Tìm hiểu những kỹ năng đã "thất truyền" của Developer

Trở thành một Developer chuyên nghiệp là một hành trình cần nhiều sự kiên trì và đam mê với lĩnh vực IT, nơi mà ở đó những điều mới mẻ không ngừng xuất hiện làm thay đổi cuộc sống chúng ta. Tuy nhiên, nếu bạn biết những “vũ khí” lợi hại cần trang bị thì con đường phía trước sẽ rõ ràng hơn bao giờ hết. Thế nên, chúng tôi không thể chờ để giới thiệu cho bạn những kỹ năng đã ‘thất truyền” của Developer nhưng lại vô cùng lợi hại, được xem như những viên gạch đặt nền móng cho hành trình sự nghiệp của bạn.

Tìm hiểu những kỹ năng đã
Tìm hiểu những kỹ năng đã "thất truyền" của Developer

Công nghệ rất rộng lớn và có rất nhiều công cụ, nền tảng, ngôn ngữ ra đời trên thị trường. Không quan trọng nếu bạn là một lập trình viên có kinh nghiệm hay một lập trình viên mới, là một developer hiện đại, bạn nên có kiến thức về cách tích hợp các công nghệ hiện đại và các công cụ kỹ thuật khác trong công việc của mình để tạo ra một sản phẩm hoặc phần mềm tốt.

Dưới đây, sẽ bao gồm một số kỹ năng kỹ thuậtkỹ năng làm việc nếu bạn đang có kế hoạch trở thành một Developer giỏi, à mà chắc hẳn là vậy rồi!

Kỹ năng kỹ thuật

1. Cấu trúc dữ liệu và thuật toán:

Kỹ thuật này là ưu tiên hàng đầu của hầu hết các công ty để kiểm tra kỹ năng giải quyết vấn đề và coding. Bạn có thể trở thành một developer giỏi nếu bạn biết cách sắp xếp dữ liệu và cách sử dụng dữ liệu để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống thực. 

Cấu trúc dữ liệu và thuật toán là trung tâm của lập trình. Ban đầu, hầu hết các Developer không nhận ra tầm quan trọng của nó nhưng khi bạn bắt đầu sự nghiệp, bạn sẽ thấy kỹ thuật code của mình mất quá nhiều thời gian hoặc chiếm quá nhiều dung lượng. Từ đấy bạn sẽ nhận ra tầm quan trọng của việc tổ chức dữ liệu bằng cách sử dụng đúng cấu trúc dữ liệu và thuật toán để giải quyết một vấn đề cụ thể trong thời gian ngắn hơn và ít không gian hơn

Một số website mà bạn có thể học và thực hành kỹ năng này là:
GeeksforGeeks, Hackerrank, Codechef, CareerCup, LeetCode, InterviewBit, HackerEarth, v.v.

2. Ngôn ngữ lập trình

Để trở thành một Developer giỏi, bạn phải có trình độ chuyên sâu về ít nhất một ngôn ngữ lập trình. Khi quyết định bạn nên chọn ngôn ngữ lập trình nào, vì vậy nó phụ thuộc vào lĩnh vực bạn quan tâm và ngôn ngữ bạn yêu thích để giải quyết vấn đề hoặc bạn cảm thấy thoải mái với ngôn ngữ nào. Hãy xem mức độ phổ biến của các ngôn ngữ lập trình trong năm 2020 theo khảo sát của Stack Overflow

mức độ phổ biến của các ngôn ngữ lập trình trong năm 2020 theo khảo sát của Stack Overflow
Mức độ phổ biến của các ngôn ngữ lập trình trong năm 2020 theo khảo sát của Stack Overflow

Không quá ngạc nhiên khi trong 8 năm liên tiếp JavaScript đã duy trì vị trí vững chắc vị thế là ngôn ngữ lập trình được sử dụng phổ biến nhất. Ngoài ra, chúng ta cũng thấy được mức tăng vừa phải cho TypeScript, vượt xa C về mức độ phổ biến. Ngoài ra, Ruby, từng nằm trong top 10 của danh sách này vào năm 2017, nay đã giảm điểm, bị vượt qua bởi các công nghệ mới hơn, xu hướng hơn như Go và Kotlin.

3. Source Control 

Source Control giúp Developer quản lý và lưu trữ code của họ. Ngày nay, hầu hết tổ chức đang tìm kiếm một Developer thành thạo trong việc kiểm soát nhiều phiên bản của một system và hợp tác với các thành viên khác trong nhóm. Vì vậy, bạn cần phải hiểu rõ về các khái niệm và Source Control phiên bản như Git (được 70-80% sử dụng), Mercurial, SVN, v.v.

4. Text editor

Bạn là người mới bắt đầu, lập trình viên trung cấp hay chuyên gia không quan trọng. Mọi con đường của lập trình viên đều bắt đầu từ Text editor. Nó là một công cụ thiết yếu của cuộc sống hàng ngày của các lập trình viên.

Không chỉ các lập trình viên ngay cả những người không phải là lập trình viên cũng sử dụng chúng cho mục đích riêng của họ.

Có rất nhiều trình soạn thảo văn bản có sẵn như Notepad++, Sublime Text, Atom, Brackets, Visual code, v.v.

Mỗi developer, đặc biệt là người mới bắt đầu nên dành một chút thời gian để học Text editor và một số phím tắt để trở thành một Developer thông minh và hiệu quả.

5. IDEs (Integrated Development Environment): 

IDEs cho phép bạn viết, sửa đổi, convert, chạy và debug mã của bạn. Khi nói đến việc lựa chọn environment tốt nhất, các developer khác nhau có sự lựa chọn khác nhau cho các mục đích hoặc ngôn ngữ khác nhau mà họ đang làm việc. 

Sử dụng IDE giúp tăng tốc công việc và có rất nhiều IDE sẵn có. Đối với các lập trình viên C, C++ và C#, lựa chọn được đề xuất nhiều nhất là Visual Studio hoặc Code :: Blocks. Đối với các Developer Python, PyCharm, Spyder hoặc Jupyter cũng đang trở nên phổ biến. Đối với Java thì Eclipse, NetBeans và IntelliJ IDEA là lựa chọn tốt nhất.

các lập trình viên C, C++ và C#, lựa chọn được đề xuất nhiều nhất là Visual Studio hoặc Code :: Blocks
Các lập trình viên C, C++ và C# thường lựa chọn Visual Studio hoặc Code :: Blocks

6. Databases

Một kỹ năng cần thiết là hiểu biết về cách làm việc với Databases. Các Developer nên biết tất cả các loại hoạt động như cách lưu trữ, tạo, chèn, cập nhật, xóa, v.v. Việc tạo bất kỳ loại ứng dụng và phần mềm nào là đều phải cần đến Databases

Khi một Developer làm việc trên bất kỳ dự án kinh doanh thực tế nào, họ cũng cần quan tâm đến vấn đề bảo mật và quản lý hồ sơ tổ chức hoàn chỉnh với bản sao lưu thích hợp và đó là lý do mọi tổ chức mong đợi một Developer sẵn sàng khi làm việc với Databases và quản lý toàn bộ hồ sơ một cách an toàn. 

SQL là Databases cổ điển phổ biến nhất đối với các Developer. Nếu bạn muốn trở thành một Developer giỏi, bạn cần phải viết tốt ít nhất là các truy vấn SQL cơ bản. Ngoài ra còn có Oracle, PostgreSQL, MongoDB, Cassandra, Redis, v.v.

7. Operating System 

Một Developer nghiêm túc nên biết các nguyên tắc cơ bản và cơ chế của Operating System. Khi một Developer làm việc trên một dự án, họ phải giải quyết rất nhiều vấn đề liên quan đến Operating System như sử dụng bộ nhớ, giao tiếp với một máy khác, chương trình chạy rất chậm, các vấn đề về conflict tools, các vấn đề chặn, v.v. 

Khi một Developer code trên một máy và điều đó không hoạt động trên máy khác thì nó có thể tạo ra một vấn đề nghiêm trọng trong cấp độ production. Vì vậy, thật tốt nếu bạn có kiến ​​thức tốt về quy trình và cơ chế Operating System mà bạn sẽ làm việc. 

Hầu hết các developer thích làm việc trên Linux, máy Windows hoặc Mac. Android và iOS là ví dụ tốt nhất về hệ điều hành mobile và tablet.

8. Khái niệm cơ bản về Network: 

Trong 70-80% trường hợp các Developer làm việc hoặc apps dựa trên client-server model, trong đó yêu cầu đi qua network đến server và client có thể dựa trên bất kỳ đâu trên thế giới để truy cập ứng dụng. Hiểu biết cơ bản về Network là quan trọng để phát triển và hỗ trợ một ứng dụng

Nếu architecture không được thiết kế đúng cách, nó có thể tạo ra sự cố yêu cầu HTTP qua network. Một user hoặc một client yêu cầu POST qua internet được Server nhận và sau khi xử lý yêu cầu dữ liệu, phản hồi sẽ được gửi lại cho client. Ngày nay trong hầu hết các ứng dụng chẳng hạn như dựa trên web, online game, business automation hoặc cloud computing client-server đều được sử dụng. Vì vậy, chúng ta không thể phủ nhận thực tế này rằng các nguyên tắc cơ bản và cơ bản về Network cũng là một kỹ năng cần thiết cho các Developer trước khi họ tham gia vào lập trình.

9. Khái niệm cơ bản về Test: 

Trước khi phát hành phần mềm trên thị trường, hầu như tất cả các phần mềm hoặc một ứng dụng phải vượt qua khâu Test. 

Testing là một bước quan trọng để tìm ra tất cả các loại bug và kiểm tra xem phần mềm đã sẵn sàng để bàn giao cho khách hàng hay chưa. Có rất nhiều phương pháp Test nhưng một Developer phải có kiến ​​thức về ba phương pháp test quan trọng. 

Đầu tiên là Unit Testing trong đó mỗi và mọi module hoặc lớp riêng lẻ được test đúng cách. Có rất nhiều unit testing frameworks có sẵn như NUnit cho C#, JUnit cho Java, Embunit cho C hoặc C++. 

Một phương pháp khác là Integration Testing trong đó Developer phải kiểm tra sự tương tác giữa các blocks hoặc module khác nhau. Cách Test này giúp loại trừ việc xử lý data không chính xác. Cuối cùng là System Testing, nơi test được tiến hành trên phần mềm hoàn chỉnh và tích hợp, không yêu cầu kiến ​​thức nội bộ về code.

10. Phần mềm đa nền tảng (Cross-Platform Software)

Khi một sản phẩm được thiết kế hoặc phát triển, nó dự kiến ​​sẽ chạy trên nhiều nền tảng như Windows, Mac, Linux, v.v. Bằng một ngôn ngữ đơn giản, Cross-Platform cho phép bạn code một lần và được chia sẻ trên các nền tảng khác nhau

Điều quan trọng đối với Developer là phải tạo ra một sản phẩm có thể được chấp nhận bởi số lượng hệ thống tối đa vì ngày nay hầu hết người dùng đang chuyển sang thiết bị mobile hoặc smartphone để sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ. 

Cuối cùng, số lượng user có thể tăng lên khi phần mềm được điều chỉnh cho phù hợp với số lượng thiết bị tối đa. Nếu bạn là một lập trình viên mới bắt đầu hoặc có kinh nghiệm, bạn nên có kiến ​​thức về cách làm việc với Cross-Platform Software để có cơ hội nghề nghiệp và tăng tiến tốt hơn.

11. Encryption và Cryptography: 

Khi nói đến việc tạo một ứng dụng web hoặc phần mềm sử dụng thông tin nhạy cảm của user, điều quan trọng là Developer phải triển khai khóa an toàn và được encrypt để ngăn chặn tất cả các loại tấn công. Bảo mật thông tin nhạy cảm của user, ngăn chặn một trang web bị tấn công là mối quan tâm chính của mọi tổ chức khi sản xuất một sản phẩm hoặc phần mềm. Biết về cách hoạt động của các thuật toán encrypt, cách xác thực hoạt động và cách thức hoạt động của các phương pháp cryptography. 

Chủ yếu có hai phương pháp được sử dụng để encrypt data. Đó là public key và private key. Key được thiết lập bằng các thuật toán encrypt public key như RSA hoặc ECDSA và tùy thuộc vào Developer mà họ muốn chọn key nào để lưu ý về tính bảo mật tổng thể của network. Cryptography giúp Developer tạo ra một hệ thống an toàn, database an toàn và giúp tải đầu ra an toàn qua network sau khi xử lý yêu cầu. Nó cũng được sử dụng để xử lý lỗi an toàn và cho phép sử dụng thư viện của bên thứ ba mà không cần lo lắng về vấn đề bảo mật.

12. SDLC (Software development life cycle)

SDLC là một quá trình từng bước có hệ thống để phát triển một phần mềm đảm bảo chất lượng và tính đúng đắn của nó. Kiến ​​thức về Software development life cycle từ phân tích yêu cầu đến bảo trì sản phẩm là những điều bạn cần nắm rõ. Chủ yếu có 7 phase trong SDLC.

  • Requirement gathering and analysis
  • Feasibility study
  • Design
  • Implementation and Coding
  • Testing
  • Deployment
  • Maintenance

Một Developer được kỳ vọng sẽ vận dụng tư duy bản thân trong mọi giai đoạn của SDLC và tuân theo quy trình thích hợp để tạo ra một sản phẩm tốt. Nó cũng giúp Developer đề phòng ngay ở giai đoạn đầu trước bất kỳ loại vấn đề nào mà họ phải giải quyết ở bước tiếp theo.

13. Microsoft Excel

Một Developer không cần phải làm gì với Microsoft Excel khi nói đến việc coding hoặc deploy, nhưng đó vẫn là một kỹ năng cần thiết đối với họ vì nó giúp theo dõi tiến độ, phân tích data, kiểm tra chất lượng data, maintenance và chắc chắn để lập kế hoạch dự án. 

Chúng ta không thể đánh giá thấp việc sử dụng Excel vì nó có vai trò giúp Developer thực hiện công việc của họ dễ dàng và nó cũng giúp tăng tốc công việc với các chức năng như tìm kiếm, sắp xếp, lọc hoặc cho bất kỳ loại phép toán nào. 

Microsoft Excel cũng được sử dụng rộng rãi để insert data hàng loạt trong database. Công cụ này tuy cơ bản nhưng là một phần thiết yếu của dự án dành cho fresher Developer cho đến cấp Manager. Vì vậy, thật tốt khi dành thời gian học các hàm cơ bản của Excel.

Nhưng các bạn biết đấy, những kỹ năng chuyên môn trong ngành IT là cốt lõi nhưng chưa phải là tất cả những điều bạn cần để trở thành một Developer chuyên nghiệp và thăng tiến cao trên con đường này. 
Vậy thì chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu các kỹ năng mềm, những tố chất cần có để có thể định hướng và giúp bạn bám trụ thành công với công việc thử thách này.

Kỹ năng làm việc và tố chất cần có của một Developer

Multitasking (Có thể đảm đương nhiều nhiệm vụ khác nhau cùng lúc)

Là một Developer, bạn sẽ được yêu cầu quản lý nhiều dự án trong một môi trường có Deadline. Cho dù bạn làm việc với hình thức Remote và Freelance hay là một nhân viên Full-time trong một tổ chức, bạn sẽ cần quản lý nhiều dự án cùng một lúc, mỗi dự án có tiến trình khẩn cấp của riêng chúng. 
Một Developer thành công sẽ có thể sắp xếp thứ tự ưu tiên, phân loại và quản lý tất cả các mốc quan trọng khác nhau của tất cả các dự án khác nhau tại một thời điểm nhất định.

Cùng với việc quản lý các mốc thời gian, bạn cần phải có khả năng phát triển tốt trong một môi trường mà nhiều áp lực với Deadline thường xuyên. Bạn sẽ phải quản lý các ưu tiên của người khác và cân bằng chúng với ưu tiên của chính bạn, cùng với nhu cầu của các khách hàng hoặc dự án khác của bạn. Bốn yếu tố cần lưu ý trong kỹ năng Multitasking tại nơi làm việc:

  • Môi trường làm việc: những thành viên cùng làm dự án, tiến độ và những rủi ro có thể xảy ra
  • Ưu tiên: Cần sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các công việc khác nhau
  • Thời hạn: Có thời hạn chung của từng dự án bạn nên chia nhỏ thành các giai đoạn nhỏ
  • Quản lý kỳ vọng: Cần xác định rõ mục tiêu chất lượng cho các dự án, và hoàn thành đúng cam kết.

Teamwork

Phát triển hệ thống phần mềm nói chung là một lĩnh vực mà người làm việc chỉ có bản thân họ với chiếc máy tính, nhưng một Developer vẫn phải có khả năng giao tiếp thường xuyên với những người và nhóm khác. Bạn sẽ có thể trình bày rõ các yêu cầu của dự án, cũng như có thể thảo luận về bất kỳ thách thức hoặc vấn đề nào nảy sinh. Các Developer sẽ thường xuyên làm việc với một số nhóm và phòng ban khác cùng một lúc, đồng thời quản lý một nhóm của riêng họ.

Bạn có thể được yêu cầu làm việc với những người có ý tưởng và triết lý mà bạn không đồng ý. Đôi khi, những hiểu lầm nảy sinh và có thể đe dọa đến thời hạn của bạn và nhóm của bạn. Một kỹ sư thành công nên cảm thấy thoải mái khi làm việc chặt chẽ với những người khác, thỏa hiệp và đổi mới khi cần thiết.

  • Hợp tác, phối hợp
  • Cam kết, Thỏa thuận
  • Lắng nghe tích cực
  • Giải quyết xung đột
  • Giao tiếp (nói chuyện)
  • Giao tiếp (bằng văn bản)

Chú trọng các chi tiết

Có một số thông lệ và tiêu chuẩn nhất định trong ngành mà một Developer thành công phải nắm vững. Chúng bao gồm những điều cơ bản, chẳng hạn như sử dụng hệ thống kiểm soát phiên bản để bạn không mất công việc cũ hoặc sử dụng một giao thức kiểm tra kỹ lưỡng và mạnh mẽ. Chúng cũng bao gồm các chi tiết phức tạp hơn như phân tích và duy trì code cũ hơn hoặc phát triển các phương pháp chiến lược để bạn xây dựng coding Framework.

  • Kỹ năng phân tích
  • Xử lý sự cố
  • Tài liệu kỹ thuật
  • Formulas
  • Phân tích dữ liệu
  • Sáng tạo
  • Tư duy phản biện

Self - motivation (Tự tạo động lực)

Bạn sẽ cần phải có một mức độ tự tạo động viên nhất định để tiếp tục làm việc với tư cách là một Developer. 

Bất kể dù bạn có bao nhiêu kinh nghiệm thì sẽ luôn có những điều mới để cập nhật và một số cách mới để hoàn thành nhiệm vụ hiệu quả hơn. 

Khả năng tự thúc đẩy bản thân sẽ giúp bạn tiếp tục con đường học hỏi và khám phá không ngừng, điều này rất cần thiết cho bạn trong thái độ tích cực làm việc và tự phát triển các kỹ năng khác của bản thân

Luôn có tổ chức

Lập trình có thể rất khó khăn, ngay cả đối với những chuyên gia giàu kinh nghiệm nhất. Luôn có sự tổ chức trong mọi khía cạnh của công việc sẽ cho phép bạn chia các nhiệm vụ phức tạp thành các phân đoạn dễ quản lý hơn. 

Tổ chức hợp lý cũng sẽ giúp bạn theo dõi công việc của mình, do đó bạn sẽ biết cách giải quyết mọi vấn đề có thể xảy ra.

Khả năng giải quyết vấn đề

Code thường được tạo ra để giải quyết một vấn đề. Bạn sẽ cần phải có khả năng xác định vấn đề và đưa ra những cách hiệu quả nhất để giải quyết chúng thông qua lập trình. 

Đồng thời, luôn chuẩn bị các phương án giải quyết cho những vấn đề thường gặp để có khả năng “dọn dẹp” chúng một cách nhanh chóng khi chúng xảy ra để đảm bảo cam kết về tiến độ.

Kết luận

Sau khi xem xong thì bạn có cho rằng những đề mục được đề cập phía trên đều là những kỹ năng đã “thất truyền” của Developer không. Hẳn là không nhưng đối với các bạn mới vào nghề có thể bạn chưa có thể tổng hợp được hết những kỹ năng cần trang bị, có thể là do chúng ta quá bận để ngồi xem xét và đánh giá lại chất lượng công việc của bản thân. Thế nên, hi vọng rằng, bài viết đã mang lại cho bạn thông tin tham khảo đầy đủ, giúp bạn có thể nâng cao bản thân mình hơn nữa trong sự nghiệp Developer nhé!


Tin tức liên quan

Lộ trình học Java Developer dành cho mọi lứa tuổi

News|2024-10-20
Bạn muốn theo học ngành lập trình Java? Bạn chưa biết học và phát triển bản thân như thế nào? Hãy tham khảo lộ trình học Java Developer từ chuyên gia sau đây để tìm thấy hướng đi tốt nhất cho bản thân.

Tương lai ngành lập trình game liệu còn đủ tốt để theo đuổi?

News|2024-10-18
Tương lai ngành lập trình game như thế nào? Liệu có mạo hiểm khi chọn ngành này? Làm sao để trở thành một Game Developer giỏi? Tất cả câu trả lời chính xác sẽ có trong thông tin sau đây.

Phân biệt nghề nghiệp: AI Developer và AI Engineer

News|2024-10-17
AI Developer và AI Engineer là gì? Chúng có sự khác nhau như thế nào? Làm sao để chọn đúng ngành khi lựa chọn giữa AI Developer và Engineer? Thông tin sau sẽ giúp bạn hiểu rõ về 2 lĩnh vực này.

Machine Learning Engineer Là Gì? Tiềm năng và thách thức của ML Engineer

News|2024-10-14
Machine Learning Engineer là gì? Làm sao để phát triển đối với công việc ML Engineer? Tất cả thông tin chi tiết và cách thành công khi định hướng Machine Learning Engineer sẽ có trong chia sẻ sau đây.

IT start-up là gì? những ví dụ và lời khuyên để startup thành công?

News|2024-10-11
IT Start-up là gì? Làm sao để khởi nghiệp thành công với ngành IT? Những thông tin và kinh nghiệm sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về IT Start-up.

IT Manager là gì? Cách để bạn trở thành một IT Manager giỏi

News|2024-09-29
IT Manager là gì? Làm công việc này cần những kỹ năng nào? Làm sao để trở thành một IT Manager giỏi? Hãy tham khảo thông tin sau đây từ chuyên gia và bạn sẽ nhanh chóng trở thành người quản lý IT xuất sắc.