 2020 như biểu đồ phía dưới:
Trong biểu đồ này ta có thể thấy số các công ty triển khai kế hoạch tuyển dụng vẫn đang cao (56%) hơn hẳn so với các công ty không có kế hoạch tuyển dụng nhân sự là 37%.
Số các công ty triển khai kế hoạch tuyển dụng nửa đầu năm 2021 đã cao hơn so với năm 2020 là 1,2% cùng thời điểm.
Hơn nữa là số lượng các công ty cắt giảm nhân sự đến hiện nay đã thấp hơn 3,6 so với năm 2020 (khi đó tỷ lệ công ty cắt giảm nhân sự IT đã lên đến 9,8% do bảo toàn tài chính trong tâm dịch covid từ 01/03/2020 - 15/05/2020).
Theo ước lượng thì trong năm 2021 có đến 117,180 cơ hội công việc trong ngành IT, gia tăng 36,5 % so với năm 2020.
► Nhu cầu tuyển dụng việc làm ngành IT nhìn chung đã có dấu hiệu khả quan và tăng trưởng hơn hẳn năm 2020. Cho thấy các doanh nghiệp đã có những định hướng và giải pháp mới trong tuyển dụng nhân sự để đảm bảo hoạt động của công ty được ổn định và thích ứng tốt hơn với bối cảnh dịch bệnh.
Mặt khác, 7% các doanh nghiệp trên thị trường đã quyết định gia tăng nhu cầu tuyển dụng nhân sự IT trong bối cảnh dịch bệnh vì đa số các công ty này nằm trong ngành phát triển nhờ covid 19, như thương mại điện tử là một ví dụ điển hình.
Hơn thế nữa dịch bệnh cũng đã tạo ra thay đổi trong xu hướng trong tuyển dụng các chuyên môn và kỹ thuật của ngành IT, cụ thể là sự xuất hiện của các kỹ năng công nghệ đột phá có nhu cầu cao như:
Các công ty trong giai đoạn 2020 -2021 vẫn đang cực lực ứng phó với tình hình dịch bệnh, giải bài toán khó để cân bằng tài chính và hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp. Điều này đã tạo ra thay đổi về các yêu cầu kỹ thuật đối và năng lực với nhân sự IT.
Trong biểu đồ trên (năm 2020) có thể thấy được các công ty vẫn còn quan tâm đến kế hoạch tuyển dụng, nhưng sự tập trung chính đã chuyển hướng sang việc đào tạo cho nhân viên hiện tại và tăng yêu cầu đối với việc tuyển dụng nhân viên mới. Trong đó, đầu tư và thực hiện các hoạt động đào tạo upskill (đào tạo nâng cao) được chú trọng đến 84% và re-skill (đào tạo lại) được chú trọng 78%.
Đến hiện tại năm 2021, xu hướng tuyển dụng đã bắt đầu tăng trở lại sau đợt giảm trong 2020.
Biểu đồ trên cho thấy xu hướng về nhu cầu tuyển dụng đã khả quan hơn năm 2020. Tuy nhiên đối với các vị trí công việc IT truyền thống thì lượng tăng chỉ mới đang trên đà hồi phục và vẫn thấp hơn trước năm 2020 trong khi nhu cầu đối với vị trí công việc IT cao cấp / linh hoạt lại tăng vượt bậc hơn cả thời điểm trước tâm dịch.
Điều này tạo ra thách thức rất lớn đối với nhân sự IT trong bối cảnh bình thường mới, khi mà dịch bệnh covid 19 vẫn chưa được khống chế hoàn toàn. Nhu cầu thị trường hiện tại đòi hỏi chính nhân sự IT phải có các hoạt động để nâng cao năng lực của bản thân nhằm thích ứng và bắt kịp thị trường.
Vị trí tuyển dụng có nhu cầu cao nhất và có độ phổ biến nhất là Back-end Developer với 54,5%, kế tiếp là Full Stack 51,5%, kế tiếp là Front-end 37,1%.
So với trước đây thứ hạng đã có sự thay đổi rõ rệt trong nhu cầu đối với vị trí công việc như Full Stack và Mobile Dev.
Đồng thời Product với DevOps có nhu cầu tăng đáng kể vì nằm trong các lĩnh vực được hưởng lợi từ dịch bệnh, chẳng hạn như thương mại điện tử. Tuy nhiên, riêng vị trí DevOps được phía các nhà tuyển dụng đánh giá là vị trí công việc cũng như kỹ năng khó tuyển nhất hiện tại.
Nhu cầu về các kỹ năng IT không có nhiều sự thay đổi lớn trong những năm gần đây trên thế giới nói chung và thị trường Việt Nam nói riêng.
Như có thể thấy trên biểu đồ Javascript vẫn có nhu cầu áp đảo với hơn 70% các công ty tìm kiếm kỹ năng này ở nhân viên IT cho các hoạt động phát triển phần mềm của họ.
Đối với các trình độ có kinh nghiệm dưới 5 năm (từ Fresher cho đến Senior) mức lương trung bình cao nhất là $1,340.
Từ 5 năm và 10 năm làm việc trở lên cùng cấp độ kinh nghiệm Quản lý và Giám đốc thì mức lương trung bình có sự phân hóa. Từ cấp quản lý trở lên theo hướng Kỹ thuật sẽ có mức lương trung bình cao hơn cấp quản lý và giám đốc hướng kinh doanh.
Top 13 ngành/lĩnh vực trong IT có mức lương trung bình cao nhất (Nguồn: https://topdev.vn/page/bao-cao-it-viet-nam)
Nhu cầu trong top 3 cao là vậy, xong vẫn còn rất khó khăn trong việc tìm kiếm nhân sự IT đáp ứng đủ cho nhu cầu này.
Mức lương trung bình trong top 5 - là các vị trí quản lý điều hành cấp cao không có nhiều sự thay đổi.
Trong khi đó các công việc AI/ Machine Learning, Cloud/DevOps và Data Scientist đang có mức tăng khá lớn do các doanh nghiệp cập nhật các hoạt động kinh doanh mới để thích ứng với tình hình covid19 và sẽ được dự đoán là tiếp tục tăng trong tương lai.
Sau khi đã có góc nhìn khái quát và cụ thể về xu hướng và nhu cầu tuyển dụng của thị trường đối với ngành IT. Chúng ta cùng xem và phân tích các báo cáo thể hiện trình độ và kỹ năng hiện nay của nhân sự IT Việt Nam.
Nhân lực IT Việt Nam chiếm đa phần trong độ tuổi rất trẻ, trong đó khoảng 55% nhân lực nằm trong độ tuổi từ 20 -29.
Đồng thời nhân lực trong ngành này đa phần tập trung tại các thành phố lớn như Hồ Chí Minh với 55,1 % và tiếp đến là Hà Nội với 34, 2%. Các tỉnh thành còn lại lần lượt là Đà Nẵng 5,8% và phân tán ở các nơi khác là 4,9%.
Số lượng nhân lực IT có trình độ Junior chiếm cao nhất 40% nhân lực IT.
Tuy nhiên cũng cần phải nói thêm về tỉ lệ số năm làm việc và cấp độ kinh nghiệm có sự khác biệt trong nhân sự IT. Tức là có những lập trình viên có ít năm làm việc nhưng trình độ chuyên môn cao và ngược lại có những lập trình viên có nhiều năm làm việc nhưng trình độ chuyên môn chỉ được đánh giá ở mức Junior và Middle.
Biểu đồ trên cho thấy nhân lực IT biết cách nắm bắt các xu hướng để đáp ứng nhu cầu của thị trường khi so sánh với biểu đồ nhu cầu về nhân lực IT trong các ngành ở phần trên.
Trong đó ngành AI/Cloud/ Enterprise Infrastructure lên đến 43,5%, tiếp theo sau là Fintech 32,4%, Ecommerce / Retail 22,9% và theo sau là top 4 là Cybersecurity với (22,9%).
Cybersecurity nói riêng và Security nói chung tuy ở top 4 trong bảng nhu cầu của nhân lực IT nhưng lại Top 1 trong bảng nhu cầu ngành / thị trường. Cụ thể, vì bối cảnh dịch bệnh nên đa phần các hoạt động offline trước đây đều đã đóng băng và chuyển hóa sang các hoạt động online (nếu có khả năng), không những thế đây còn được xem là xu hướng tiềm năng mạnh mẽ lâu dài. Chính điều này đã tạo điều kiện để nhu cầu trong ngành An ninh nói chung và an ninh mạng Cybersecurity nói riêng tăng cao và cần được phát triển mạnh hơn trong thời gian sắp tới.
Hi vọng rằng báo cáo thị trường việc làm IT và mức lương trung bình 2020 -2021 này đã cung cấp cho bạn các thông tin khái quát toàn cảnh về ngành IT và nhân lực IT Việt Nam. Từ đó làm cơ sở để định hướng và lập mục tiêu cho sự nghiệp IT của mình. Chúc bạn thành công!