Các tuyệt chiêu sử dụng LinkedIn để tìm kiếm nhân tài của headhunter

Tuyển dụng là nhu cầu cần thiết của bất kỳ công ty nào hiện nay. Tuy nhiên làm sao để tìm được những nhân tài, người giỏi phù hợp lại là vấn đề khiến nhiều CEO phải đau đầu. Chính vì vậy họ thường sử dụng tới headhunter để được hỗ trợ. Và các Headhunter này lại coi LinkedIn là giải pháp tối ưu cho việc tìm kiếm, tuyển dụng nhân tài. Vậy, headhunter là gì? LinkedIn dành cho headhunter những “tuyệt chiêu” nào để tìm kiếm người giỏi? Chia sẻ sau từ chuyên gia GrowUpWork sẽ giúp bạn hiểu rõ quy trình này.

LinkedIn dành cho Headhunter nền tảng tìm kiếm nhân tài tuyệt hay

Headhunter là gì?

Headhunter có nghĩa sát tiếng Việt là “săn đầu người”. Đây là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực tuyển dụng.

Headhunter là một tổ chức, dịch vụ được cung cấp bởi bên thứ 3 cho công ty, doanh nghiệp. Dịch vụ này sẽ có nhiệm vụ quảng cáo và tìm kiếm nhân sự ở các vị trí cấp cao cho doanh nghiệp.

Nói cách khác, headhunter được xem như “cầu nối” giữa công ty với các nhân tài. Nhờ việc này nên các doanh nghiệp có thể dễ dàng tìm thấy người giỏi, phù hợp trong thời gian ngắn nhất.

Nhiều người hiện nay vẫn nhầm lẫn giữa headhunter và recruiter. Tuy nhiên, trên thực tế, hai dịch vụ này lại có sự khác biệt rõ ràng

 
Headhunter

 

  • Thường là dịch vụ của bên thứ ba
  • Chuyên về tìm kiếm nhân tài cho các công ty, doanh nghiệp
  • Các vị trí tìm kiếm thường đặc biệt và ở mức senior trở lên
  • Có sự uy tín và thời gian tìm kiếm nhanh chóng

 

 
Recruiter

 

  • Thường là một bộ phận của công ty
  • Phụ trách toàn bộ quy trình quảng cáo, tìm kiếm và đào tạo nhân sự
  • Tìm kiếm tất cả các vị trí cho công ty 

 

Vai trò của LinkedIn dành cho headhunter

Cũng đóng vai trò tìm kiếm nhân tài cho doanh nghiệp nhưng nếu muốn khẳng định vị thế thì headhunter cần phải có những thành tích tốt. Chính vì vậy, rất nhiều người trong lĩnh vực này đã tin tưởng LinkedIn.

Có một sự tương thích khá hay ho giữa LinkedIn và những người giỏi trong các lĩnh vực đó là đều có sự chuyên nghiệp và biết cách cung cấp thông tin của mình.

LinkedIn chính là cầu nối hoàn hảo giữa nhân tài và doanh nghiệp


LinkedIn là mạng xã hội chuyên nghiệp dành cho lĩnh vực việc làm. Chính vì vậy, các chuyên gia, nhân tài sẽ luôn muốn tận dụng nó để tự quảng bá bản thân.

Theo một công bố từ LinkedIn vào tháng 9 năm 2021 thì đã có khoảng 740 triệu người trên toàn thế giới tìm được việc làm từ chính nền tảng này.

Ngược lại, LinkedIn cũng cung cấp một công cụ hữu hiệu cho headhunter. Thay vì phải chật vật tìm kiếm ở nhiều nơi khác nhau thì nhà tuyển dụng có thể tìm kiếm rất nhiều hồ sơ nhân tài trên LinkedIn.

LinkedIn cũng cung cấp một môi trường giúp headhunter có thể kết nối và liên lạc với các doanh nghiệp, người có nhu cầu khác nhau. Sự kết nối này có thể sẽ được lưu giữ trong thời gian dài.

Những điều cơ bản mà headhunter cần làm trên LinkedIn

Nếu là một headhunter thì bạn không thể ngồi đợi nhân tài đến tìm kiếm mình được. Hai điều quan trọng mà mỗi nhà tuyển dụng cần làm trên LinkedIn đó là tìm kiếm, connect ứng viên và tự hoàn thiện hồ sơ doanh nghiệp.

Để tự hoàn thiện hồ sơ doanh nghiệp trên LinkedIn thì bạn hãy thực hiện theo các điều sau:

 

  • Đặt avatar sáng sủa, chuyên nghiệp và tạo được thiện cảm.
  • Không dùng LinkedIn để post hình ảnh, nội dung về cuộc sống cá nhân.
  • Xen kẽ bài viết tuyển dụng chuyên nghiệp với việc chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong công việc, cuộc sống.
  • Thường xuyên cập nhật thông tin về doanh nghiệp hoặc kiến thức, kinh nghiệm.
  • Đặt một đoạn ngắn giới thiệu về công việc, nhu cầu kết nối và phương châm của bản thân.

 

Đây là những tài nguyên có sẵn mà LinkedIn dành cho Headhunter. Hầu như ai cũng có thể tiếp cận và sẽ kết nối được với nhiều người. Bạn cũng có thể tham gia các hội nhóm chuyên ngành trên LinkedIn.

Tuy nhiên bạn đừng Connect một cách “vô tội vạ”. Hãy chọn lọc khi kết nối với một doanh nghiệp hoặc ứng viên nào đó. Làm sao để sau khi Connect thì bạn có thể trò chuyện, thảo luận về vấn đề công việc với họ. 

Tuyệt chiêu LinkedIn dành cho Headhunter tìm nhân tài

Mặc dù LinkedIn là một môi trường MXH để tìm kiếm và liên kết nhân tài với doanh nghiệp nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện được.

Thực tế vẫn không nhiều doanh nghiệp biết được những kỹ thuật sourcing mà vốn các headhunter vẫn dùng trên LinkedIn.  

Kỹ thuật Boolean

Boolean tuyệt đối không phải là một kỹ thuật mới chỉ là nhiều doanh nghiệp chưa biết cách dùng trên LinkedIn.
Thực tế chúng ta có thể hiểu đây là một “phễu lọc” dữ liệu. Nhờ kỹ thuật này mà việc tìm kiếm nhân tài sẽ được tối ưu hơn.

Một số Boolean mà LinkedIn dành cho Headhunter thông dụng như sau: 
  • AND: Sự kết hợp giữa nhiều từ khóa công việc hơn. Ví dụ: Java AND C/C++ là phải bao gồm cả Java và C/C++. 
  • OR: Tìm kiếm các hồ sơ có chứa một trong các từ khóa công việc. Ví dụ: Java OR C/C++ là chỉ cần có một trong 2 yếu tố Java hoặc C/C++.,…
  • NOT: Loại trừ từ khóa công việc này. Ví dụ: Java OR C/C++ NOT Danang là Java hoặc C/C++ nhưng không tìm ứng viên tại Đà Nẵng.
  • “a”: Tìm trang chứa toàn bộ cụm từ khóa công việc đó. Ví dụ: “Game Designer” là tìm đúng các trang có từ Game Designer.,…
  • ( ): Tìm kiếm trong một tập con. Ví dụ: “Developer” AND (Java OR C/C++) là tìm trang Developer và Java hoặc C/C++.
  • *: Là tìm kiếm mở rộng cho từ khóa công việc. Ví dụ: Develop* là tìm kiếm mở rộng cho Developer, Developing hoặc Development.,…

Tuy vậy, công cụ Boolean trên LinkedIn chỉ thực sự có hiệu quả nếu bạn biết lựa chọn keywords phù hợp.

Trước khi tìm kiếm nhân tài cho một vị trí thì Headhunter sẽ xác định những kỹ năng mà vị trí đó cần có.

Ví dụ: Bạn cần tìm một kế toán biết tiếng Đan Mạch thì Boolean nên nhập là: “Accountant” AND (“Denmark” OR “Denish”). 

Tối ưu cách tìm ứng viên trên LinkedIn

Nếu bạn đang sử dụng một cách “phí phạm” các công cụ như Boolean thì sẽ là điều không tốt. LinkedIn dành cho Headhunter nhiều kỹ thuật nhưng nó có sự giới hạn.

Theo đó, với mỗi từ khóa bạn sẽ tìm được một hoặc một số Profile tốt. Tuy nhiên, sau khi truy cập vào bạn hãy để ý bên tay phải màn hình. Tại đây sẽ có các cá nhân khác cũng xem Profile đó.

Các cách mà Headhunter đã tận dụng LinkedIn để tìm kiếm nhân tài


Trên LinkedIn, những người xem Profile của nhau thường là đồng nghiệp cùng ngành hoặc nhà tuyển dụng. Từ đó bạn có thể tiếp cận với những Profile khác tương tự mà không phải mất thêm công sức tìm kiếm.

Một từ khóa rất hay mà bạn cũng có thể dùng để tìm ứng viên đó là “looking for a job” AND “[Vị trí cần tìm]”.

Một cách kết nối với ứng viên nhanh chóng hơn là bạn có thể tìm các contact mà họ để ở phần giới thiệu Profile. Bạn có thể xem qua phần CV, nếu phù hợp thì hãy liên hệ theo Email hoặc số điện thoại.

Việc làm UX Research

Tìm kiếm CV 

Điều mà đa số Headhunter đều muốn tìm kiếm đó là CV. Về cơ bản, chỉ cần nhìn vào CV thì cũng đã phân loại được ứng viên ở trình độ và lĩnh vực nào. Đây cũng là điều mà LinkedIn dành cho Headhunter.

Từ khóa để bạn tìm kiếm các CV đó là “Share CV”. Nếu bạn muốn tìm kiếm các CV ở khu vực Việt Nam thì từ khóa sẽ là “Share CV” AND “Vietnam”. Cứ theo quy tắc này bạn có thể thêm lĩnh vực công việc để tìm kiếm một cách nhanh chóng nhất.

LinkedIn dành cho Headhunter rất nhiều tài nguyên để tìm kiếm, kết nối nhân tài một cách nhanh chóng nhất. Bạn hoàn toàn cũng có thể tận dụng những tài nguyên này để phục vụ cho nhu cầu tuyển dụng của mình.
 


Tin tức liên quan

Giải Pháp Low-Code/No-Code: Giúp Doanh Nghiệp Nhật Bản Tăng Trưởng Hiệu Quả

News|2024-09-06
Giải Pháp Low-Code/No-Code hiện nay đang giúp Doanh nghiệp Nhật Bản tăng trưởng hiệu quả trong bối cảnh các xu hướng mới phát triển bùng nổ ở Châu Á.

Lập trình viên Mobile Roadmap là gì? Tiềm năng phát triển của Mobile Developer

News|2024-09-06
Bạn yêu thích lập trình Mobile? Bạn đang muốn tìm hiểu để phát triển trong lĩnh vực này? Hãy theo dõi lập trình viên Mobile Roadmap sau đây để hiểu rõ và định hướng con đường tốt nhất cho bản thân.

Những tác động của AI trong lĩnh vực lập trình hiện tại và tương lai

News|2024-08-10
AI trong lĩnh vực lập trình thực sự là một điểm sáng mà bạn nên hướng tới. Nếu biết cách tận dụng thì trí tuệ nhân tạo chính là một lĩnh vực cực kỳ tốt và mang lại cho bạn mức lương thưởng tốt.

Project Manager là gì? Những nguyên tắc để trở thành Project Manager hoàn hảo

News|2024-07-31
Project Manager là gì? Những yêu cầu và tiêu chuẩn của công việc quản lý dự án ra sao? Làm sao để trở thành một Project Manager giỏi? Hãy theo dõi thông tin sau để thành công khi làm Project Manager

Scrum Master là gì? Cách để bạn phát triển khi làm công việc SM

News|2024-07-30
Scrum Master là gì? Ngành này liệu có tiềm năng hay không? Làm sao để trở thành một Scrum Master thành công? Tất cả sẽ được giải đáp qua thông tin sau đây. Hãy theo dõi để có hành trang vững chắc khi làm Scrum Master.

System Admin là gì? Cách để trở thành một System Admin toàn diện

News|2024-06-28
System Admin là gì? Làm sao để phát triển toàn diện khi làm việc trong ngành quản trị hệ thống IT? Thông tin sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ và có con đường sự nghiệp tốt nhất với System Admin.