Quản trị hệ thống là gì? Những kỹ năng quan trọng nhất của một System Admin
Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển thì hầu như mọi doanh nghiệp hiện nay đều cần hệ thống máy tính và mạng để hoạt động. Tất nhiên, để hệ thống này vận hành tốt thì rất cần đến một đội ngũ quản trị. Vậy, quản trị hệ thống là gì? Bạn cần có những chứng chỉ và kỹ năng nào khi làm System Admin? Thông tin giải mã sau đây từ chuyên gia GrowUpWork sẽ giúp bạn có hành trình vững chắc trên con đường làm quản trị hệ thống.
Giới thiệu cơ bản về ngành quản trị hệ thống
Quản trị hệ thống hay System Administration chính là lĩnh vực có phạm vi việc làm rộng hàng đầu hiện nay. Điều này được hiểu đơn giản là bởi vì nó có sự kết hợp giữa quản trị doanh nghiệp và hệ thống thông tin.
Quản trị hệ thống là gì?
Quản trị hệ thống là lĩnh vực chuyên nghiên cứu xây dựng, hình thành, duy trì, quản lý và phát triển hệ thống máy tính, mạng của doanh nghiệp.Công việc này hiện nay không chỉ làm trong lĩnh vực IT mà kể cả các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp kinh doanh cũng rất cần thiết.
Vị trí System Admin có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc bảo mật thông tin và ứng dụng công nghệ mới vào quản lý, phát triển doanh nghiệp. Những yêu cầu đối với chuyên viên quản trị là tương đối cao nhưng quyền lợi nhận lại cũng cực kỳ tốt.
Những công việc mà System Admin cần thực hiện
Không phải ai hiểu quản trị hệ thống là gì thì cũng biết các công việc mà ngành này thực hiện. Về cơ bản thì chuyên viên System Admin sẽ cung cấp hệ thống mạng, máy tính để giúp doanh nghiệp quản lý nhân sự, tài liệu, xây dựng hệ thống giao tiếp với khách hàng và phát triển sản phẩm.
Những công việc cụ thể điển hình mà quản trị hệ thống cần làm bao gồm:
Cấu hình, điều khiển và duy trì hoạt động của mạng máy tính.
Chẩn đoán, xử lý các sự cố kỹ thuật liên quan đến mạng, máy chủ.
Đảm bảo tính ổn định trong hoạt động và bảo mật của hệ thống mạng máy chủ.
Kiểm soát, phân chia quyền truy cập, quản trị cho nhân sự.
Áp dụng công nghệ mới vào quản lý, vận hành doanh nghiệp.
Phát triển hiệu suất hoạt động, khả năng tiếp cận khách hàng cho website, ứng dụng.
Phòng chống hacker và các nguy cơ đánh cắp thông tin, dữ liệu.
Tiềm năng và thách thức của ngành quản trị hệ thống
Cuộc đua công nghệ hiện nay không chỉ có mặt tại các công ty IT mà hầu như mọi doanh nghiệp đều có. Đây rõ ràng là lĩnh vực cực kỳ có tiềm năng ở hiện tại và tương lai nhưng chắc chắn bạn cũng đừng quên những thách thức phía trước.
Tiềm năng
Nhu cầu System Admin: Hầu như mọi doanh nghiệp hiện nay đều rất cần tới công nghệ thông tin và hệ thống máy tính nên các chuyên gia quản trị rất được “săn đón”.
Sự phát triển vượt bậc của điện toán đám mây: Chúng tạo ra nhiều cơ chế lưu trữ dữ liệu, thông tin doanh nghiệp nhưng cũng yêu cầu người có chuyên môn quản trị và phát triển.
Sự cần thiết của chuyên gia bảo mật: Mọi doanh nghiệp, tổ chức đều không muốn dữ liệu, thông tin của mình bị rò rỉ.
Tốc độ phát triển của thương mại điện tử và mạng xã hội: Các doanh nghiệp hiện nay đang có xu hướng chuyển thông tin, các mặt hành mạnh mẽ sang trang mạng xã hội và thương mại điện tử. Họ cần những người có thể xây dựng, phát triển và quản lý các trang social này.
Thách thức
Yêu cầu cao: Các doanh nghiệp luôn có những tiêu chí cao đối với quản trị viên hệ thống. Bạn không chỉ cần khả năng giao tiếp, làm việc mà kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị phần cứng, phần mềm phải rất tốt.
Áp lực công việc: Các doanh nghiệp luôn có nhiều áp lực đối với hoạt động của hệ thống mạng, máy tính. Bạn sẽ luôn đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định nếu không nó sẽ ảnh hưởng tới các ban ngành khác.
Duy trì bảo mật: Tình trạng tấn công, đánh cắp thông tin trên mạng xã hội ngày càng nhiều. Bạn cần luôn duy trì mạng, hệ thống máy chủ ổn định và tránh bị hacker tấn công.
Cập nhật công nghệ: System Admin phải liên tục cập nhật những công nghệ mới cho hệ thống của doanh nghiệp để đảm bảo hiệu suất tốt.
Tương tác với nhiều kiểu người dùng: Bạn cần phải xây dựng hệ thống máy chủ với giao diện đơn giản, phù hợp với nhiều đối tượng nhân viên, khách hàng khác nhau.
Các chứng chỉ và kỹ năng mà một người quản trị hệ thống cần có
Như ở trên chúng tôi đã nói, những thách thức trong ngành System Admin là không hề nhỏ. Do đó, để bạn nhận được công việc quản trị hệ thống tốt với mức lương thưởng cao thì cần các chứng chỉ và kỹ năng tốt.
Chứng chỉ trong ngành quản trị hệ thống
Khi bạn hiểu quản trị hệ thống là gì thì chắc hẳn cũng hiểu đây là lĩnh vực có yêu cầu tương đối cao. Muốn chứng minh năng lực của bản thân thì bạn cần sở hữu các chứng chỉ quan trọng.
Những chứng chỉ bạn nên học và thi để có công việc System Admin tốt hơn:
Red Hat Certified System Administrator: Xác định khả năng cài đặt, triển khai, định cấu hình và bảo trì hệ thống Firewall, Linux.
Red Hat Certified Engineer: Chứng chỉ xác nhận kỹ năng tự động hóa triển khai, quản lý các môi trường đa hệ thống. Ngoài ra, đây cũng là chứng chỉ xác thực quản trị viên cấp cao của UNIX và LINUX.
Chứng chỉ CompTIA Server+: Chứng chỉ xác thực kỹ năng, kinh nghiệm về phần cứng và phần mềm khi quản lý máy chủ.
Chứng chỉ CompTIA Security+: Chứng chỉ xác thực chuyên gia an ninh mạng.
Cisco Certified Network Associate: Chứng chỉ xác thực trình độ IT cơ bản do công ty phần cứng mạng Cisco cung cấp. Sở hữu chứng chỉ này cần khả năng lập trình, tự động hóa, triển khai mạng, bảo mật.
Ngoài ra, chúng ta còn có thể kể đến một số chứng chỉ quan trọng khác bao gồm: AWS Certified Solutions Architect – Associate, Microsoft Certified: Azure Fundamentals, Oracle Certified Professional,....
Kỹ năng mềm của System Admin
Quản trị hệ thống là gì? Đó là sự kết hợp giữa quản trị và hệ thống công nghệ thông tin. Rõ ràng trong khái niệm chúng ta đã phân tích rằng công việc này vẫn có sự liên quan tới quản trị doanh nghiệp. Chính vì vậy, kỹ năng mềm là thứ không thể thiếu đối với System Admin.
Những kỹ năng mềm tốt nhất mà bạn không thể thiếu khi làm quản trị hệ thống bao gồm:
Khả năng chịu đựng áp lực lớn: Số lượng công việc System Admin cần xử lý là lớn. Bạn sẽ không chỉ chịu áp lực từ mặt kỹ thuật mà còn cả doanh thu của doanh nghiệp.
Khả năng dự đoán rủi ro, nguy cơ tiềm ẩn: Khi bạn có thể dự đoán được các nguy cơ xảy ra thì sẽ xử lý được các vấn đề trước khi gặp phải.
Kỹ năng xử lý vấn đề nhanh chóng: Khi các vấn đề xảy ra với hệ thống mạng máy tính thì bạn cần phải xử lý một cách nhanh gọn nhất.
Kỹ năng giao tiếp: Làm quản trị hệ thống trong doanh nghiệp thì bạn sẽ cần làm việc với nhiều ban ngành khác. Chính vì vậy kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, giảng giải là rất quan trọng.
Khả năng tự học: Công nghệ mới sẽ liên tục được cập nhật, hacker hoặc các mã nguồn độc cũng không ngừng cải tiến, nếu bạn không học hỏi tốt thì rất dễ bị bỏ lại phía sau.
Kỹ năng cứng của System Admin
Một người làm quản trị hệ thống không thể thiếu đi kỹ năng cứng - chính là những kỹ năng chuyên môn. Đây chính là thứ tiên quyết để bạn có thể phát triển trong lĩnh vực này.
Những kỹ năng cứng bạn không thể thiếu khi làm System Admin bao gồm:
Kỹ năng công nghệ: Bạn cần phải là người có kiến thức vững chắc về cả phần cứng và phần mềm trong lĩnh vực IT.
Kỹ năng bảo mật: Chuyên viên quản trị hệ thống bắt buộc cần biết cách phát hiện lỗ hổng, cải tiến và tăng cường bảo mật cho hệ thống mạng máy tính của doanh nghiệp.
Khả năng hiểu biết điện toán đám mây: Đây là hình thức lưu trữ thông tin nhân viên, khách hàng, dự án,...doanh nghiệp nên System Admin bắt buộc cần nắm vững.
Kỹ năng lập trình: Chuyên viên quản trị hệ thống cũng là người lập trình, phát triển các ứng dụng, website cho doanh nghiệp.
Thuần thục công nghệ ảo hóa và hệ điều hành Linux: Đây chính là 2 phần mà hiện tại và tương lai sẽ được áp dụng rất nhiều trong quản lý, giám sát và phát triển thông tin doanh nghiệp.
Tóm tắt: Cách để bạn thành công thành công khi làm quản trị hệ thống
Hiểu được quản trị hệ thống là gì thì bạn đã có những kiến thức cơ bản về lĩnh vực này. Tuy nhiên, để vượt qua những thách thức, đi đến thành công là điều không hề đơn giản.
Bạn cần phải có sự chuẩn bị kỹ càng và phát triển theo chặng đường phù hợp. Hãy tối ưu thời gian và công sức của bản thân bằng việc tìm kiếm cách đi chính xác trong System Admin.
Những cách tốt nhất để bạn thành công khi làm System Admin bao gồm:
Tìm hiểu các chứng chỉ cần thiết để theo học và thi nhận.
Liên tục cải thiện khả năng lập trình và những hiểu biết của bản thân về phần cứng, phần mềm, điện toán đám mây,..
Cải thiện ngoại ngữ để tìm kiếm tài liệu và thuật toán.
Tham gia các sự kiện và dự án về quản trị hệ thống.
Không ngừng cập nhật các thông tin, kiến thức mới.
Rèn luyện khả năng giao tiếp, học hỏi và trình bày ý kiến bản thân.
Quản trị hệ thống chính là một trong những lĩnh vực có tiềm năng phát triển nhất ở hiện tại và tương lai. Nếu bạn hiểu quản trị hệ thống là gì thì tuyệt đối không nên bỏ qua tiềm năng của nó. Đương nhiên, bạn cũng hãy nên cải thiện bản thân để chặng đường làm System Admin tốt nhất.
Từ chối một công việc, một lời mời hay một cơ hội không phải lúc nào cũng dễ dàng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá nghệ thuật từ chối, cách để
Blockchain đang thực sự vươn mình trở thành lĩnh vực trọng điểm của công nghệ hiện đại. Đương nhiên, với vị thế ngày càng cao của ngành thì Blockchain Developer cũng là một ngành nghề cực hot. Nếu bạn có đủ kỹ năng thì mức lương thưởng khi lập trình Blockchain sẽ là rất cao.
Tester là một công việc được đánh giá có tiềm năng cực lớn trong tương lai. Vậy, thực tế nghề Tester đang có vị thế như thế nào ở hiện tại? Trong tương lai, liệu ngành này có thể bứt phá nhiều hơn? Thông tin sau đây sẽ giúp bạn có định hướng rõ ràng nhất khi làm Tester.
Lựa chọn nghề nghiệp là một việc cực kỳ quan trọng, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai chúng ta. Có rất nhiều yếu tố nên cân nhắc khi chọn nghề. Trong đó tính cách là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Nếu biết cách chọn nghề phù hợp với tính cách thì khả năng thành công sẽ là rất cao.
Kỹ năng mềm trong ngành IT là rất quan trọng. Chúng sẽ giúp lập trình viên phát triển bản thân và tạo mối quan hệ với đồng nghiệp, khách hàng tốt hơn. 20 kỹ năng mềm sau đây sẽ là cần thiết nhất dành cho bạn.
Hard Skills và Soft Skills đều là 2 yếu tố cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực IT. Nhiều nhà tuyển dụng cho rằng ứng viên sở hữu cả 2 kỹ năng này chính là nhân tài mà mọi doanh nghiệp đều muốn có.