Freelancer, Labor, Offshore,...đều là những hình thức làm việc từ xa rất phổ biến hiện nay. Với hình thức này chúng ta có thể làm việc tại nhà hoặc bất kỳ chỗ nào. Sự tiện lợi là điều không thể phủ nhận nhưng đi kèm với đó cũng có nhiều khó khăn khi làm việc từ xa, đặc biệt là đối với ngành IT. Vậy, lập trình viên có những khó khăn gì khi chọn làm việc từ xa? Hãy theo dõi chia sẻ sau từ các chuyên gia để hiểu rõ hơn về công việc lập trình từ xa.
Trong kỹ thuật phần mềm, làm việc từ xa rất có ý nghĩa vì hầu hết thời gian, chỉ cần một chiếc máy tính có kết nối với Internet là có thể hoàn thành công việc. Vì vậy mà lập trình viên làm việc từ xa cũng ngày càng xuất hiện nhiều, đầu tiên chúng ta tìm hiểu qua về khái niệm của lập trình viên khi làm việc từ xa là gì nhé!
Lập trình viên là những người thiết kế, xây dựng ra và bảo trì các chương trình máy tính hay phần mềm một cách hoàn thiện thông qua những thao tác bao gồm các đoạn mã ngôn ngữ ngay trên công cụ lập trình.
Dev từ xa là những cá nhân làm việc dưới hình thức freelance hoặc được quản lý bởi một nhóm, một doanh nghiệp nào đó mà không cần phải đến công ty. Đối với 2 hình thức này hầu hết đều sử dụng những phương tiện truyền thông như messenger, skype, zalo, google meets,... để gặp mặt và bàn bạc là chủ yếu.
Trong thời gian đại dịch Covid-19 hoành hành hiện nay, hầu hết các công ty phần mềm cũng đều đã linh hoạt cho các nhân viên của mình làm việc ở nhà và quản lý từ xa thông qua internet. Các nhân viên này cũng được coi là lập trình viên làm việc từ xa tuy nhiên chỉ trong một giai đoạn nhất định chứ không phải chuyên nghiệp.
Mặc dù có khá nhiều lợi thế nhưng khó khăn khi làm việc từ xa cho lập trình viên cũng là không ít. Trước hết hãy điểm qua một vài ưu điểm của developer làm việc từ xa, sau đó đi sâu hơn về những khó khăn mà họ gặp phải.
Làm việc từ xa là một trong những cách tốt nhất giúp những lập trình viên có thể dễ dàng linh hoạt, sắp xếp công việc. Lập trình viên có thể làm việc tại bất kỳ đâu và bất kỳ thời gian nào. Bạn không phải bị bó buộc thời gian bởi công ty, chỉ cần đưa ra kết quả đúng mục tiêu, siêu tiện lợi phải không nào.
Về phía công ty cũng thuận lợi hơn khi có thể yêu cầu báo cáo, trao đổi các vấn đề bất kể thời gian nào mà cả hai thỏa thuận được.
Theo như báo cáo SHRM: khoảng gần 80% lập trình viên làm việc từ xa cho biết công suất mà họ làm việc hiệu quả hơn khi làm việc tại nhà mà không phải văn phòng.
Có nhiều thời gian hơn ở nhà cũng có thể giảm bớt những căng thẳng cho cuộc sống cá nhân hơn, điều này làm giảm nhu cầu nghỉ ốm hoặc nghỉ phép. Lập trình viên khi làm việc từ xa có nhiều khả năng duy trì năng suất, ngay cả khi họ cảm thấy khó chịu vì thời tiết, vì họ có quyền truy cập ngay vào các công cụ cần thiết để làm việc.
Làm việc tại nhà là một trong những cách giúp cho lập trình viên có thể hạn chế tối đa các khoản chi phí phải lên công ty như tiền xe, tiền xăng, tiền ăn,....Bên cạnh đó, lập trình viên khi làm việc từ xa sẽ không phải lo lắng về quần áo để thay đổi mỗi ngày nữa mà thay vào đó có thể hoàn toàn làm việc với bộ đồ ngủ thoải mái của mình.
Làm việc từ xa mang lại rất nhiều sự tiện lợi cho lập trình viên. Tuy vậy, không thể phủ nhận rằng hình thức này vẫn tồn tại không ít khó khăn và thách thức.
Lập trình viên làm việc từ xa sẽ là môi trường độc lập, sẽ hầu như không làm việc theo teamwork. Bạn sẽ phải đảm bảo làm được hết mọi thứ yêu cầu trong dự án hoặc giao bớt một số công việc cho freelancer khác làm (nhưng bạn phải quản lý và chịu trách nhiệm). Các freelancer lâu năm thường có khả năng tự làm được mọi công đoạn mà một dự án yêu cầu. Dân trong nghề thường gọi là full-stack developer.
VD: Người làm dự án website sẽ biết design căn bản, biết làm front-end, thiết kế Database, code PHP/Java/C#, javascript, biết về hosting, server, git...
Đặc thù của dân IT là những cá nhân đã khá kiệm lời, giao tiếp rất ngắn gọn và chủ yếu sử dụng những mẫu câu đơn giản và từ chuyên ngành để giao tiếp. Điều này sẽ còn trở nên nhiều hơn khi làm việc từ xa.
Bởi vì lập trình viên khi làm việc từ xa thường rất yêu thích công nghệ nên luôn tận dụng các công nghệ giao tiếp. Các công nghệ iên tiến nhất được sử dụng như Chat (Messenger, skype, Slack), email, Video call (zoom, skype), Virtual meeting, giao tiếp trong các hệ thống quản lý dự án như Jira, Redmine, Microsoft Project, Trello, Workplace…
Vì vậy mà khó khăn khi làm việc từ xa của lập trình viên là họ có ít cơ hội để có thể gặp mặt trực tiếp giao tiếp với người khác. Những lập trình viên làm việc từ xa chủ yếu tập trung vào công việc và phần mềm máy tính là chính. Quá trình đó diễn ra lâu ngày cũng làm cho những lập trình viên làm việc từ xa thu mình hơn, giảm đi kỹ năng giao tiếp một cách đáng kể.
Đối với những lập trình viên khi làm việc từ xa, thường sẽ có hai mục tiêu mà bạn cần đảm bảo khi nhận job:
Lập trình viên cam kết đưa ra một kết quả vào một ngày nhất định. Thông thường là hoàn thành một sprint với một tập hợp các lỗi/tính năng nhất định để phát triển trước một thời hạn nhất định.
Khi nhận dự án các lập trình trình viên sẽ phải tự đưa ra dự đoán (estimate) thời gian sẽ hoàn thành (thường gọi là deadline) sao cho phù hợp với trình độ của bản thân cũng như yêu cầu của đối tác/công ty. Bắt buộc phải hoàn thành công việc trong tiến độ thời gian đó. Thông thường việc hoàn thành công việc đúng thời gian này là một áp lực rất lớn (mới gọi là deadline). Chính vì vậy các developer thường phải thức khuya dậy sớm vào giai đoạn cuối của dự án.
Nếu như bạn đã quá quen với việc lập trình từ xa thì chắc hẳn cũng biết rõ áp lực mất tập trung thường xuyên xảy ra trong quá trình làm việc. Đây là một khó khăn khi làm việc từ xa rất hay gặp phải.
Đâu ai chắc chắn rằng bạn có thể ngồi yên trong phòng làm việc mà không có bất kỳ tác động nào? Có thể là tác động từ bên ngoài hay bên trong, cụ thể như con cái khóc nhè, bạn bè gọi điện, hay vợ kêu giúp vợ cái này cái kia,... Chà chà hàng trăm vấn đề xung quanh sẽ làm bạn dễ dàng mất đi sự tập trung trong công việc.
Đối với môi trường truyền thống, khi làm việc với những người đồng nghiệp với hơn 8 giờ mỗi ngày, chắc chắn sẽ có những kết nối xã hội hình thành và gây dựng tình thân thiết đối với đồng nghiệp. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn trái ngược đối với lập trình viên khi làm việc từ xa.
Công việc chủ yếu là nhập code, quanh quẩn cũng chỉ có máy tính và chạy deadline nên thời gian dành cho những mối quan hệ cũng ít đi một cách rõ rệt, làm ảnh hưởng rất lớn không chỉ kỹ năng giao tiếp mà còn làm giảm đi những kết nối trong xã hội mà đáng ra ai cũng phải có.
Nhiều dev từ xa quyết định làm việc tại các quán cà phê, thư viện, hoặc tại các không gian công cộng để cảm thấy như họ thuộc về cộng đồng của họ. Nếu họ bị mắc kẹt ở văn phòng tại nhà mỗi ngày, thì sẽ không có cơ hội tương tự để tham gia vào các cuộc trò chuyện nhỏ hoặc trò chuyện xã hội.
Con người là cá nhân có ích trong xã hội, làm việc từ xa tạo ra một hoàn cảnh khá gò bó, lập trình viên ở một mình hàng ngày, cả ngày mà không hề đi ra ngoài, họ chỉ biết lập trình, tạo mã code sao cho kịp deadline, từ đó tạo ra những căn bệnh hay những mặc cảm của dân IT thường thấy.
Chỉ số Sức khỏe của Gallup báo cáo rằng lập trình viên làm việc từ xa tạo ra nhiều căng thẳng hơn khi so sánh với những người lao động khác. Một mình lập trình viên có thể tạo ra nhiều lo lắng hơn so với những người làm việc tại văn phòng truyền thống. 30% nhân viên làm việc từ xa nói rằng cô lập là một “vấn đề lớn” hoặc “một vấn đề gì đó”. Kết hợp những vấn đề này với nhu cầu duy trì năng suất và bạn đã có công thức cho các vấn đề.
Trên đây là bài viết những khó khăn khi làm việc từ xa của lập trình viên. Tin rằng với thông tin này, bạn đã hiểu rõ hơn về thách thức của Developer nói chung và Dev khi làm việc từ xa nói riêng. Hãy cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra lựa chọn về công việc của mình.
Hướng dẫn chọn nghề theo tính cách của bạn