Phân biệt QA và QC là gì? Các vị trí liên quan đến nghề tester

QA/QC là gì? Đây là thắc mắc của khá nhiều ứng viên trước khi tìm kiếm việc làm. Thậm chí bởi mục đích chung đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng nên không ít người còn có sự nhầm lẫn giữa QA và QC. Chính vì vậy, sau đây chuyên gia GrowUpWork sẽ mang tới sự phân biệt rõ ràng về 2 khái niệm đặc biệt này.

QA và QC là gì? Phân biệt và mối liên hệ
QA/QC là gì? Phân biệt và mối liên hệ

Quality Management - Quản lý chất lượng là vị trí thực sự nhiệm vụ giám sát, kiểm tra, quản lý chất lượng sản phẩm hoặc dự án. Mục đích là đảm bảo các sản phẩm này đáp ứng đúng theo tiêu chuẩn đặt ra. 
Nhờ vậy đảm bảo được sự hài lòng với khách hàng. Ngoài ra hoạt động quản lý cũng giúp tăng hiệu suất, giảm chi phí sản xuất và tăng tính cạnh tranh.

Cụ thể, các hoạt động trong Quality Management bao gồm: 
  • Xác định chính sách chất lượng. 
  • Lên kế hoạch kiểm tra chất lượng.
  • Quality Assurance (QA) - đảm bảo chất lượng
  • Quality Control (QC) - kiểm soát chất lượng
  • Cải tiến chất lượng

Quality Assurance (QA) là gì?

Để giải đáp cho thắc mắc QA/QC là gì thì điều đầu tiên bạn cần hiểu rằng đây là 2 khái niệm khác nhau. Trước tiên hãy tìm hiểu về QA (Quality Assurance) trước.

Khái niệm QA

Quality Assurance - Đảm bảo chất lượng là quy trình thực hiện giám sát, kiểm định nhằm xác định xem quy trình hay sản phẩm có đáp ứng được các yêu cầu cụ thể ban đầu hay không.


Việc duy trì các yêu cầu QA giúp tạo ra các sản phẩm, dịch vụ đạt tiêu chuẩn và đáng tin cậy. Đây là một yếu tố quan trọng để tăng niềm tin với khách hàng, cải thiện quy trình làm việc. Nhờ vậy nên công ty có thể tăng uy tín, cạnh tranh tốt hơn trên thị trường.

Quality Assurance - QA - Đảm bảo chất lượng
Quality Assurance - QA - Đảm bảo chất lượng

QA có thực sự quan trọng?

Quality Assurance đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với doanh nghiệp. Đây là bước đánh giá cuối cùng trước khi sản phẩm, dịch vụ đến tay khách hàng. Nếu việc kiểm tra, đảm bảo không tốt và để sản phẩm lỗi xuất xưởng thì rất dễ mất niềm tin cho người dùng.


Tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm tạo ra quy trình đồng bộ, đảm bảo. Công ty sẽ liên tục có sự hoàn thiện, cải tiến để gia tăng chất lượng và tiết kiệm chi phí.
Đặc biệt, QA đóng vai trò quan trọng giúp ngăn ngừa, loại bỏ các sản phẩm lỗi trước khi chúng phát sinh.

Nhiệm vụ của một nhân viên QA

Khi đã giải đáp được phần nào đó về thắc mắc QA/QC là gì thì điều quan trọng là nhân viên cần hiểu nhiệm vụ của bản thân khi bước vào công việc này.


Theo đó, tùy vào từng sản phẩm hay dịch vụ mà nhân viên QA sẽ phải thực hiện các nhiệm vụ khác nhau. 

Tuy nhiên, về cơ bản một nhân viên QA đều phải thực hiện: 
  • Kiểm soát quy trình sản xuất để đảm bảo được thực hiện đúng theo quy định và tiêu chuẩn.
  • Kiểm soát các tài liệu sản xuất và kiểm toán.
  • Thúc đẩy tăng cường quy trình cốt lõi nhằm duy trì chất lượng sản xuất và tối ưu hóa hiệu quả.
  • Kèm cặp, đào tạo và hỗ trợ cho các nhân viên QA ít kinh nghiệm hơn.
  • Giám sát, đào tạo nhân viên sản xuất về tiêu chuẩn, quy trình và tiêu chuẩn chất lượng.
  • Lưu trữ các tài liệu về dự án, sản phẩm và đảm bảo chất lượng.
  • Phát triển các quy trình, phép đo tiêu chuẩn cho sản phẩm.
  • Kiểm soát và thử nghiệm thêm các quy trình, thủ tục để tăng hiệu quả quản lý.
  • Điều tra và chỉnh sửa các phép đo sai lệch so với tiêu chuẩn ban đầu.
  • Trình bày quy trình vận hành tiêu chuẩn SOP.
  • Kết hợp điều tra các vấn đề về chất lượng sản phẩm với nhà sản xuất và khách hàng.
  • Kiểm tra, phê duyệt, trình bày gốc rễ vấn đề và biện pháp khắc phục với các bên liên quan.

 

Quality Control (QC) là gì?

Tất nhiên, để giải đáp QA/QC là gì thì chúng ta không thể chỉ tìm hiểu mỗi QA. QC cũng là một quy trình cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo, cải tiến chất lượng sản phẩm.

Khái niệm QC

QC hay kiểm soát chất lượng là quy trình mà doanh nghiệp thực hiện các công đoạn kiểm định nhằm đảm bảo sản phẩm/dịch vụ tạo ra duy trì chất lượng. Ngoài ra, việc sản xuất cũng cần phải cải tiến liên tục để đáp ứng nhu cầu khách hàng.


Quy trình kiểm soát chất lượng yêu cầu công ty cần tạo ra môi trường cho nhân viên học hỏi và phấn đấu hoàn hảo. Việc đào tạo và đánh giá theo điểm chuẩn nhân viên là điều cực kỳ quan trọng.


Một khía cạnh quan trọng khác của QC đó là thiết lập các biện pháp kiểm soát. Nhờ điều này mà quá trình sản xuất và phản ứng với chất lượng được tiêu chuẩn hóa.

Tầm quan trọng của QC

QC cũng là một quy trình quan trọng để kiểm soát chất lượng nhằm cung cấp sản phẩm tốt nhất cho khách hàng. Tuy nhiên QC lại liên quan đến việc kiểm soát và kiểm tra xem các thông số sản phẩm có đảm bảo hay không.


Không chỉ là sản phẩm cuối cùng mà QC còn yêu cầu dây chuyển sản xuất cần có sự an toàn và chính xác ở mọi công đoạn. Ngoài ra, thanh tra kiểm soát chất lượng có quyền kiểm tra, xác định và xử phạt các doanh nghiệp phát hành sản phẩm lỗi gây hậu quả.

Nhiệm vụ của nhân viên QC

Trong các thắc mắc về QA/QC là gì thì nhiều người cũng nhầm lẫn công việc của một nhân viên QC với QA. Thực tế hai quy trình này nhân viên cần thực hiện những nhiệm vụ khác nhau.

Công việc của một nhân viên QC bao gồm:
  • Đọc các thông số kỹ thuật và bảng thông số.
  • Giám sát quy trình và các hoạt động sản xuất theo tiêu chuẩn.
  • Đề xuất điều chỉnh quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn và thành phẩm.
  • Kiểm tra, đo lường và thử nghiệm sản phẩm được sản xuất.
  • Vận hành các phần mềm và thiết bị kiểm định.
  • Kiểm tra, loại bỏ hoặc chấp nhận các sản phẩm đã hoàn thành.
  • Báo cáo dữ liệu thử nghiệm và kiểm tra.

 

Sự khác biệt giữa QA/QC là gì?

Cả QA và QC đều là những quá trình quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm. Mục tiêu cuối cùng vẫn là đảm bảo sản phẩm tốt nhất tới tay người dùng.

Sự khác biệt giữa QA & QC
Sự khác biệt giữa QA & QC

Thậm chí, QA và QC còn có vai trò hỗ trợ nhau trong nhiệm vụ đảm bảo tiến trình, an toàn sản xuất. Mục đích cuối cùng vẫn là cải tiến và mang tới sản phẩm hoàn hảo nhất.
aaaTuy vậy, chúng rõ ràng là có sự khác biệt. Cụ thể như sau:

 
QA (Quality Assurance)
  • Đây là quá trình chủ động, ngăn ngừa lỗi trước khi thông qua thiết kế quy trình.
  • QA có liên quan tới việc thiết kế các quy trình sản xuất.
  • QA kiểm soát ngay từ những bước sản xuất đầu tiên.
  • QA yêu cầu trách nhiệm đến từ nhóm sản xuất và phát triển sản phẩm
  • Áp dụng kỹ thuật, công cụ thống kê cho thành phẩm sau cùng
 
QC (Quality Control)
  • Đây là phản ứng tồn tại sau khi sản phẩm hoàn thành, quá trình bị động phản ứng
  • Mục tiêu là sửa chữa các sai sót của sản phẩm
  • QC cần có các biện pháp phản ứng và kỹ thuật khắc phục sự cố
  • QC đảm bảo chất lượng đầu ra theo yêu cầu và mong đợi
  • QC yêu cầu trách nhiệm của một nhóm cụ thể
  • QC áp dụng kỹ thuật và công cụ thống kê cho một quá trình hoàn chỉnh.

 

Ví dụ giải đáp QA/QC là gì:

QA (Quality Assurance)

Giả sử nhóm 1 nhóm dự án phải làm việc trên công nghệ hoàn toàn mới. Các thành viên trong nhóm chưa từng làm việc với công nghệ này. Vì vậy, để hoàn thành dự án, chúng tôi cần tạo ra một kế hoạch để các thành viên trong nhóm được đào tạo về công nghệ mới.


Dựa trên kiến thức mà nhóm hiện có, nhóm cần thu thập các điều kiện tiên quyết như DOU (Tài liệu giải thích), tài liệu thiết kế, tài liệu yêu cầu kỹ thuật, tài liệu yêu cầu chức năng, v.v. và chia sẻ những điều này với mọi thành viên.


Điều này sẽ hữu ích trong khi làm việc trên công nghệ mới và thậm chí sẽ hữu ích cho bất kỳ người mới nào trong nhóm. Việc tổng hợp & phân phối tài liệu này cũng như khởi động chương trình đào tạo là một phần của quy trình QA.
 

Mối liên hệ giữa QA và QC trong quản lý chất lượng (Quality Management)
Mối liên hệ giữa QA và QC trong quản lý chất lượng (Quality Management)

QC (Quality Control)

Sau khi đào tạo hoàn tất, làm thế nào chúng ta có thể đảm bảo rằng việc đào tạo đã được thực hiện thành công cho tất cả các thành viên trong nhóm?


Đối với mục đích này, chúng ta sẽ phải thu thập số liệu thống kê, ví dụ: số lượng điểm mà học viên đạt được trong mỗi môn học và số điểm tối thiểu dự kiến sau khi hoàn thành khóa đào tạo.

Ngoài ra, bạn có thể đảm bảo rằng tất cả mọi người đã được đào tạo đầy đủ bằng cách xác minh hồ sơ tham dự của các thành viên. Từ hoạt động kiểm tra lại của QC ta thấy được rõ ràng chức năng của QC, cũng như mối quan hệ giữa QA/QC là gì.


Nếu điểm số của thí sinh đạt được theo kỳ vọng của người đánh giá, thì ta có thể nói rằng khóa đào tạo thành công nếu không chúng tôi sẽ phải cải thiện quy trình của mình để cung cấp đào tạo chất lượng cao.


Một cách khác để cải thiện quá trình đào tạo sẽ là thu thập thông tin phản hồi từ các học viên vào cuối chương trình đào tạo. 
Phản hồi của họ sẽ cho chúng tôi biết điều gì là tốt về đào tạo và đâu là lĩnh vực mà chúng tôi có thể cải thiện chất lượng đào tạo. 


Tất cả các hoạt động sau khi hoàn tất khóa đào tạo chính là QC. Vì vậy ta rút ra kết luận các hoạt động QC cũng là một phần trong quy trình QA.

 

Trên đây là những thông tin giải đáp chi tiết về QA/QC là gì. Đồng thời chúng tôi cũng nêu ra vai trò, điểm giống, khác nhau và mối liên hệ giữa QA và QC. Cả hai đều là quy trình cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm. Tuy vậy bạn hãy nên phân biệt rõ ràng để định hướng công việc tốt hơn.
 

Có thể bạn quan tâm: Nghề lập trình blockchain tại Việt Nam


Tin tức liên quan

Giải Pháp Low-Code/No-Code: Giúp Doanh Nghiệp Nhật Bản Tăng Trưởng Hiệu Quả

News|2024-09-06
Giải Pháp Low-Code/No-Code hiện nay đang giúp Doanh nghiệp Nhật Bản tăng trưởng hiệu quả trong bối cảnh các xu hướng mới phát triển bùng nổ ở Châu Á.

Lập trình viên Mobile Roadmap là gì? Tiềm năng phát triển của Mobile Developer

News|2024-09-06
Bạn yêu thích lập trình Mobile? Bạn đang muốn tìm hiểu để phát triển trong lĩnh vực này? Hãy theo dõi lập trình viên Mobile Roadmap sau đây để hiểu rõ và định hướng con đường tốt nhất cho bản thân.

Những tác động của AI trong lĩnh vực lập trình hiện tại và tương lai

News|2024-08-10
AI trong lĩnh vực lập trình thực sự là một điểm sáng mà bạn nên hướng tới. Nếu biết cách tận dụng thì trí tuệ nhân tạo chính là một lĩnh vực cực kỳ tốt và mang lại cho bạn mức lương thưởng tốt.

Project Manager là gì? Những nguyên tắc để trở thành Project Manager hoàn hảo

News|2024-07-31
Project Manager là gì? Những yêu cầu và tiêu chuẩn của công việc quản lý dự án ra sao? Làm sao để trở thành một Project Manager giỏi? Hãy theo dõi thông tin sau để thành công khi làm Project Manager

Scrum Master là gì? Cách để bạn phát triển khi làm công việc SM

News|2024-07-30
Scrum Master là gì? Ngành này liệu có tiềm năng hay không? Làm sao để trở thành một Scrum Master thành công? Tất cả sẽ được giải đáp qua thông tin sau đây. Hãy theo dõi để có hành trang vững chắc khi làm Scrum Master.

System Admin là gì? Cách để trở thành một System Admin toàn diện

News|2024-06-28
System Admin là gì? Làm sao để phát triển toàn diện khi làm việc trong ngành quản trị hệ thống IT? Thông tin sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ và có con đường sự nghiệp tốt nhất với System Admin.