Bí quyết gắn kết Developer trong team khi WFH

Làm việc tại nhà (WFH) trước mắt có thể mang đến rất nhiều lợi ích cho nhân viên như tiết kiệm chi phí đi lại, thời gian chuẩn bị trang phục, gần gũi gia đình,... Tuy nhiên nó cũng sẽ gây ra một số hạn chế to lớn, trong đó có sự gắn kết doanh nghiệp. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những bí quyết gắn kết Developer trong team khi WFH nhé!

Bí quyết gắn kết Developer trong team khi WFH
Bí quyết gắn kết Developer trong team khi WFH

Vì sao cần gắn kết các Developer khi WFH

Gần một năm trước, khi COVID mới bắt đầu thể hiện những ảnh hưởng tiêu cực của mình lên thế giới, 88% công ty đã khuyến khích hoặc yêu cầu nhân viên làm việc tại nhà cho đến khi có thông báo mới. Với việc thế giới đang chìm trong làn sóng thứ hai của đại dịch, thì khả năng quay trở lại làm việc trực tiếp 100% trong thời tương lai gần là điều không thể!

Khi WFH - làm việc tại nhà là một cách đơn giản nhất để cô lập bạn khỏi giao tiếp và tương tác xã hội dù bạn là người hướng nội hay hướng ngoại.

Sự cô lập một mặt có thể giúp Developer dành hoàn toàn thời gian cho lập trình phần mềm trong thời gian làm việc nhưng mặt khác nó sẽ gây ra những căng thẳng nhất định khi không cảm thấy bản thân thuộc một tập thể thực sự như làm việc trực tiếp tại văn phòng!

Bên cạnh căng thẳng thì việc thiếu sự gắn kết với team dự án sẽ khiến Developer trì trệ trong việc bày tỏ những khó khăn và vấn đề trong công việc từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả của dự án!

Trên thực tế, các công ty có team dự án phát triển phần mềm đã nhận thức rõ hạn chế này. Để thay đổi mọi thứ và đảm bảo văn hóa doanh nghiệp của họ được duy trì, các công ty đang thiết kế một số bí quyết chiến lược để gắn kết Developer đang làm việc từ xa.

Gắn kết Developer trong team khi WFH

1. Liên lạc thường xuyên với team của bạn

Với việc toàn bộ developer của team dự án làm việc không cùng một không gian, các nhà quản lý cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để luôn sẵn sàng và giữ liên lạc.

Thiết lập các cuộc họp online định kỳ với toàn bộ team, cũng như các cuộc gọi riêng từng thành viên. Điều này giúp giữ cho tất cả mọi thành viên trong một team thói quen tương tác khi mỗi người mỗi nơi nhưng buộc phải thực hiện chung một dự án. 

Liên lạc thường xuyên với team của bạn
Liên lạc thường xuyên với team của bạn


Bên cạnh những chủ đề về công việc, người quản lý nên thường xuyên hỏi khơi gợi các chủ đề khác với những câu nói như "Làm cách nào để tôi có thể giúp bạn cảm thấy hiệu quả hơn", "Bạn giải quyết công việc tại nhà như thế nào" hoặc "Có bất cứ khó khăn hay vấn đề gì thì cứ nhắn tin cho tôi, đừng ngại!", “Bạn có gặp khó khăn nào do dịch bệnh không”,...

Việc có ai đó để nói chuyện là rất quan trọng thế nên tạo cho các developer cảm giác thoải mái để lên tiếng trong team rất quan trọng nhất là khi gặp phải một ngày tồi tệ.

2. Tổ chức các hoạt động “ảo” và vui nhộn

Các hoạt động liên kết nhóm tương tác giúp các nhân viên hiểu nhau hơn trong một bầu không khí bình dị hơn ngoài không khí chuyên nghiệp của công việc. Điều này cũng dẫn đến các mối quan hệ công việc tốt hơn. 

Không ai muốn ngồi và nhìn chằm chằm vào màn hình máy tính xách tay của họ để độc thoại về cách giải trí. Chìa khóa ở đây là làm cho các buổi họp online này mang tính tương tác và giao tiếp nhiều nhất có thể.

3. Tư vấn và định hướng nghề nghiệp cho Developer từ xa

Khi các developer trong team dự án bị phân tán, người quản lý phải đảm bảo mọi thứ được hoàn thành đúng thời gian

Tuần đầu tiên của mỗi quý hay mỗi tháng, quản lý nên dành riêng một buổi trong thời gian làm việc để cùng các Developer trong team lập kế hoạch những gì cần đạt được trong ba tháng này.

Việc thiết lập các phân phó rõ ràng và các số liệu cụ thể để theo dõi tiến trình giúp tránh được việc dành thời gian cho các công việc không quan trọng. Nên có một mô hình giám sát và đánh giá như Mô hình OKR hàng quý để đánh giá và xem xét năng suất của team phát triển!

Một điều quan trọng khác là thảo luận về sự nghiệp cho mỗi developer thành viên. Họ cần biết họ phù hợp với vị trí nào trong bức tranh lớn của phát triển phần mềm để duy trì động lực. 

Trong bối cảnh cuộc sống đầy biến động do dịch bệnh thì việc được hỗ trợ định hướng sự nghiệp phù hợp để phát triển ổn định thực sự rất hợp lòng nhân viên!

4. Khen thưởng Developer

Rất khó để nhận ra và đánh giá cao sự chăm chỉ của nhân viên, đặc biệt là khi bạn không được gặp họ thường xuyên. Trải nghiệm đánh giá và khen thưởng nhân viên online là điều bắt buộc và phải trải qua một chặng đường dài để cho nhân viên biết rằng công việc của họ được công nhận và biết đến!

Những cử chỉ đơn giản như nói lời cảm ơn, khen ngợi về một công việc hoàn thành tốt, và sau đó ở quy mô lớn hơn, việc tổ chức các giải thưởng có thể trao online có tác động lớn đến sự gắn bó của nhân viên không chỉ với team mà còn với công ty.

5. Gửi quà tặng ý nghĩa và thiết thực

Một cách để tạo cảm giác thân thuộc là gửi những món quà vui vẻ cho nhân viên. Những món quà này không cần phải có giá trị quá lớn, quan trọng là nó đúng thời điểm và thiết thực.

Một kit quả tặng chăm sóc sức khỏe hay kit quà thực phẩm cho nhân viên là một ý tưởng tuyệt vời và ấm lòng cho mùa dịch này! Hãy bao gồm một lời chào từ ban quản lý, lãnh đạo và lời cảm ơn sự gắn bó và đóng góp của nhân viên!

6. Khuyến khích học tập và nâng cao kỹ năng

Các tổ chức nên cung cấp các chương trình L & D (Learning and Development) hoặc tạo điều kiện cho các Developer trong team dự án học tập thêm các kỹ năng kỹ thuật - công nghệ mới

Học tập online thường xuyên sẽ thúc đẩy sự tương tác và giữ chân nhân viên tốt hơn. Một nghiên cứu gần đây cho thấy 42% thế hệ Gen Y (millennials) có khả năng rời bỏ công ty nếu họ không có đủ cơ hội được đào tạo, học tập.

Bên cạnh việc tạo điều kiện thuận lợi để nhân viên học tập thì ý tưởng khen thưởng nhân viên khi có thành tích hay áp dụng thành công kết quả học tập vào công việc cũng rất hiệu quả để khích lệ các nhân viên khác quyết tâm học tập!

7. Tạo ra các nhóm tương tác ngoài công việc

Đến đại dịch, những cuộc trò chuyện thoải mái bên lề công việc sẽ khan hiếm vô cùng. Tuy là nằm bên lề công việc nhưng những cuộc trò chuyện này có tác dụng khá lớn trong việc duy trì sự gắn bó thân mật giữa các Developer.

Bởi vì là một con người chúng ta nắm giữ nhiều vai trò khác nhau trong cuộc sống chứ không phải duy nhất một vai trò là nhân viên cho công việc. Vì thế người quản lý cũng đừng xem nhẹ và quên tạo điều kiện cho hoạt động này để thúc đẩy sự gắn kết và nâng cao tinh thần của các Developer trong team.

Như vậy, bên cạnh các cuộc họp chuyên nghiệp bạn nên tạo ra thêm những buổi giao lưu chia sẻ định kỳ, hoặc một diễn đàn để mọi người chia sẻ những mẫu chuyện vui nhộn mà họ sưu tầm được hoặc chính câu chuyện của cá nhân họ bất cứ lúc nào để những thành viên khác tương tác và phản hồi.

Kết luận

Quan trọng nhất, hãy cho nhóm của bạn biết rằng bạn luôn sẵn sàng giúp đỡ họ trong những thời điểm khó khăn và căng thẳng này. Đó là loại niềm tin và lòng trung thành cần thiết để các công ty xây dựng trong thời đại ngày nay. Hi vọng rằng bài viết này đã góp phần giúp bạn xây dựng nên chiến lực gắn kết Developer trong team hiệu quả


Tin tức liên quan

Những kỹ năng bạn cần học hỏi trong Blockchain Developer Roadmap

News|2024-08-13
Blockchain đang thực sự vươn mình trở thành lĩnh vực trọng điểm của công nghệ hiện đại. Đương nhiên, với vị thế ngày càng cao của ngành thì Blockchain Developer cũng là một ngành nghề cực hot. Nếu bạn có đủ kỹ năng thì mức lương thưởng khi lập trình Blockchain sẽ là rất cao.

Thực trạng nghề Tester tại Việt Nam ở hiện tại và tương lai

News|2024-07-13
Tester là một công việc được đánh giá có tiềm năng cực lớn trong tương lai. Vậy, thực tế nghề Tester đang có vị thế như thế nào ở hiện tại? Trong tương lai, liệu ngành này có thể bứt phá nhiều hơn? Thông tin sau đây sẽ giúp bạn có định hướng rõ ràng nhất khi làm Tester.

Quản trị hệ thống là gì? Những kỹ năng quan trọng nhất của một System Admin

News|2024-07-13
Quản trị hệ thống là gì? Làm sao để phát triển tốt trong lĩnh vực system admin? Ngành quản trị hệ thống cần những kỹ năng gì? Hãy tham khảo thông tin chia sẻ sau đây và bạn sẽ tìm được hướng đi phù hợp nhất cho bản thân.

Hướng dẫn chọn nghề theo tính cách của bạn

News|2023-11-03
Lựa chọn nghề nghiệp là một việc cực kỳ quan trọng, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai chúng ta. Có rất nhiều yếu tố nên cân nhắc khi chọn nghề. Trong đó tính cách là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Nếu biết cách chọn nghề phù hợp với tính cách thì khả năng thành công sẽ là rất cao.

Top 20 Kỹ năng mềm trong ngành IT - cần thiết nhất

News|2023-10-28
Kỹ năng mềm trong ngành IT là rất quan trọng. Chúng sẽ giúp lập trình viên phát triển bản thân và tạo mối quan hệ với đồng nghiệp, khách hàng tốt hơn. 20 kỹ năng mềm sau đây sẽ là cần thiết nhất dành cho bạn.

Hard skills và soft skills là gì? Tầm quan trọng trong ngành IT

News|2023-10-27
Hard Skills và Soft Skills đều là 2 yếu tố cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực IT. Nhiều nhà tuyển dụng cho rằng ứng viên sở hữu cả 2 kỹ năng này chính là nhân tài mà mọi doanh nghiệp đều muốn có.