Thực trạng nghề Tester tại Việt Nam ở hiện tại và tương lai

Nghề Tester hiện đang trở thành cái tên quen thuộc đối với sinh viên, ứng viên tìm kiếm việc làm. Nhiều người tin rằng đây là “miếng mồi ngon” dành cho cả người học IT lẫn làm trái ngành. Tuy vậy, Tester cũng được gắn với khái niệm đơn giản và lương thưởng thấp. Những quan niệm này có đúng không? Thực trạng của ngành Tester tại Việt Nam hiện tại và tương lai như thế nào? Hãy theo dõi chia sẻ sau và bạn sẽ có nhận định chính xác nhất về công việc tester.

Nghề Tester ở hiện tại và tương lai

Nghề Tester là gì? Tại sao lại cần tới vị trí Tester?

Không phải ai cũng thực sự hiểu bản chất của ngành Tester. Đó cũng là một phần khiến nhiều ứng viên gặp khó khăn trong việc tìm hiểu và ứng tuyển công việc này.

Khái niệm tester

Chúng ta có thể hiểu đơn giản Tester là người kiểm tra. Nói cụ thể hơn thì đây là công việc trải nghiệm để kiểm tra chất lượng phần mềm, đồng thời phát hiện các sai sót trong ứng dụng.

Hiện nay lĩnh vực Tester có khá nhiều mảng như QA QC, Automation Tester và Manual Tester

Khái niệm Tester
Mục đích cuối cùng của người kiểm tra vẫn luôn là để đảm bảo chất lượng phần mềm trước khi tới tay người dùng. Ngoài ra, Tester cũng góp phần xây dựng chiến lược để phát triển phần mềm trong tương lai.

 

Lý do một doanh nghiệp cần tới nghề Tester?

Vị thế của Tester đang ngày càng được nâng cao trên thị trường việc làm. Nhiều công ty, doanh nghiệp đang cần hơn các vị trí tester có năng lực.

Những doanh nghiệp hiện nay rất cần tới vị trí tester vì các lý do sau:
  • Tối ưu chi phí: Tester đảm bảo phần mềm không xảy ra lỗi trước khi giao cho khách hàng vì vậy cũng sẽ không tốn chi phí thu hồi, sửa chữa.
  • Chất lượng đảm bảo: Người kiểm tra sẽ đảm bảo ứng dụng không xuất hiện lỗi trước khi đến tay khách hàng. Sản phẩm tốt chắc chắn sẽ nâng tầm uy tín, vị thế cho doanh nghiệp.
  • Vấn đề bảo mật: Tester sẽ kiểm tra, phát hiện lỗi nhằm tăng khả năng bảo mật cho ứng dụng. Đây là điều quan trọng để khách hàng an tâm hơn khi dùng sản phẩm của doanh nghiệp.
  • Tối ưu quy trình: Tester cũng sẽ nhìn ra được các vấn đề trong quy trình sản xuất, ứng dụng. Từ đây doanh nghiệp sẽ tối ưu được quy trình hoàn hảo hơn.

Trách nhiệm và những kỹ năng mà một Tester cần có

Nếu bạn nghĩ rằng Tester là một công việc đơn giản, không cần trách nhiệm thì đó hoàn toàn là suy nghĩ sai lầm. Khi bạn bước vào làm tester thì cần phải tích lũy những kỹ năng tốt và thực sự có trách nhiệm.

Công việc cụ thể của nghề Tester

Một người làm Tester sẽ phải thực hiện các công việc như sau:
  • Lên kế hoạch kiểm thử: Tester cần phải là người hiểu rõ yêu cầu dự án, lập kế hoạch chi tiết. Muốn lập kế hoạch thì bạn cần xác định cách tiếp cận, sử dụng nhân lực, ngân sách, lên lịch trình làm việc,...
  • Chuẩn bị - xác định dữ liệu kiểm thử: Để quá trình kiểm thử hiệu quả thì tester cần chuẩn bị các dữ liệu đầy đủ và phù hợp. Quá trình này có thể bao gồm tạo dữ liệu mô phỏng - thử nghiệm hoặc chính dữ liệu từ môi trường sản xuất.
  • Kiểm thử: Tester cần thực hiện các loại kiểm thử bao gồm hộp trắng (white-box testing), hộp đen (black-box testing), kiểm thử chấp nhận người dùng (UAT), kiểm thử hệ thống,...
  • Ghi chép, phân tích và báo cáo: Người kiểm tra nên ghi chép và phân tích kỹ lưỡng ở từng bước kiểm thử. Sau khi hoàn thành thì bạn cần báo cáo kết quả chi tiết.
  • Theo dõi, cập nhật, sửa lỗi: Người tester cần theo dõi sản phẩm trong suốt quá trình vận hành để cập nhật những công nghệ mới. Ngoài ra, quá trình này nếu xuất hiện sai sót cũng cần được sửa ngay lập tức.

Kỹ năng mà Tester cần có

 
Kỹ năng cứng (Hard Skill)
  • Nắm rõ phần mềm và phương pháp test: Muốn hoàn thành quá trình test thì bạn cần hiểu rõ các phần mềm lập trình, công cụ kiểm thử. Các công cụ kiểm thử quan trọng bao gồm: Selenium, Cucumber, TestNG, Postman, JUnit,...
  • Nắm rõ nguyên tắc và quy trình kiểm thử: Người test cần thực hiện một cách độc lập, kiểm thử sớm và phát hiện sai sót tối đa. Bạn cũng cần phải thành thạo quy trình kiểm thử từ khi lên kế hoạch, thực hiện cho tới báo cáo và đề ra phương hướng xử lý,...
  • Chú ý chi tiết (Attention to detail): Làm tester thì bạn cần phải thực sự chi tiết và kỹ càng. Tốt nhất là bạn nên đặt ra những chi tiết cần để kiểm tra và thực hiện theo chu kỳ.
  • Cập nhật công nghệ mới: Tester cần ứng dụng những công nghệ mới nhất là trí tuệ nhân tạo (AI), IoT, DevSecOps,...để tăng tốc độ kiểm thử.
  • Kỹ năng soạn báo cáo lỗi: Bạn cần có báo cáo thật sự rõ ràng, chi tiết và rành mạch sau quá trình kiểm thử. Bạn cần phải hiểu biết về hệ thống, ghi chú tỉ mỉ từng chi tiết và đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất.
 
Kỹ năng mềm (Soft Skill)
  • Phân tích: Nghề tester yêu cầu bạn cần biết cách phân tích một cách tỉ mỉ. Người kiểm thử luôn cần tách hệ thống lớn thành các phần nhỏ để kiểm tra.
  • Học hỏi: Lượng kiến thức của một tester không bao giờ được phép quá ít. Bạn cần là người hiểu rõ phần mềm, công nghệ và cách hoạt động của hệ thống. Ngoài ra, bạn cũng cần học hỏi, áp dụng các công nghệ mới vào quá trình kiểm thử.
  • Giao tiếp: Bạn cần phải biết truyền đạt suy nghĩ của mình tới mọi người. Từ kế hoạch kiểm thử, kết quả cho tới hướng đi cần phải được trình bày rõ ràng và dễ hiểu nhất cho mọi người. Đương nhiên, các kế hoạch sửa lỗi, phát triển cũng cần phải thuyết phục được mọi người.
  • Làm việc nhóm: Tester không chỉ làm việc độc lập mà còn liên quan tới nhiều bộ phận, nhóm người khác. Chính vì vậy, bạn cần phải biết cách hòa đồng, làm việc kết hợp để tăng hiệu quả công việc.

Tình hình tuyển dụng Tester ở Việt Nam 

Không phải ai cũng đang đánh giá đúng thực trạng của công việc tester hiện nay. Tất nhiên, ở Việt Nam và các nước như Mỹ, Nhật,...thì vị thế của người kiểm thử vẫn đang có sự khác biệt.

Thực trạng nghề Tester hiện tại

So với Việt Nam thì một tester làm việc ở các nước như Nhật, Mỹ, Trung Quốc,...đang được đánh giá rất cao. Lý do của việc này đơn giản là vì họ quan tâm tới trải nghiệm người dùng và thực sự hiểu rõ được vai trò quan trọng của việc kiểm thử.

Tại những nước phát triển như Nhật, Mỹ,...thì mức lương thường là từ 823 triệu VNĐ cho đến 1 tỷ 4 VNĐ mỗi năm. Trong khi đó con số này tại Việt Nam là từ 96 triệu VNĐ cho đến 264 triệu VNĐ mỗi năm.

Thực trạng nghề tester hiện tại

Tương lai của nghề Tester tại Việt Nam

Nhiều người cho rằng công việc tester trong tương lai sẽ gặp nhiều cạnh tranh từ trí tuệ nhân tạo AI hoặc các công nghệ thông minh. Thực tế, công việc kiểm thử yêu cầu tính tỉ mỉ và thay đổi tình huống linh hoạt nên con người luôn không thể thay thế.

Tại Việt Nam trong tương lai ngành tester chắc chắn sẽ có nhiều bước tiến vượt trội. Các doanh nghiệp sẽ chú ý hơn tới chất lượng sản phẩm, muốn hoàn thiện trước khi tới tay người dùng.

Chúng tôi tin rằng, mức lương một tester có thể nhận được khi làm việc tại Việt Nam tương lai trung bình có thể từ 15 - 30 triệu VNĐ/tháng

Cách để bạn thăng tiến nhanh trên con đường làm Tester

Nghề Tester chắc chắn sẽ ngày càng có nhiều yêu cầu cao hơn đi kèm với mức lương tốt. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ bạn cần chuẩn bị hành trang thật tốt cho bản thân để có nhiều thành công với công việc này.

Những cách tốt để bạn thăng tiến nhanh khi làm Tester bao gồm:
  • Học hỏi liên tục: Không ngừng tích lũy kiến thức về phần mềm, ứng dụng kiểm tra lỗi, hiểu rõ quy trình sản xuất. Ngoài ra, bạn cũng cần cập nhật liên tục các công nghệ mới.
  • Thực hành: Bạn hãy nên thực hành kiểm thử thật nhiều. Khi bạn thực hiện càng nhiều ca test thì sẽ càng phát triển tư duy phân tích và có kinh nghiệm phát hiện, xử lý lỗi.
  • Ghi nhớ, học hỏi lỗi từ quá khứ: Mỗi lần kiểm thử thì bạn hãy phân tích, ghi nhớ các lỗi và cách xử lý. Những kinh nghiệm được ghi lại này sẽ giúp bạn xử lý tốt hơn ở lần test tiếp theo.
  • Tham gia các cộng đồng kiểm thử: Đây sẽ là nguồn kiến thức, kinh nghiệm rộng rãi để bạn phát triển kỹ năng test của bản thân.
  • Học cách phát triển tư duy hệ thống: Học cách đọc cấu trúc, luồng dữ liệu và chi tiết cách hoạt động của hệ thống. Từ kiến thức này bạn sẽ biết phân tích theo hệ thống.
  • Tăng cường ngoại ngữ, kỹ năng mềm: Bạn cần học giỏi tiếng Anh và các kỹ năng như giao tiếp, trình bày, thuyết phục, làm việc nhóm - độc lập,...

Nghề Tester thực sự sẽ có tiềm năng rất lớn ở trong nhiều năm tới. Nếu bạn đang có ý định theo đuổi công việc này thì hãy học hỏi kinh nghiệm trên và phát triển bản thân. Những cơ hội tốt nhất đang chờ đợi bạn ở tương lai.
 


Tin tức liên quan

Những kỹ năng bạn cần học hỏi trong Blockchain Developer Roadmap

News|2024-08-13
Blockchain đang thực sự vươn mình trở thành lĩnh vực trọng điểm của công nghệ hiện đại. Đương nhiên, với vị thế ngày càng cao của ngành thì Blockchain Developer cũng là một ngành nghề cực hot. Nếu bạn có đủ kỹ năng thì mức lương thưởng khi lập trình Blockchain sẽ là rất cao.

Quản trị hệ thống là gì? Những kỹ năng quan trọng nhất của một System Admin

News|2024-07-13
Quản trị hệ thống là gì? Làm sao để phát triển tốt trong lĩnh vực system admin? Ngành quản trị hệ thống cần những kỹ năng gì? Hãy tham khảo thông tin chia sẻ sau đây và bạn sẽ tìm được hướng đi phù hợp nhất cho bản thân.

Hướng dẫn chọn nghề theo tính cách của bạn

News|2023-11-03
Lựa chọn nghề nghiệp là một việc cực kỳ quan trọng, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai chúng ta. Có rất nhiều yếu tố nên cân nhắc khi chọn nghề. Trong đó tính cách là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Nếu biết cách chọn nghề phù hợp với tính cách thì khả năng thành công sẽ là rất cao.

Top 20 Kỹ năng mềm trong ngành IT - cần thiết nhất

News|2023-10-28
Kỹ năng mềm trong ngành IT là rất quan trọng. Chúng sẽ giúp lập trình viên phát triển bản thân và tạo mối quan hệ với đồng nghiệp, khách hàng tốt hơn. 20 kỹ năng mềm sau đây sẽ là cần thiết nhất dành cho bạn.

Hard skills và soft skills là gì? Tầm quan trọng trong ngành IT

News|2023-10-27
Hard Skills và Soft Skills đều là 2 yếu tố cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực IT. Nhiều nhà tuyển dụng cho rằng ứng viên sở hữu cả 2 kỹ năng này chính là nhân tài mà mọi doanh nghiệp đều muốn có.

10 bí quyết giữ chân nhân tài ngành IT mà các HR phải biết

News|2023-10-01
Giữ chân nhân tài là nhiệm vụ mà mọi công ty đều muốn thực hiện. Đó sẽ là cách để đảm bảo sự phát triển bền vững của công ty. Nếu bạn cũng muốn thực hiện điều này thì hãy tham khảo top 10 cách giữ chân nhân tài ngành IT sau đây.