Công nghệ thông tin đang có những bước phát triển vượt bậc và trở thành lĩnh vực chủ chốt hiện nay. Nhờ vậy nên Developer cũng có cơ hội việc làm rộng mở và với nhiều mức lương cao. Tuy nhiên song song đó vẫn có những quan niệm sai lầm của Developer khiến họ gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển nghề nghiệp. Vậy, đó là những quan niệm nào? Chúng ta nên khắc phục ra sao? Chia sẻ sau từ chuyên gia GrowUpWork sẽ giúp bạn có định hướng thật tốt khi làm một Developer.
Ngành công nghệ thông tin đang có tốc độ phát triển chóng mặt. Developer ngày càng có nhiều cơ hội nghề nghiệp ở các lĩnh vực khác nhau.
Hiện nay không chỉ có các công ty phần mềm mà kể cả các doanh nghiệp về ngân hàng, điện tử,...cũng đang cần lượng lập trình viên rất lớn.
Đi kèm với cơ hội việc làm chính là những yêu cầu ngày càng cao đối với Developer. Do đó ngày càng có sự phân chia nhiều hơn ở mức lương của các lập trình viên.
Nếu như thời kỳ “sơ khai” chỉ yêu cầu kiến thức cơ bản, niềm đam mê và chăm chỉ thì hiện nay mọi chuyện đã hoàn toàn khác.
Thời đại công nghệ tiên tiến sẽ thay đổi từng ngày, chỉ cần sai lầm trong quan niệm hay giữ những thói quen cũ thì cũng sẽ rất khó có được thành công.
Thực tế hiện nay việc các Developer giữ các quan niệm sai lầm là không hiếm. Điều này có thể bắt nguồn từ sự kém hiểu biết, cổ hũ nhưng cũng có thể là được truyền đạt lại bởi những nguồn tin không uy tín.
Hậu quả cho những quan niệm sai lầm của Developer này chính là việc nhiều lập trình viên bị thiếu hoặc hổng kiến thức, kỹ năng một cách nghiêm trọng. Khi công nghệ thay đổi thì khả năng bắt nhịp xu hướng của Developer cũng không cao.
Minh chứng cho việc này đó chính là sự chênh lệch giữa nhu cầu tuyển dụng và khả năng của ứng viên.
Hiện nay vẫn có rất nhiều doanh nghiệp cần tuyển Developer nhưng số lượng người thất nghiệp, làm trái ngành hoặc làm việc ở mức lương thấp vẫn rất cao. Điều này nằm ở điểm cắt nhau: nhu cầu của doanh nghiệp và khả năng của ứng viên không đồng đều.
Đa số doanh nghiệp hiện nay đều yêu cầu nhu cầu cao hơn ở các lập trình viên, nhà phát triển có kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng tốt. Đây là những điều mà rất nhiều Developer chưa đáp ứng được.
Những quan niệm sau đây thực sự đang tồn tại trong một số bộ phận Developer. Chúng chắc chắn sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự nghiệp và cơ hội phát triển của chính bạn nếu mắc phải.
Ngành CNTT đã trải qua một khoảng thời gian dài xây dựng và phát triển, do đó các thư viện, mã nguồn mở cũng đã rất phong phú. Đây thực sự là một lợi thế để chúng ta có thể tận dụng và hoàn thành các dự án.
Tuy nhiên nhiều Developer và kể cả sinh viên đang có xu hướng phụ thuộc nhanh chóng vào các Framework/Library này. Có những người chỉ vừa học Code 1 - 2 ngày nhưng đã nhảy vào Framework.
Quan niệm sai lầm của Developer này thực sự khiến cho họ trở nên kém linh hoạt và không muốn tìm hiểu, học hỏi những thứ cơ bản.Việc không nắm được những kiến thức cơ bản cũng sẽ khiến họ không hiểu bản chất. Như vậy khi làm sang dự án khác thì sẽ lại gặp nhiều khó khăn, lại phải tìm kiếm Framework. Kể cả gặp Bug cũng không biết Fix như thế nào.
Thậm chí có những người đã đi làm Web được nhiều năm nhưng khi hỏi về Code CSS như Class/id selector thì cũng gặp khó khăn. Chắc chắn đó sẽ là điểm trừ lớn cho doanh nghiệp và cũng khiến lập trình viên gặp nhiều vấn đề trong công việc.
Lập trình viên, nhà phát triển là làm việc với Code, với phần mềm, điều này không sai. Tuy vậy không có nghĩa là bạn sẽ không cần hoàn thiện các kỹ năng mềm.
Trong cuộc sống này không chỉ riêng lập trình mà mọi lĩnh vực đều cần phải học hỏi. Bạn muốn phát triển thì bạn phải học hỏi ở sách vở, internet và ở tất cả mọi người.
Muốn vậy thì bạn cần phải biết những từ khóa, những thứ bạn muốn học hỏi, nghiên cứu đang ở đâu. Chỉ cần tìm kiếm sai hướng thì bạn sẽ mất rất nhiều thời gian, thậm chí là làm sai kết quả.
Một dự án phát triển ứng dụng nếu muốn thực hiện nhanh chóng thì cần có sự kết hợp giữa nhiều Developer. Mỗi người cần phải hoàn thành tốt phần việc của mình. Không ai có thời gian giải quyết vấn đề cho bạn nhưng cũng không có nghĩa là bạn không được phép tham khảo từ các cộng sự.
Bên cạnh đó, mọi người cũng cần phải có sự trao đổi, giúp đỡ lẫn nhau. Nếu bạn không thể hòa nhập với mọi người thì rất khó để giao tiếp cũng như làm việc. Từ đó, kết quả của bạn sẽ không thể tốt.
Đặc biệt, nếu bạn là một người không biết giao tiếp, truyền đạt thì kể cả đồng nghiệp, khách hàng cũng không thể hiểu được ý tưởng của bạn. Như vậy thì sản phẩm của bạn tạo ra hoàn toàn có khả năng bị đánh giá thấp hoặc bỏ qua dù thực sự nó rất tốt.
Hiện nay việc học lập trình đang trở nên rất phổ biến vì vậy số người giỏi cũng rất nhiều. Thậm chí có những lập trình viên đã được đánh giá rất cao ngay trên ghế nhà trường. Tuy nhiên điều này đôi khi lại gây ra tình trạng “tự mãn”.
Một số Developer cho rằng kiến thức của mình thực sự đã đủ, không cần phải học thêm. Đây thực sự là một quan niệm sai lầm của Developer.
Chúng ta đang sống trong thời kỳ công nghệ phát triển thần tốc. Chỉ cần một ngày trôi qua thì cũng đã có hàng trăm ngàn phát minh mới được ra đời. Những ngôn ngữ và công cụ mới liên tục ra đời.
Những điều này đòi hỏi kỹ sư hay lập trình viên cũng cần phải phát triển và thay đổi để ứng biến. Chỉ cần bạn dừng lại một ngày thì chắc chắn có thể bạn sẽ bị bỏ lại phía sau.
Ngược lại, nếu bạn có thể bắt kịp các xu hướng lập trình mới và học hỏi không ngừng thì đó sẽ là lợi thế thực sự lớn. Người đi đầu xu hướng chính là những người mà doanh nghiệp thực sự cần.
Đối với nhiều lập trình viên thì ngoại ngữ thực sự là một cơn “ác mộng”. Chính vì vậy đã có nhiều người không chú tâm vào yếu tố này.
Thực tế, ngoại ngữ lại có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự nghiệp của bất kỳ lập trình viên nào.
Bạn nên nhớ rằng mục đích cuối cùng của lập trình là tạo ra sản phẩm. Tuy nhiên đó cần phải là sản phẩm mà khách hàng yêu thích.
Hiện nay vẫn có nhiều nhà phát triển phần mềm cho rằng chỉ cần lập trình và hoàn thành dự án là được. Đó thực sự là một quan niệm sai lầm của Developer. Do đó các sản phẩm họ tạo ra thường không có giao diện đẹp và tối ưu.
Quan niệm này thực sự tạo ra bất lợi cho chính doanh nghiệp. Sự cạnh tranh của các công ty hiện nay là rất nhiều. Một sản phẩm có thể được làm ra từ rất nhiều doanh nghiệp khác nhau. Khách hàng không chỉ yêu cầu về chất lượng mà còn là giao diện, giá thành và tính tiện nghi.
Một doanh nghiệp biết lắng nghe người dùng, quan tâm tới giao diện, trải nghiệm khách hàng thì chắc chắn sẽ tạo ra sản phẩm tốt. Từ đó, lượng khách hàng sử dụng sản phẩm cũng sẽ cao hơn.
Rõ ràng việc định hướng đúng đối với Developer là thực sự rất quan trọng. Điều đó sẽ giúp lập trình viên, nhà phát triển luôn hoàn thiện bản thân và nâng cao cơ hội nghề nghiệp trong tương lai.
Tư tưởng và định hướng của bản thân có ảnh hưởng rất lớn tới cơ hội nghề nghiệp cũng như khả năng thăng tiến của lập trình viên sau này. Do đó dù bạn đang là sinh viên hay đã đi làm thì hãy tránh xa những quan niệm sai lầm của Developer về nghề nghiệp như trên đây. Những định hướng tốt cùng ý chí cầu tiến chắc chắn sẽ mang lại cho bạn công việc và mức lương đáng mơ ước.