Chúng ta đang đón chào một thế hệ mới sau Gen X và GenY, thì Gen Z là dân IT sẽ như thế nào? Gen Z có một quan điểm độc đáo, trong đó công nghệ là một phần cốt lõi trong bản sắc của họ. Do đó, các kỹ năng như lập trình, phân tích dữ liệu và thiết kế là tố chất phổ biến thứ hai trong thế hệ thuộc GenZ.
Theo nghiên cứu từ Handshake, một mạng xã hội phổ biến gồm khoảng 14 triệu Gen Z sử dụng và những sinh viên mới tốt nghiệp gần đây. Những tài năng thuộc thế hệ mới chưa được nổi trội vì mới xuất hiện nhưng họ sẽ có tác động lớn đến thế giới trong thời gian tới.
Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để có thể phát huy thế mạnh trong những đặc trưng tố chất của Gen Z khi họ lựa chọn lĩnh vực IT là con đường sự nghiệp của mình?
Trước hết chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem đó là những đặc trưng gì khi Gen Z là dân IT.
Gen Z hay còn gọi đầy đủ là Generation Z dùng để chỉ một nhóm người thuộc thế hệ trẻ. Vậy tại sao lại có khái niệm này?
Nhiều thế hệ con người theo chiều dài lịch sử đã đến và đi, mỗi thế hệ tiếp sau đều học hỏi từ những thế hệ đi trước và tiếp nối các thành tựu phát triển.
Gần đây, nhiều so sánh giữa các thế hệ đã xuất hiện, đặc biệt là với sự xuất hiện nhanh chóng của công nghệ.
Có những bài báo vui trên các phương tiện mạng xã hội nói về những đặc trưng của Gen Z so với các Gen X và Gen Y để mọi người thấy được sự khác biệt. Tuy nhiên, có thể phân biệt rõ ràng bằng cách xác định năm sinh của mỗi Gen (thế hệ) như dưới đây:
Bên cạnh đó, để có thể chia ra được số năm như trên các nhà nghiên cứu đã làm các khảo sát để phân tích về đặc trưng trong lối suy nghĩ và hành vi đa số của các thế hệ.
Từ những cuộc khảo sát đó, cũng cho thấy được đặc trưng của thế hệ mới Gen Z trong lĩnh vực IT và họ sẽ như thế nào nếu là dân IT. Dưới đây sẽ trình bày các đặc điểm đó kèm những gợi ý hành động để giúp Gen Z cũng như thị trường việc làm phát huy được các thế mạnh của họ.
Số lượng nhân sự trong ngành IT tại Việt Nam là nhân sự trẻ từ 21 - 29 chiếm đa số. Vì vậy ngay từ thời điểm này đến 10 năm tới sẽ là bước tiến của Gen Z (năm sinh từ 1996 - 2012) vào thị trường việc làm ngành này.
Tuy nhiên, sự cách biệt trong các thế hệ làm cho việc tuyển dụng những nhân sự thế hệ mới trở nên khó khăn hơn bao giờ hết dù Gen Z có đủ các yếu tố có thể tạo ra các bức phá phát triển. Thế nên, việc thấu hiểu tâm lý và hành vi là bước đầu các tổ chức công ty IT cần nắm bắt để chuẩn bị sẵn sàng đón làn sóng của thế hệ mới trong những năm tiếp theo.
Theo các nghiên cứu từ McKinsey cho thấy 9/10 thành viên thuộc thế hệ này tin rằng các công ty có trách nhiệm giải quyết các vấn đề về môi trường làm việc và các tương tác của công ty với bên ngoài (danh tính, các hoạt động truyền thông, xã hội). Nghiên cứu từ Handshake cũng chỉ ra rằng 67% người thuộc Gen Z sẽ chỉ cân nhắc làm việc cho một công ty có tầm nhìn cụ thể và mục tiêu rõ ràng bao gồm sự đa dạng hóa và toàn cầu hóa.
Điều đó hoàn toàn trái ngược so với các thế hệ khác chủ yếu tạo nên lực lượng lao động trên thế giới. Cụ thể là thế hệ gần đây nhất Gen Y, trong khảo sát dành cho Developer năm 2019 của Stack Overflow với 90.000 lập trình viên, chỉ có 6,8% coi sự đa dạng của một công ty là yếu tố công việc quan trọng.
Không thể phủ nhận tác động tích cực của chiến lược đa dạng hóa. Từ nhiều năm về trước các nghiên cứu đã liên tục khẳng định các công ty ưu tiên sự đa dạng nhất quán sẽ phát triển lâu dài hơn những công ty không ưu tiên sự đa dạng.
Liên quan đến việc đạt được các mục tiêu đa dạng hóa, cũng như mục tiêu doanh thu thì các công ty có rất nhiều điều để học hỏi và khai thác từ các nhân viên Gen Z của họ.
Gen Z được gọi là “những người du hành bản sắc” vì họ luôn thử nghiệm những cách khác nhau để cố gắng trả lời cho câu hỏi bản sắc riêng của mình là gì và mình thực sự phù hợp với điều gì. Đối với họ, bản thân là nơi để thử nghiệm, kiểm tra và thay đổi.
7/10 người thuộc Gen Z nói rằng điều quan trọng là phải bảo vệ những yếu tố liên quan đến danh tính, vì vậy họ quan tâm hơn đến nhân quyền hơn các thế hệ trước
Vì lý do này, các lập trình viên Gen Z sẽ luôn quan tâm đến các cơ hội nghề nghiệp ở xung quanh mình và cần người hướng dẫn đáng tin cậy để tư vấn cho họ hướng đi phù hợp.
Vì tâm lý sợ bị bỏ lỡ ở phần đông Gen Z, kết hợp điều kiện thuận lợi để khám phá và cập nhật các xu hướng mới nên các lập trình viên Gen Z muốn được trang bị cho mình những công nghệ kỹ thuật mới để bắt kịp. Cho nên tính đến hiện tại, đây là thế hệ có khả năng và tốc độ am hiểu kỹ thuật và công nghệ cao nhất.
Đồng thời, lĩnh vực công nghệ đang trải qua một tốc độ thay đổi nhanh chóng - những học sinh tốt nghiệp gần đây đã có những kỹ năng kỹ thuật cần thiết để giúp toàn bộ tổ chức hoạt động tốt hơn.
Khi Gen Z được trao quyền dẫn dắt thì các tổ chức sẽ có tiềm năng phát triển. Chính vì vậy hướng dẫn và tạo điều kiện để họ được học hỏi và thử sức là yếu tố chính có thể phát huy thế các thế mạnh của Gen Z.
Có thể nói đây là đặc điểm khác biệt của Gen Z nhất so với các thế hệ trước.
Đối với Gen Y luôn thích hoạt động và làm việc cùng những người xung quanh để hoàn thành một mục tiêu chung. Thế hệ này đề cao lý tưởng “Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” trong môi trường làm việc, nghĩa là nhiều người luôn hơn một.
Trong khi đó Gen Z tuy là có khả năng làm việc nhóm tốt và cũng nhận thức được tầm quan trọng của teamwork, nhưng thế hệ này có xu hướng ưa chuộng phong cách làm việc độc lập. Dù trong môi trường làm việc nhóm họ cũng mong muốn được phân chia nhiệm vụ cá nhân rõ ràng và có khoảng không gian độc lập để tự thân vận động.
Chính điều này cũng sẽ giúp Gen Z có khả năng phân tích và tự đánh giá năng lực tốt hơn.
Dù ở trên có nói các định hướng, sự đa dạng hóa và hình ảnh ngoài xã hội là một trong những điều mà các lập trình viên Gen Z quan tâm khi lựa chọn công ty nhưng khi đã vào môi trường làm việc thì thế hệ này có xu hướng gắn bó và cam kết với các Leader của mình hơn hẳn công ty.
Tầm ảnh hưởng của những người đi trước và Leader trong môi trường làm việc đối với thế hệ này là rất lớn. Bên cạnh nhu cầu mong muốn được hướng dẫn thì Gen Z cũng xem các leader của mình như một hình mẫu về phong cách làm việc.
Đây được xem là thế hệ có mối quan tâm lớn đến chất lượng cuộc sống của bản thân không kém cạnh gì với mục tiêu phát triển sự nghiệp.
Do được thừa hưởng từ kinh nghiệm sống và làm việc của các thể hệ đi trước nên Gen Z vẫn luôn mong muốn và nỗ lực thiết lập sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cũng như không khí thoải mái của môi trường làm việc.
Để có thể thu hút và phát huy thế hệ Gen Z, các tổ chức và công ty trước hết là cần nắm được các đặc trưng của họ. Việc thấu hiểu sẽ hạn chế cách biệt thế hệ đồng thời tăng khả năng hợp tác tốt hơn khiến công việc được vận hành hiệu quả.
Mong rằng với nội dung này, bạn đọc có thể hiểu được khi Gen Z là dân IT sẽ như thế nào, từ đó làm cơ sở để có những thay đổi thích hợp chuẩn bị cho thế hệ mới tiến vào ngành IT.
Hướng dẫn chọn nghề theo tính cách của bạn