Bạn đã tìm thấy ứng viên hoàn hảo nhưng điều đó không nghĩa là ứng viên đó sẽ chắc chắn làm việc trong công ty bạn trong đợt tuyển dụng này! Bạn có quyền chọn lựa thì người tìm việc cũng vậy! Nên hãy chuẩn bị trước trường hợp ứng viên từ chối nhận việc một cách chuyên nghiệp nhất để mang đến nhiều lợi ích nhất cho hoạt động tuyển dụng của bạn và thương hiệu công ty!
Sau khi gửi lời mời làm việc, bạn thường cho ứng viên thời gian để suy nghĩ kỹ và liên hệ lại với bạn.
Trong khung thời gian đó, bạn đang rất hân hoan vì đã tìm được một ứng viên chất lượng, nhưng không phải lúc nào mọi việc cũng thành công. Đôi khi bạn sẽ nhận được lời từ chối nhận việc qua nhiều cách khác nhau! Chẳng hạn như: Phản hồi mail mời làm việc; Gọi điện thoại để nói trực tiếp; thậm chí ứng viên chỉ im lặng và không phản hồi!
Trong 3 cách từ chối trên thì cách thứ ba thực sự gây cho bạn, một nhà tuyển dụng cảm thấy bối rối nhất! Tuy nhiên hãy nhanh chóng lấy lại tinh thần và xúc tiến các bước tiếp theo để đạt được mục tiêu tuyển dụng cuối cùng!
Tại sao một ứng viên lại từ chối công việc mà bạn tin là tuyệt vời? Hãy xem xét một số lý do phổ biến sau đây nhé!
Một mức lương thưởng và phúc lợi tốt dù có thể sẽ không phải là điều luôn được ưu tiên nhưng chắc chắn vẫn nằm trong sự lưu ý quan trọng của người tìm việc. Đôi khi mức lương thấp hơn mức thị trường hoặc thấp hơn những gì họ tin rằng họ có thể mang lại cho công ty bạn. Hoặc có thể những phúc lợi bạn đang cung cấp không phù hợp với nhu cầu hiện tại của họ.
Các ứng viên luôn nghiên cứu về các công ty mà họ đang ứng tuyển. Nếu họ nhận thấy văn hóa công ty không thích hợp, chắc chắn họ sẽ từ chối.
Một ứng viên không dễ dàng gì khi quyết định rút khỏi quá trình ứng tuyển. Có thể điều gì đó trong offer đã gây ấn tượng với họ, hoặc có lẽ họ đã đọc các bà review công ty đề cập đến văn hóa công ty và họ không thấy điều đó phù hợp. Dù lý do là gì, việc hòa nhập vào một nền văn hóa là rất quan trọng. Nếu không có điều đó, một ứng viên vẫn được khuyến khích từ chối offer đó
Quy trình tuyển dụng khó khăn là lý do phổ biến khiến ứng viên từ chối lời offer. Đôi khi, rất khó để bám theo một quy trình tuyển dụng dài vì đa phần ứng viên cũng có thể đang làm việc tại nơi khác!
Trong đó, việc giao tiếp kém hiệu quả và chậm trễ cũng tạo ấn tượng không chuyên nghiệp với ứng viên về hình ảnh công ty.
Các ứng viên muốn cảm thấy được chủ động, hào hứng và được khuyến khích làm việc cho tổ chức của bạn thông qua quá trình tuyển dụng. Nếu điều này bị thiếu, họ có thể từ chối nhận việc.
Trong thị trường ngày nay, tính linh hoạt là chìa khóa, không chỉ liên quan đến cân bằng giữa công việc và cuộc sống, mà còn trong môi trường làm việc kết hợp hoặc giờ làm việc linh hoạt.
Trước đại dịch, những chế độ này có thể là “phúc lợi” hoặc “đặc quyền” hơn là một lời mời làm việc cơ bản, nhưng bây giờ đã khác. Thực tế, 44% ứng viên sẽ giảm 10% lương để làm việc tại nhà. Nếu tổ chức của bạn không đáp ứng được nhu cầu linh hoạt này, thì đó có thể một trong các lý do ứng viên từ chối nhận việc.
Dù lý do là gì và bạn không thể nào thích hợp với mong muốn của ứng viên thì hãy chấp nhận việc này đến với hành trình tuyển dụng của bạn! Và chuẩn bị phản hồi sự từ chối của ứng viên một cách chuyên nghiệp!
Mặc dù bạn sẽ phải trải qua phần nào cảm giác sự hụt hẫng vì cũng đã dành nhiều thời gian công sức để tìm ra một ứng viên thích hợp! Tuy nhiên, hãy tạm gác điều đó sang một bên để thể hiện sự lịch sự và tôn trọng.
Hãy để ứng viên hoàn thành lời từ chối trang trọng của họ nếu nhận được cuộc gọi từ họ hoặc đặt cảm xúc của bạn sang một bên để đọc email từ chối nhận việc. Công kích sẽ phá hỏng mối quan hệ với ứng viên.
Sau khi offer bị từ chối, hãy hỏi ứng viên đó một cách chuyên nghiệp xem họ có thể chia sẻ lý do tại sao không. Tích cực lắng nghe những gì họ đang nói và ghi chú để đánh giá bước tiếp theo của bạn.
Nếu họ từ chối nhận việc qua email, bạn hãy liên hệ trực tiếp lại sau đó sớm. Nếu ứng viên không thoải mái khi chia sẻ lý do khiến họ bị từ chối nhận việc, hãy tôn trọng quyết định của họ và kết thúc cuộc đối thoại với những lời chúc tốt đẹp cho tương lai của họ.
Nếu họ cung cấp cho bạn một số thông tin chi tiết về lý do tại sao họ không chấp nhận, hãy tiếp thu và chuyển sang bước tiếp theo.
Bây giờ bạn đã biết “lý do” đằng sau sự từ chối, hãy xắn tay áo lên và xem liệu bạn có thể làm gì để có thể giữ ứng viên chất lượng này không. Điều này có thể yêu cầu một số trao đổi qua lại với nhà tuyển dụng hoặc giám đốc điều hành nếu bạn đang đánh giá tiền lương hoặc phúc lợi, nhưng hãy đảm bảo thực hiện điều này một cách nhanh chóng.
Ứng viên đã bước một chân ra khỏi cánh cửa vào công ty bạn. Nếu bạn có thể cứu vãn điều này, hãy tích cực thương lượng với ứng viên.
Cho dù ứng viên đó có thay đổi quyết định hay vẫn giữ quyết định từ chối, thì bạn vẫn cần duy trì sự lịch sự để chấp nhận phản hồi của họ. Cảm ơn họ đã dành thời gian xem xét về cơ hội công việc này và cởi mở để thương lượng thêm về offer. Tiếp đến, bạn hãy thể hiện sự đánh giá cao về thông tin chi tiết mà họ đã cung cấp để cải thiện quy trình tuyển dụng trong tương lai.
Nếu ứng viên từ chối tất cả các nỗ lực giữ chân của bạn, thì đã đến lúc chuyển sự lựa chọn sang một ứng viên mới. Các bước trong lựa chọn này có thể bắt vào vòng phỏng vấn hoặc đánh giá các ứng viên có thể cân nhắc lại. Nếu ứng viên ở vị trí thứ hai đó có thể trở thành một nhân viên giỏi, hãy liên hệ.
Nếu ứng viên chấp nhận offer của bạn, hãy tiến tới để họ trở thành nhân viên chính thức. Hãy đảm bảo thực hiện việc này một cách hiệu quả để chứng minh với họ rằng họ đã lựa chọn đúng khi đồng hành cùng tổ chức của bạn.
Một offer bị từ chối có thể là điều không thể tránh khỏi khi gặp phải tất cả sự cạnh tranh ngoài kia và điều đó chắc chắn sẽ xảy ra. Mặc dù điều đó có thể đúng, nhưng thay vào đó, hãy xem xét một vài bí quyết để ứng viên bạn ưng ý cũng sẽ lựa chọn bạn.
Các ứng viên khi được phỏng vấn cũng là lúc họ phỏng vấn bạn. Hãy lưu ý những miêu tả và cảm xúc của bạn khi nói về lý do tại sao bạn thích làm việc cho công ty.
Nói về những phúc lợi mà công ty có thể cung cấp và cả vai trò công việc này sẽ mang lại những giá trị gì. Thuyết phục ứng viên về lý do tại sao họ nên làm việc ở vị trí này cho công ty bạn. Hãy tập trung, nhưng hãy trung thực về những lý do họ nên nhận offer này.
Nếu một ứng viên đã phỏng vấn và bạn đang xác định các bước tiếp theo, hãy cho họ biết. Bạn không cần phải hối thúc họ bằng email hoặc cuộc gọi điện thoại trong quá trình tuyển dụng, nhưng hãy cập nhật về mức độ quan trọng của họ đối với nội bộ.
Bạn không chỉ cho họ thấy rằng họ có giá trị đối với bạn mà còn là người góp phần lan tỏa văn hóa công ty bạn. Hầu hết các ứng viên đều đang tìm kiếm những môi trường có phong cách giao tiếp cởi mở như vậy!
Khi bạn thông báo cho ứng viên về giai đoạn hiện tại của quy trình tuyển dụng, hãy cho họ biết họ có thể trông đợi về điều gì tiếp theo. Chẳng hạn, chia sẻ cho họ biết khi bạn vẫn đang phỏng vấn các ứng viên còn lại và sẽ có quyết định về các bước tiếp theo vào cuối tuần.
Sau đó thực hiện đúng theo lời hẹn. Tuy nhiên đừng quá hứa hẹn quá mức. Đặt kỳ vọng đơn giản để bạn luôn là người dẫn dắt đáng tin cậy trong suốt quá trình. Mọi ứng viên đều đánh giá cao sự giao tiếp và minh bạch khi ứng tuyển và lựa chọn offer.
Ngay cả khi bạn vận dụng hết tất cả bí quyết phía trên nhưng nếu bạn không đưa ra offer cạnh tranh, thì khả năng ứng viên đồng ý vẫn còn khá xa.
Để đảm bảo tính hấp dẫn và cạnh tranh của offer mà công ty bạn đưa ra thì trước khi tuyển dụng, bạn hãy nghiên cứu thị trường của vị trí đó nếu có thể, bạn sẽ được chấp thuận để mang đến cho ứng viên một offer hấp dẫn hơn ban đầu. Lưu ý rằng, tính cạnh tranh không chỉ nằm ở mức lương mà nó còn nằm trọn trong gói lương thưởng, phúc lợi và các chế độ khác!
Để kết lại chủ đề này với tư cách là một người chia sẻ về các mẹo tuyển dụng, thì nhà tuyển dụng và công ty vẫn cần luôn nhận biết một điều là lời từ chối bao giờ cũng sẽ có khả năng xảy ra khi bắt đầu tuyển nhân sự! Quan trọng là bạn có sự chuẩn bị chuyên nghiệp cho tình huống này! Hi vọng rằng bài viết này đã cung cấp thêm cho bạn các ý tưởng để bạn có cách ứng biến với tình huống offer bị từ chối.
Hướng dẫn chọn nghề theo tính cách của bạn