Đại dịch Covid 19 đã gây nên nhiều gián đoạn trong nền kinh tế của mọi quốc gia trên thế giới. Chúng tạo nên một cuộc khủng hoảng, làm đẩy nhanh xu hướng chuyển dịch lực lượng lao động. Những thay đổi đó sẽ tạo ra những nhu cầu lớn hơn cho người lao động muốn tìm việc làm trong mọi lĩnh vực. Hãy cùng GrowUpWork tìm nắm bắt được xu hướng chuyển dịch này để nắm bắt được nhiều thời cơ trên con đường phát triển sự nghiệp nhé!
Đại dịch Covid 19 bùng nổ đã ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình chuyển dịch lực lượng lao động và việc làm trong mọi ngành. Trong đó ảnh hưởng rõ rệt nhất phải kể đến những quãng thời gian áp dụng chính sách giãn cách xã hội triệt để.
Tính đến tháng 9/2020, Việt Nam có 31,8 triệu người phải nghỉ việc, giãn việc, giảm giờ làm hoặc giảm thu nhập. Có 68,9% người lao động bị giảm mức thu nhập. Dịch vụ là lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do Covid 19 gây ra. Với 68,9% số lao động trong lĩnh vực này phải gánh chịu. Ngoài ra, trong lĩnh vực công nghệ, xây dựng và nông nghiệp cũng bị ảnh hưởng đáng kể.
Theo Báo cáo tình hình kinh tế, xã hội quý 3 và tháng 9/2020, GDP của nước ta tăng ở mức 2,12%. Đây là mức tăng thấp nhất trong bối cảnh Covid 19 vẫn còn diễn ra rất phức tạp.
Tuy nhiên, trải qua quá trình áp dụng nghiêm những chính sách, quy định vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế xã hội, tình hình dịch bệnh cũng được kiểm soát đáng kể. Điều này giúp cho các doanh nghiệp có cơ hội nhanh chóng khôi phục kinh tế sau đại dịch. Đồng thời, cũng tạo nên những cơ hội trong chuyển dịch lực lượng lao động.
Dưới những tác động tiêu cực từ đại dịch Covid 19 đến sự phát triển kinh tế, xã hội, chuyển dịch lực lượng lao động là điều tất yếu.
Covid 19 làm gián đoạn mọi chuỗi cung ứng và lưu chuyển thương mại. Chúng làm đình trệ các hoạt động kinh doanh, sản xuất, dịch vụ. Nhiều doanh nghiệp bị phá sản, giải thể hoặc buộc phải ngừng hoạt động, thu hẹp quy mô kinh doanh. Điều này đã tác động trực tiếp đến tình hình chuyển dịch lực lượng lao động sau đại dịch.
Đối với lực lượng lao động trong nước, con số này có xu hướng giảm. Đặc biệt đối với đối tượng làm công ăn lương bởi tình hình sa thải, giảm nhân sự các các doanh nghiệp ngày càng tăng.
Lực lượng lao động ở các ngành nghề như: may mặc, du lịch, khách sạn nhà hàng, giày da, túi xách,... bị ảnh hưởng trực tiếp.
Tính đến tháng 6/2020, Việt Nam có khoảng 30,8 triệu lao động bị ảnh hưởng tiêu cực do đại dịch gây ra.
Không chỉ ảnh hưởng tới lực lượng lao động trong nước, Covid 19 còn tác động tới chuyển dịch lực lượng lao động ở nước ngoài. Các công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài bị ảnh hưởng sâu sắc.
Khi đại dịch bùng nổ, các hoạt động tuyển chọn, đào tạo xuất cảnh cho người lao động đã bị ngưng hoàn toàn. Đồng thời phải thường xuyên theo dõi tình hình dịch bệnh ở những nước có nhiều lao động Việt Nam sang làm việc.
Số lượng doanh nghiệp mới được thành lập trong đại dịch cũng giảm đáng kể. Điều này có ảnh hưởng nhiều tới xu hướng chuyển dịch lực lượng lao động trong nước.
Đây là lần đầu tiên số lượng doanh nghiệp thành lập bị giảm trong vòng 5 năm vừa qua. Bên cạnh đó, số lượng doanh nghiệp bị phá sản cũng tăng đáng kể so với thời kỳ trước đại dịch.
Doanh thu của các doanh nghiệp giảm, đặc biệt là khu vực dịch vụ. Sau đó là các khu vực công nghiệp, xây dựng, nông, lâm nghiệp và thủy sản cũng bị giảm doanh thu. Số lượng nhân lực làm ở doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp công nghiệp, xây dựng duy trì ở mức thấp nhất.
Để bắt kịp xu hướng chuyển dịch lực lượng lao động hậu Covid, các doanh nghiệp cần đưa ra những giải pháp kịp thời để khắc phục thiệt hại.
Dựa trên xu hướng chuyển dịch lao động ở nước ta hiện nay, các doanh nghiệp cần xác định thời điểm và phương pháp thích hợp để đưa lực lượng sản xuất trở lại làm việc bình thường.
Nơi làm việc sẽ được phát triển theo hướng mới. Các kế hoạch thực hiện biện pháp an toàn lao động để bảo vệ an toàn cho nhân viên sẽ được chú ý hậu đại dịch. Đồng thời, các chiến lược làm việc từ xa và tự động hóa cũng sẽ được tích hợp.
Các công tác giám sát, đánh giá 4 lĩnh vực: sức khỏe và an toàn,tài chính, nhu cầu nhân viên và loại hình công việc cũng cần được chú trọng.
Nhóm chuyên trách là bộ phận đánh giá hiệu quả của việc ứng phó với đại dịch thông qua những khía cạnh liên quan đến xu hướng chuyển dịch lực lượng lao động. Các doanh nghiệp cần thiết kế, tổ chức các hội thảo thảo luận chiến lược làm việc mới, ứng phó lâu dài với Covid. Đồng thời duy trì các kênh trao đổi 2 chiều để nắm bắt được những nhu cầu của lực lượng lao động trong tình hình dịch bệnh.
Văn phòng chuyển tiếp là bộ phận để thúc đẩy phúc lợi, tuân thủ hiệu quả các quy định từ doanh nghiệp đưa ra. Đây là bộ phận phụ trách xây dựng kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp dựa trên xu hướng chuyển dịch lực lượng lao động. Đồng thời phải theo sát, tuân thủ các chỉ thị từ Đảng và Nhà nước về quy định an toàn, sức khỏe, môi trường khi hoạt động trở lại.
Dựa trên tình hình chuyển dịch lực lượng lao động, các doanh nghiệp cần xây dựng sẵn kế hoạch chuyển tiếp khi hoạt động trở lại. Kế hoạch cần linh hoạt nhất để có thể dễ dàng thay đổi trong thời gian ngắn. Đồng thời, các kế hoạch sẽ phải triển khai trên các lĩnh vực bao gồm: vận hành, cơ sở vật chất, an toàn sức khỏe, quản lý thay đổi.
Các kế hoạch cần đảm bảo tăng cường hoạt động để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu.
Có thể bạn quan tâm: Mô hình Hybrid Work - hình thức làm việc cho doanh nghiệp sau đại dịch:
Các kế hoạch đảm bảo thiết kế nơi làm việc cho nhân viên phải đảm bảo khoảng cách an toàn.
Tuân thủ nghiêm các chính sách và biện pháp đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho nhân viên.
Bài viết trên đã giúp mọi người có cái nhìn khách quan hơn về sự chuyển dịch lực lượng lao động sau đại dịch. GrowUpWork mong rằng những thông tin trên có thể giúp ích cho bạn nắm bắt kịp xu hướng của đất nước trong giai đoạn đại dịch. Trân trọng!
Hướng dẫn chọn nghề theo tính cách của bạn