Định hướng nghề nghiệp là việc cực kỳ quan trọng đối với học sinh. Đây sẽ là cách tốt để các em tìm ra đam mê, sở thích và ngành nghề phù hợp với mình. Từ đó hạn chế tối đa việc làm trái ngành hay mất cảm hứng học tập. Tuy vậy, làm sao định hướng cho đúng không phải là điều đơn giản. Do đó sau đây chuyên gia GowUpWork sẽ đưa ra hướng dẫn chi tiết cách định hướng ngành nghề.
Tại Tọa đàm Việc làm trái ngành của các cử nhân kinh doanh và quản lý ở Việt Nam năm 2022, các nhà nghiên cứu đã đưa ra tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ra làm trái ngành.
Những con số không biết nói dối và nó thực sự là lời “cảnh báo đỏ” với việc định hướng việc làm tại Việt Nam.
Vậy, định hướng nghề nghiệp là gì? Đây chính là quá trình hỗ trợ học sinh giúp họ khám phá ra sở thích, năng lực và mong muốn cá nhân của mình. Đồng thời, người định hướng cũng cần giúp học sinh nhìn ra cơ hội, thách thức của các lĩnh vực.
Câu chuyện định hướng việc làm đã được các trường tại những nước phát triển thực hiện từ rất lâu. Tại Việt Nam thì việc này chỉ mới bắt đầu trong vài năm gần đây.
Nhiều chuyên gia tin rằng việc định hướng cần thực hiện càng sớm càng tốt bởi những lợi ích sau:
Vấn đề của đa số học sinh hiện nay là rất mông lung trong việc định hướng nghề nghiệp. Điều này khiến cho họ cũng không có lộ trình học tập rõ ràng.
Thông thường mọi học sinh sẽ học đều tất cả các môn từ khoa học tới tự nhiên. Tuy nhiên nếu biết dự định tương lai của mình thì học sinh sẽ biết tập trung vào mục tiêu chính.
Việc định hướng cũng là để học sinh tìm ra điểm mạnh của bản thân. Khi đã hiểu được ưu điểm thì học sinh sẽ phát triển một cách tối đa. Đó chính là căn cứ để đạt nhiều kết quả tốt trong quá trình học tập, làm việc.
Ngoài ra, học sinh cũng sẽ biết cách lựa chọn những ngành học, công việc phù hợp với điểm mạnh của bản thân.
Nếu không có định hướng nghề nghiệp rõ ràng thì học sinh sẽ tốn rất nhiều thời gian cũng như tiền bạc.
Hiện nay để học bất kỳ môn học hay kỹ năng nào thì cũng đều cần chi phí. Thay vì đầu tư học tràn lan thì những học sinh có định hướng sẽ tập trung cho những môn theo đúng định hướng.
Tất cả những lý do trên đều là hậu quả của việc chọn sai ngành học. Thậm chí có những người còn bỏ học, chuyển ngành ngay trong khi học đại học.
Ngược lại khi bạn chọn đúng đam mê, sở trường thì sẽ có động lực to lớn để học tập, vượt qua khó khăn. Đương nhiên khi nỗ lực thì bạn cũng sẽ dư khả năng để thăng tiến trong lĩnh vực theo học.
Như đã trình bày ở trên, việc chọn sai ngành sẽ dễ khiến sinh viên làm trái ngành hoặc thất nghiệp. Xét về xã hội thì đây cũng là điều không hề tốt.
Định hướng việc làm sẽ giúp học sinh có con đường đúng đắn và phát triển toàn diện hơn. Điều đó khiến cho doanh nghiệp dễ dàng tìm kiếm nhân tài. Đặc biệt, kinh tế và xã hội cũng sẽ phát triển tốt hơn.
Nhiều người hiện nay vẫn quan niệm rằng cấp 3 là thời điểm tốt nhất để thực hiện định hướng việc làm.
Cấp 3 là cấp học sau cùng trước khi bước vào cánh cửa đại học. Đây cũng là giai đoạn mà học sinh đã trưởng thành hơn về nhận thức. Lúc này họ sẽ biết nhìn nhận và đánh giá tốt hơn về năng lực bản thân.
THPT cũng là giai đoạn mà học sinh sẽ để ý hơn, quan tâm hơn các thông tin về ngành nghề. Từ đó, gia đình và nhà trường cũng sẽ dễ dàng đưa ra lời khuyên, định hướng cho học sinh.
Tuy vậy, nhiều chuyên gia tin rằng định hướng việc làm cần được thực hiện càng sớm càng tốt.
Quá trình định hướng việc làm cần trải qua nhiều hoạt động trong thời gian dài. Đồng thời đây cũng là việc có sự kết hợp giữa gia đình, thầy cô và chính học sinh.
Các bước định hướng như sau:
Ban đầu học sinh có thể tự mình kiểm tra bằng các bài trắc nghiệm trên internet. Sau đó, gia đình, nhà trường nên cho học sinh tham tha các trò chơi, hoạt động thực tế.
Kết quả của quá trình này sẽ giúp học sinh hiểu rõ bản thân mình mạnh hay yếu ở những điểm nào. Ở giai đoạn này chúng ta nên chia thành 2 xu hướng: khoa học hoặc xã hội.
Ví dụ: Học sinh có khả năng vẽ đẹp thì đó là lợi thế nếu tham gia các lĩnh vực kiến trúc, xây dựng. Học sinh yêu thích phân tích văn thơ, lịch sử thì nên tham gia ngành xã hội.
Từ nhỏ gia đình nên định hướng nghề nghiệp bằng cách cho con tiếp cận với các ngành nghề tốt.
Trẻ con rất có xu hướng yêu thích ngành nghề dựa theo sự hiểu biết và ngưỡng mộ ban đầu.
Ví dụ: Học sinh thích chọn nghề giáo viên vì họ yêu quý cô giáo/thầy giáo lúc nhỏ. Học sinh chọn ngành bác sĩ vì họ nhìn thấy màu áo Blouse và tin tức bác sĩ cứu chữa người,...
Để làm được việc này thì cha mẹ có thể cho con xem các video về ngành nghề tốt. Tiếp theo, khi học sinh lớn có thể để con tham gia các hoạt động ngoại khóa như tư vấn tuyển sinh, thực tập,...
Không phải học sinh thích ngành nghề nào thì cũng nên tham gia. Việc lựa chọn thông minh thì nên dựa vào cả năng lực bản thân và tiềm năng của lĩnh vực đó.
Về năng lực bản thân: Có những ngành nghề yêu cầu rất cao. Nếu muốn tham gia trước tiên cần có lực học tốt, điều kiện kinh tế cao. Nếu thực sự cân nhắc, cảm thấy học sinh không đủ điều kiện thì gia đình nên định hướng theo ngành khác.
Về tiềm năng ngành nghề: Không thể phủ nhận có một số lĩnh vực hiện nay đang có xu hướng đi xuống. Để tìm kiếm việc làm trong các ngành nghề này là rất khó, thậm chí nếu có thì mức lương cũng không tốt.
Nhiệm vụ của gia đình và nhà trường là phát hiện ra những điều này càng sớm càng tốt. Từ đó có sự khuyên giải nhẹ nhàng, định hướng học sinh sang hướng đi khác tương tự.
Sau khi đã xác định được rõ mong muốn của bản thân thì học sinh cần nghiên cứu kỹ hơn về các công việc trong tương lai.
Trước tiên, học sinh cần xác định rằng trong khoảng 4 - 5 năm sắp tới lĩnh vực theo học sẽ như thế nào. Việc lựa chọn những ngành có nguy cơ bị lão hóa hoặc biến mất là rất rủi ro.
Tiếp theo học sinh cũng cần biết những công việc đó cần làm những gì, yêu cầu kỹ năng nào, mức lương thưởng ra sao. Những thông tin này hoàn toàn có thể tìm kiếm trên internet, các diễn đàn mạng xã hội và cả tại các buổi tư vấn hướng nghiệp.
Sau khi đã tìm được ngành nghề mình yêu thích thì học sinh hãy nên bắt tay vào học tập ngay lập tức. Gia đình cũng nên hỗ trợ tối đa học sinh trong quá trình này.
Học sinh cần xác định rằng ngành nghề mong muốn theo học cần những yêu cầu nào. Ở đây có thể là điểm số và các kỹ năng chuyên môn.
Ví dụ: Đối với ngành IT thì cần điểm số các môn Toán, Lý, Hóa hoặc Toán, Lý, Anh và kỹ năng lập trình. Ngành mỹ thuật, kiến trúc thì cần các môn như Toán, Lý, Anh và kỹ năng vẽ.
Xác định được những tiêu chuẩn này thì học sinh cần bắt tay vào rèn luyện ngay lập tức.
Ngoài ra, việc tham gia các hoạt động ngoại khóa liên quan như cuộc thi học thuật, trại hè,...cũng giúp hồ sơ của học sinh trở nên tốt hơn.
Hiện nay nhiều học sinh thậm chí không cần định hướng nghề nghiệp khi họ có thể tự trải nghiệm mọi thứ.
Có nhiều công cụ để học sinh tự trải nghiệm thực tế. Chúng ta có thể kể đến như ngày hội việc làm (Career Days), kiến tập/thực tập tại trường, Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp.
Không có một dự định nào mà có độ chắc chắn 100%. Rủi ro là điều mà tất cả chúng ta nên chuẩn bị trước. Đương nhiên việc tư vấn nghề nghiệp cũng không phải ngoại lệ.
Mỗi năm chỉ có 1 kỳ thi tuyển sinh đại học và học sinh nên có sẵn ít nhất 2 phương án. Trong trường hợp không đủ điểm hoặc các điều kiện vào ngành đầu tiên thì vẫn còn ngành thứ 2 dự phòng.
Việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh ngay từ sớm là cực kỳ quan trọng. Bạn hãy thực hiện việc định hướng, tư vấn cho con/em theo hướng dẫn trên đây để giúp học sinh có lựa chọn đúng đắn nhất. Đó chính là tiêu chí quyết định tới sự phát triển trong sự nghiệp sau này.