Đánh giá năng lực là gì? Các dạng đánh giá năng lực phổ biến trong ngành IT

Thi đánh giá năng lực là một phần quan trọng trong việc tuyển dụng cũng như cân nhắc quyền lợi của nhân viên trong công ty. Đối với lĩnh vực IT thì việc kiểm tra năng lực lại càng trở nên quan trọng hơn. Vậy, đánh giá năng lực là gì? Trong ngành IT thì các công ty thưởng dùng các dạng đánh giá năng lực nào? Thông tin sau đây từ chuyên gia GrowUpWork sẽ giúp bạn hiểu rõ quá trình này.

Đánh giá năng lực trong ngành IT là gì? Có những dạng đánh giá nào phổ biến?

Thi đánh giá năng lực là gì?

Năng lực là một yếu tố dùng để đo lường khả năng và độ phù hợp của nhân viên đối với công ty. Đây cũng là yếu tố giúp một nhân viên hay ứng viên chứng tỏ sự vượt trội hơn so với người khác.

Một công ty sẽ đánh giá năng lực nhân viên theo các yếu tố:
  • Attitude (Thái độ): Cách nhân viên nhìn nhận về đồng nghiệp, cộng đồng, công việc. Thái độ sẽ phản ánh qua cách ứng xử, tinh thần trách nhiệm và hành vi trong quá trình làm việc.
  • Skill (Kỹ năng): Khả năng của nhân viên trong việc giải quyết vấn đề và các công việc thực tế.
  • Knowledge (Kiến thức): Kiến thức của nhân viên về chính chuyên môn đang làm việc. Ngoài ra là những kiến thức bổ trợ khác.

Quá trình kiểm tra năng lực nhân viên (ứng viên) thường sẽ mất một thời gian khá lâu. Ngoài ra, năng lực của nhân viên cũng sẽ thay đổi cho nên quá trình đánh giá này sẽ lặp lại sau từ 6 tháng đến 1 năm.

Để đảm bảo sự công bằng, chính xác thì quá trình đánh giá năng lực sẽ được tổ chức theo quy trình, tiêu chuẩn cụ thể. Các doanh nghiệp sẽ chỉ định các chuyên gia, lãnh đạo thực hiện quá trình đánh giá này.

Tại sao cần thi đánh giá năng lực trong ngành IT?

Việc kiểm tra năng lực trong các công ty công nghệ thông tin ngày càng được sử dụng nhiều hơn. Các nhà lãnh đạo tin rằng đây là quy trình cần thiết để phục vụ những mục đích sau:

Đánh giá toàn diện ứng viên trước khi tuyển dụng

Để tuyển dụng được một nhân viên thực sự phù hợp với công ty là điều không hề đơn giản. Nếu chỉ dựa vào CV và một buổi phỏng vấn thì chắc chắn là chưa thể hiểu hết ứng viên.

Thi đánh giá năng lực ứng viên là cách để các công ty sàng lọc một cách kỹ càng. Bên cạnh kiểm tra kỹ năng chuyên môn thì công ty sẽ hiểu hơn về phong cách làm việc, kỹ năng mềm và thái độ của ứng viên đó.

Đánh giá ứng viên giúp công ty IT chọn được lập trình viên phù hợp nhất

Ban đầu có vẻ như việc này sẽ tiêu tốn nhiều thời gian nhưng thực tế lại hoàn toàn ngược lại. Quá trình này sẽ hạn chế tối đa khả năng lựa chọn sai ứng viên. 

Không chỉ chuyên môn mà tinh thần và cách ứng xử của ứng viên cũng sẽ phù hợp với văn hóa công ty. Nhờ vậy nên công ty sẽ không cần tốn thời gian tuyển dụng lại nhiều đợt.

Ngoài ra, quá trình đánh giá cũng là một cách để công ty đào tạo, giới thiệu văn hóa làm việc cho nhân viên. 

Thi đánh giá năng lực để công ty có hướng đào tạo, phát triển

Năng lực của nhân viên là rất đa dạng. Có những người ngay từ đầu đã có kỹ năng vượt trội. Ngược lại cũng có những nhân viên có xuất phát điểm khá thấp.

Việc đánh giá năng lực sẽ giúp công ty hiểu rõ nhân viên đang yếu ở đâu. Từ đó việc đào tạo sẽ trở nên dễ dàng, chính xác hơn. Nhân viên sẽ được phân công những công việc phù hợp với năng lực.

Quy hoạch, thuyên chuyển vị trí lập trình viên

Việc một lập trình viên làm việc tại một vị trí trái sở trường hợp không phù hợp là hoàn toàn có. Thậm chí có những người không nhận ra điều đó.

Quá trình đánh giá năng lực sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của nhân viên. Từ đó lãnh đạo sẽ có cách thuyên chuyển vị trí sở trường nhằm phát huy tối đa năng lực lập trình viên.

Thi đánh giá năng lực để thuyên chuyển vị trí phù hợp cho nhân viên

Thi đánh giá năng lực cũng là một phần quan trọng giúp công ty đề cử lập trình viên lên các vị trí cao hơn. 

Ở các vị trí như quản lý, giám đốc,...thì những yêu cầu sẽ khắt khe hơn. Lập trình viên không chỉ cần kiến thức chuyên môn mà còn cần có khả năng quản lý, lập kế hoạch, đánh giá,...

Thay đổi chính sách đãi ngộ với cá nhân

Lương thưởng chính là một phần quan trọng để phản ánh năng lực của lập trình viên. Chính vì vậy, người tốt hơn sẽ không bao giờ muốn có đãi ngộ kém.

Theo từng nhiệm kỳ khoảng từ 6 tháng đến 1 năm thì công ty sẽ thay đổi các chính sách đãi ngộ này. Đương nhiên đối với mỗi nhân viên thì mức đãi ngộ sẽ có sự khác biệt.

Sự khác biệt này chính là dựa vào kết quả đánh giá năng lực. Những nhân viên có năng lực tốt hơn sẽ được nhận đãi ngộ cao hơn.

Các dạng thi đánh giá năng lực trong ngành công nghệ thông tin

Hiện nay các doanh nghiệp sẽ có 2 đối tượng chính để đánh giá năng lực là ứng viên tuyển dụng và nhân viên.

Đối với ứng viên ngành IT thì sẽ được đánh giá qua các yếu tố:
  • Đánh giá thông qua quá trình phỏng vấn.
  • Bài thi tính cách, kỹ năng ứng xử.
  • Kiểm tra khả năng suy luận, đọc hiểu.
  • Bài thi kỹ năng lập trình chuyên môn.
  • Test ứng viên làm việc nhóm.

Đối với nhân viên thì các công ty IT thường sẽ có các dạng thi đánh giá năng lực phổ biến như sau:

Technical Assessment (Đánh giá kỹ thuật)

Đánh giá kỹ thuật là một phần quan trọng trong bài kiểm tra nhân viên IT. Đây được xem là phần tổng quát để hiểu năng lực của lập trình viên.

Theo đó, một nhân viên IT cần phải thực hiện các bài tập về lập trình, câu hỏi tình huống về quá trình thực hiện công việc.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng thường đánh giá lập trình viên qua việc họ giải quyết các công việc. Đặc biệt đó là kỹ thuật sửa chữa lỗi sai sót, sáng tạo trong công việc.

Project Assessment (Đánh giá dự án)

Theo dõi lập trình viên qua một vài dự án chính là cách đánh giá gần như là tốt nhất cho doanh nghiệp. Mọi tiêu chí để đánh giá nhân viên gần như đều sẽ bộc lộ sau khi thực hiện dự án.

Những điều doanh nghiệp nhìn thấy từ nhân viên sau một dự án:
  • Kỹ năng chuyên môn về lập trình.
  • Kiến thức tổng quát, kỹ năng bổ trợ như ngôn ngữ, phần mềm.
  • Khả năng làm việc nhóm.
  • Khả năng giải quyết vấn đề.
  • Hiệu suất làm việc, kết quả dự án.

Knowledge Assessment (Đánh giá kiến thức)

Kiến thức chính là một phần quan trọng đối với các lập trình viên. Trong công ty IT thì gần như kiến thức sẽ chiếm tới 80% điều họ muốn về nhân viên.

Một lập trình viên giỏi thường sẽ có sự am hiểu về khái niệm, nền tảng công nghệ. Ngoài ra, nhân viên cũng cần thường xuyên có sự cập nhật về kiến thức, xu hướng công nghệ mới.

Bài thi đánh giá kiến thức của lập trình viên

Những bài thi đánh giá năng lực IT thường là sẽ phỏng vấn vào cuối Quý, cuối năm. Trong một số trường hợp công ty cũng có thể thực hiện qua bài kiểm tra trực tuyến.

Soft Skills Assessment (Đánh giá kỹ năng mềm)

Kỹ năng mềm là dạng đánh giá năng lực gần như không thuộc về chuyên môn IT. Tuy vậy các doanh nghiệp đều hiểu rằng đây là điều không thể thiếu với mọi nhân sự.

Các yếu tố về kỹ năng mềm cần được đánh giá:
  • Kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp, khách hàng.
  • Khả năng làm việc nhóm.
  • Khả năng hoàn thành dự án, quản lý thời gian.
  • Kỹ năng giải quyết khó khăn.
  • Khả năng trình bày, thuyết phục đồng nghiệp, lãnh đạo.
  • Kỹ năng sáng tạo, phát triển và quản lý dự án.

Bài kiểm tra năng lực về kỹ năng mềm thường sẽ được thực hiện và đánh giá trong một khoảng thời gian nhất định.

Peer Assessment (Đánh giá đồng nghiệp)

Bài kiểm tra năng lực nhân viên dựa vào đánh giá đồng nghiệp là cực kỳ trực quan và được nhiều doanh nghiệp IT sử dụng.

Hơn ai hết, đồng nghiệp chính là người ngày ngày tiếp xúc và làm việc với một lập trình viên. Từ đó họ sẽ có sự đánh giá chi tiết về tính cách, năng lực và kiến thức của một người.

Mẹo để bạn vượt qua bài thi đánh giá năng lực tốt nhất

Nếu bạn muốn cải thiện mức đãi ngộ như lương thưởng thì chắc chắn cần phải vượt qua bài kiểm tra đánh giá năng lực. Thậm chí, nếu kết quả tốt thì bạn còn có thể được cân nhắc lên các vị trí quản lý cao hơn.

Nếu hiện tại kết quả đánh giá năng lực của bạn không tốt thì cũng không cần phải lo lắng. Bạn hoàn toàn có thể tự cải thiện năng lực của bản thân để có kết quả tốt hơn trong lần đánh giá sau.

Những mẹo giúp bạn có kết quả đánh giá năng lực ngành IT tốt nhất:
  • Cải thiện kỹ năng lập trình: Rèn luyện và phát triển thêm kỹ năng Code của bạn. Nếu có thể hãy học hỏi thêm các phần mềm liên quan.
  • Cải thiện khả năng ngoại ngữ: Tiếng Anh là cực kỳ quan trọng trong ngành IT. Nếu cải thiện được thì bạn cũng sẽ được đánh giá cao hơn.
  • Cập nhật kiến thức kỹ thuật: Công nghệ luôn luôn phát triển. Nếu bạn nắm bắt được xu hướng, những kiến thức kỹ thuật mới thì bạn cũng sẽ phát triển.
  • Học cách giải quyết vấn đề: Sáng tạo, mạnh dạn và tối ưu hơn trong việc giải quyết vấn đề.
  • Cải thiện kỹ năng giao tiếp: Chăm chỉ tương tác với mọi người, cải thiện khả năng trình bày, thuyết phục người khác.
  • Kỹ năng làm việc nhóm: Năng động và có trách nhiệm khi làm việc nhóm.
  • Cải thiện hiệu suất làm việc: Kể cả hiệu suất cá nhân và kết quả dự án cũng nên được cải thiện một cách tốt nhất.

Thi đánh giá năng lực là một cách tốt để các công ty IT hiểu rõ khả năng của các nhân viên. Nhờ vào quá trình này mà doanh nghiệp sẽ tuyển dụng, phân chia công việc, vị trí và đề cử các đãi ngộ chính xác nhất. Bạn hãy cải thiện bản thân để có kết quả kiểm tra năng lực một cách tốt nhất.
 


Tin tức liên quan

Giải Pháp Low-Code/No-Code: Giúp Doanh Nghiệp Nhật Bản Tăng Trưởng Hiệu Quả

News|2024-09-06
Giải Pháp Low-Code/No-Code hiện nay đang giúp Doanh nghiệp Nhật Bản tăng trưởng hiệu quả trong bối cảnh các xu hướng mới phát triển bùng nổ ở Châu Á.

Lập trình viên Mobile Roadmap là gì? Tiềm năng phát triển của Mobile Developer

News|2024-09-06
Bạn yêu thích lập trình Mobile? Bạn đang muốn tìm hiểu để phát triển trong lĩnh vực này? Hãy theo dõi lập trình viên Mobile Roadmap sau đây để hiểu rõ và định hướng con đường tốt nhất cho bản thân.

Những tác động của AI trong lĩnh vực lập trình hiện tại và tương lai

News|2024-08-10
AI trong lĩnh vực lập trình thực sự là một điểm sáng mà bạn nên hướng tới. Nếu biết cách tận dụng thì trí tuệ nhân tạo chính là một lĩnh vực cực kỳ tốt và mang lại cho bạn mức lương thưởng tốt.

Project Manager là gì? Những nguyên tắc để trở thành Project Manager hoàn hảo

News|2024-07-31
Project Manager là gì? Những yêu cầu và tiêu chuẩn của công việc quản lý dự án ra sao? Làm sao để trở thành một Project Manager giỏi? Hãy theo dõi thông tin sau để thành công khi làm Project Manager

Scrum Master là gì? Cách để bạn phát triển khi làm công việc SM

News|2024-07-30
Scrum Master là gì? Ngành này liệu có tiềm năng hay không? Làm sao để trở thành một Scrum Master thành công? Tất cả sẽ được giải đáp qua thông tin sau đây. Hãy theo dõi để có hành trang vững chắc khi làm Scrum Master.

System Admin là gì? Cách để trở thành một System Admin toàn diện

News|2024-06-28
System Admin là gì? Làm sao để phát triển toàn diện khi làm việc trong ngành quản trị hệ thống IT? Thông tin sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ và có con đường sự nghiệp tốt nhất với System Admin.