Có bao giờ bạn cảm thấy chán và không còn vui vẻ như trước khi làm hoặc tìm hiểu một công việc mà trước đây bạn rất yêu thích chưa? Chắc hẳn rằng ai rồi cũng sẽ có thể gặp tình trạng như vậy, bởi cuộc sống thay đổi liên tục và chịu rất nhiều sự chi phối, nên cũng rất bình thường nếu như một ngày nào đó bạn cảm thấy như vậy. Đồng thời cũng phải thừa nhận rằng cảm giác nàycản trở sự phát triển của bạn, vậy làm thế nào để giữ được sự thích thú với một công việc hoặc một ngành nào đó. Đặc biệt, trong bài viết này sẽ gợi ý về những cách giúp bạn giữ lửa đam mê khi học lập trình và những bí quyết chiến lược khi theo nghề IT.
Một chuyên gia về IT hiện đang làm việc ở vị trí quản lý dự án phần mềm đã chia sẻ rằng, ông cũng từng cảm thấy rất khó khăn để duy trì được một cảm giác yêu thích lâu dài khi mà công việc quá cố định. Nhưng khi nhận được lời mời chia sẻ trong một Workshop về IT, ông phát hiện ra chìa khóa để giữ gìn tình yêu với ngành IT và công việc lập trình là hãy chia sẻ về những gì bạn đang làm và những kinh nghiệm giá trị để giúp đỡ những người khác!
Để cụ thể hóa hơn những bí kíp GrowUpWork đã chia sẻ các cách cụ thể mà các bạn có thể lựa chọn cách phù hợp với bản thân nhằm giữ lửa đam mê khi học lập trình IT nhé!
Trong bất kỳ cuộc hành trình nào, bạn cũng cần biết lý do vì sao bạn bắt tay vào lập trình. Có một số niềm vui, kích thích tâm trí của bạn, đạt được lợi thế trong công việc, hoặc có thể là bất kỳ điều gì khiến bạn muốn bắt đầu công việc này. Điều quan trọng là bạn hiểu rõ đó là gì. Nếu bạn có thể hiểu được điều đó, bạn sẽ có một mục đích mạnh mẽ để khởi động lại sau những lúc căng thẳng hay cản trở trên con đường học lập trình nói riêng và làm lập trình nói chung.
Cũng hãy chấp nhận những cảm xúc tiêu cực trong bản thân và biết rằng ai cũng sẽ mắc phải, điều này rất bình thường, bản thân bạn cũng có thể vượt qua.
Với mỗi chủ đề kỹ thuật mới, bạn hãy bắt tay vào code càng sớm càng tốt. Các khái niệm không thể xem thường nhưng hãy tiết kiệm thời gian dành cho chúng. Vì ngay cả khi bạn nghiên cứu và dành nhiều công sức cho các phần lý thuyết thì vẫn sẽ vò đầu bứt tai khi được giao nhiệm vụ có kỹ thuật này lần đầu tiên.
Đã vậy, các lý thuyết thường rất khô khan và không dễ gì duy trì sự tập trung của bạn. Hơn thế nữa, một chân lý không thể chối cãi rằng chúng ta sẽ không thể nào biết bơi nếu chỉ ngồi đọc và xem các hướng dẫn bơi. Hãy thực hành ngay và bạn có thể hiểu kỹ thuật đó thực sự với khả năng của mình và sau đó nếu còn thời gian khi quay lại đọc lý thuyết bạn sẽ ngộ ra hơn nhiều điều lúc trước khi bạn chưa thực hành.
May mắn là chúng ta có kha khá bài Tutorial về những kỹ thuật IT trên Internet, thời gian bạn dành cho lý thuyết sẽ trở nên gọn nhẹ và dễ dàng hơn bao giờ hết.
Nếu bạn là một người mới tiếp xúc với học lập trình, các nguyên tắc cơ bản về lập trình luôn cần được đặt lên hàng đầu: bạn càng hiểu rõ chúng thì càng dễ học các khái niệm nâng cao hơn.
Theo kinh nghiệm được truyền lại của dân IT thì những sinh viên quá vội vàng trong những bước đầu tiên về các nguyên tắc cơ bản của phát triển web thì thường sẽ là những người đầu tiên gặp khó khăn khi chuyển sang các chuyên môn nâng cao hơn, chẳng hạn như lập trình back-end.
Vì vậy, trước khi bạn bỏ qua lớp đầu tiên của môn khoa học máy tính, hoặc bỏ qua chương một của hướng dẫn nhập môn, hãy nhớ rằng bạn đang bỏ qua bước quan trọng nhất trong quá trình học của mình.
Việc không hiểu, mất nguyên tắc cơ bản giống như một căn nhà không có nền móng vậy. Khi học nâng cao lên sẽ khiến bạn dễ nản chí hơn mà thôi! Ngược lại nếu bạn nắm rõ các nguyên tắc cơ bản này sẽ khiến cho việc tiếp cận các chuyên môn khác trong IT sẽ dễ hơn và nhanh hơn!
Học chăm chỉ những theo tuần tự hệ thống của một chương trình đào tạo lập trình sẽ cho kết quả tốt, nhưng nếu cứ cắm mắt theo sát giáo trình thì sẽ bào mòn chính niềm yêu thích của bạn đối với lập trình.
Vậy hãy thử hiện thực hóa một ý tưởng nào đó của riêng bạn có vận dụng kỹ thuật lập trình bạn đang học, không nhất thiết là một ý tưởng lớn hay thực sự chỉnh chu, chỉ cần đó là của bạn và bạn mong muốn nó được thành hình.
Kiến thức về IT thì rộng lớn và thay đổi nhanh chóng. Sẽ có những kiến thức mà bạn không biết nhưng người khác trong cộng đồng IT là chuyên gia về nó và ngược lại bạn cũng có thể trở thành chuyên gia với những kiến thức hiện tại của mình. Chính vì thế, bạn không cần phải sành sỏi quá nhiều chuyên môn để có thể hướng dẫn người khác.
Về hình thức hướng dẫn thì hãy xem như cách bạn vừa giúp đỡ những người chưa hiểu về một kiến thức IT nào đó mà vừa giúp bạn mài dũa và hệ thống lại kiến thức đó một lần nữa.
Chẳng có cảm giác gì tuyệt vời bằng vừa giúp đỡ được người khác lại trau dồi thêm chính kiến thức của mình. Hơn thế nữa, có thể sau này người được bạn giúp đỡ sẽ cũng trở thành người hướng dẫn của bạn, giúp bạn hiểu thêm về kỹ thuật khác để bạn hoàn thành tốt công việc của mình.
Còn nếu bạn là người đã sành sõi và có bề dày kinh nghiệm trong một lĩnh vực IT cụ thể, thì khá dễ dàng để tìm một nơi đào tạo có thể sử dụng dịch vụ hướng dẫn của bạn hoặc học viên ứng tuyển vào chính khóa học mà bạn thiết kế. Trở thành một giảng viên đặc biệt, người hướng dẫn cũng là một nốt son trong profile CV của bạn.
Chia sẻ kiến thức chuyên môn về IT của bạn với thế giới qua video hướng dẫn hoặc cung cấp thông tin.
Việc này sẽ đòi hỏi bạn hệ thống lại kiến thức theo chủ đề bạn muốn hướng dẫn qua video, nhờ vậy bạn có cơ hội được lục lại và tổng hợp những kiến thức giá trị đối với chuyên môn của bạn.
Hơn thế nữa bạn có thể trau dồi thêm các kỹ năng khác như truyền đạt thông tin, cải thiện khả năng diễn đạt để mọi người có thể hiểu và chính bản thân bạn cũng sẽ nhớ lâu hơn.
Nếu bài hướng dẫn của bạn thu hút đủ người theo dõi, bạn sẽ cải thiện danh tiếng và triển vọng của mình trong khi bỏ túi thêm một số tiền. Tất nhiên, tiền không phải là tất cả mục đích bạn làm việc này, nhưng nhìn thấy được một con số có giá trị từ việc bạn làm ra sẽ truyền thêm động lực của bạn với việc học lập trình và nghiên cứu về nó để chia sẻ với mọi người qua video.
Dưới đây là 5 chiến lược quản lý nghề nghiệp hỗ trợ bạn phát triển trong ngành IT:
Như đã trình bày ở phần trước, nếu bạn làm việc mà không có điều gì để thử thách, dần già bạn sẽ không có hứng thú và chán nản. Dù việc hoàn thành các nhiệm vụ công việc hiện tại rất quan trọng nhưng bạn cũng đừng làm ngày qua ngày mà không có các mục tiêu thúc đẩy bản thân phát triển trong lĩnh vực của mình.
Cách hữu hiệu là hãy tự lập ra cho mình các mốc quan trọng trong sự nghiệp mà bạn muốn chinh phục và vươn tới. Vừa nghe qua có vẻ rất xa vời nhưng để có thể hình dung ra những cột mốc này bạn cần có sự cố vấn của cấp trên, điều này sẽ đảm bảo rằng bạn có một người hướng dẫn có thể sát cánh trong sự nghiệp của bạn, là người bạn luôn có thể tham khảo ý kiến và được truyền cảm hứng.
Khi các cột mốc đã trở nên rõ ràng, tiếp theo bạn cần xác định mình sẽ làm những gì và làm như thế nào để đạt được các mục tiêu đó. Không còn lựa chọn nào khác ngoài cách lập ra kế hoạch.
Mà trước khi có kế hoạch cụ thể bạn cũng cần tìm hiểu rõ về khả năng của bản thân hiện tại đang thiếu gì và cần gì cho mục tiêu gần nhất, với cơ sở đó thì kế hoạch của bạn lập ra mới có tính khả thi, đạt được mục tiêu bạn muốn chinh phục.
Hầu hết những người thành công và hài lòng trong nghề IT là những người đã chủ động xác định những gì họ muốn từ công việc.
Có rất nhiều chương trình nội bộ từ một số công ty IT giúp thúc đẩy sự phát triển nghề nghiệp. Tại sao không thử và học các kỹ năng mới miễn phí.
Các chương trình này thường tập trung vào việc giúp nhân viên phát triển và đi theo con đường sự nghiệp.
Dù công việc của bạn có thuần công nghệ và kỹ thuật đến đâu cũng không thể chối bỏ sự cần thiết của các kỹ năng mềm, đặc biệt với mục tiêu nằm ở các vị trí quản lý trong tương lai thì tỷ trọng cần thiết của các kỹ năng này càng lớn.
Một lần nữa quay trở lại việc lập các mốc mục tiêu cho sự nghiệp, bạn cần lưu ý đến lựa chọn các mục tiêu cho mình. Vốn dĩ trong lĩnh vực IT rộng lớn, bạn sẽ có rất nhiều lựa chọn có thể khiến bạn bối rối, nhưng chắc chắn rằng bạn cũng biết không nên tìm kiếm thứ gì đó hoàn toàn khác biệt và không thuộc lĩnh vực hiện có của bạn.
Các con đường sự nghiệp được đề xuất vì lý do tương tự như các mục tiêu được đề xuất. Vì vậy, hãy có kế hoạch phù hợp trong việc lựa chọn chuyển đổi nghề nghiệp gần với chuyên môn của bạn hơn, để bạn làm quen nhanh hơn.
Các cuộc thảo luận về các lựa chọn nghề nghiệp được mở ra ở một số công ty với sếp của bạn tại các cuộc họp hai năm một lần. Một số công ty thể hiện sự cam kết sâu sắc đối với nhân viên của họ bằng cách hỗ trợ các nguồn lực trong thời gian có thể.
Phía công ty là một chuyện, phía bạn cũng có quyền lợi được đề xuất hướng dẫn và sắp xếp để bạn có đủ điều kiện thuận lợi khi vừa hoàn thành nhiệm vụ công việc ở công ty vừa có thể tập trung chinh phục các mục tiêu nghề nghiệp của bản thân.
Một điều chắc chắn rằng việc đọc hết bài viết này sẽ không thể giữ lửa đam mê khi học lập trình, mà quan trọng là bạn phải vận dụng được những gợi ý trên.
Lập mục tiêu và thực hiện các hoạt động để đạt được mục tiêu cũng không hề đơn giản, hãy luôn tập trung và sát cánh cùng người hướng dẫn bạn để có thể hạn chế những cản trở và chi phối trên con đường sự nghiệp IT của bạn. Chúc bạn thành công!
Hướng dẫn chọn nghề theo tính cách của bạn