Lãnh đạo công ty IT khác với các lĩnh vực khác như thế nào?

Công nghệ thông tin hay IT vốn là một ngành đặc thù và có nhiều sự khác biệt so với các lĩnh vực khác. Điều này không chỉ đúng với các nhân viên, kỹ sư mà còn áp dụng cho cả cấp lãnh đạo. Để trở thành lãnh đạo IT thường sẽ có những yêu cầu và trách nhiệm cao hơn. Vậy cụ thể thì lãnh đạo trong lĩnh vực IT có gì khác biệt với những ngành nghề khác? Thông tin từ GrowUpWork sẽ giúp bạn hiểu rõ về vấn đề này.

Lãnh đạo IT có những điểm khác biệt gì so với ngành khác?
Lãnh đạo IT có những điểm khác biệt gì so với ngành khác?

Khác biệt giữa lãnh đạo IT và lĩnh vực khác về quyền lợi

Điều chúng ta nên tìm hiểu trước tiên trong sự khác biệt giữa lãnh đạo ngành công nghệ thông tin với các lĩnh vực khác đó là quyền lợi. 

Khác biệt về lương thưởng

Chưa nói đến vị trí lãnh đạo thì nhân viên, kỹ sư IT thông thường cũng đã có mức lương vượt trội so với đại đa số ngành khác. 

Mức lương trung bình của một kỹ sư IT 1 năm kinh nghiệm là từ 13,8 - 25 triệu VNĐ/tháng. Con số này lớn hơn so với mức trung bình 7 - 10 triệu VNĐ/tháng của các lĩnh vực khác.

Tất nhiên, khi nói về cấp lãnh đạo thì mức lương sẽ có sự gia tăng. Điều này khiến cho sự khác biệt về lương giữa lãnh đạo IT và cách lĩnh vực khác thêm phần lớn hơn.

Chúng ta có thể đưa ra so sánh về lương quản lý của một số lĩnh vực như sau:

 
Lãnh đạo công nghệ thông tin

Mức lương trung bình: 60 -142 triệu VNĐ/tháng

 
Lãnh đạo nhân sự

Mức lương trung bình: 49,5 - 90 triệu VNĐ/tháng

 
Lãnh đạo phát triển kinh doanh

60,5 - 120 triệu VNĐ/tháng

 
Lãnh đạo tài chính

50,5 - 105 triệu VNĐ/tháng

*Số liệu được cập nhật từ TopCV

Khác biệt về quyền lợi

Bên cạnh lương thưởng thì các quyền lợi khác cũng là điều mà các lãnh đạo mong muốn. 

Về những quyền lợi cơ bản thì hầu như công ty nào cũng muốn tăng cường cho cấp bậc lãnh đạo. Các chế độ như nghỉ phép, phúc lợi, bảo hiểm thường sẽ được đảm bảo.

Bên cạnh đó lãnh đạo IT còn sẽ được có những quyền lợi bao gồm:
  • Tham gia các hội thảo, chương trình nghiên cứu, công bố về khoa học, công nghệ.
  • Tiếp xúc, làm việc với các công nghệ mới.
  • Sự tín nhiệm cao hơn từ mọi người.
  • Hoàn thiện các kỹ năng quản lý, giao tiếp với khách hàng.​​​​​

Khác biệt về môi trường làm việc

Rõ ràng, IT luôn là một môi trường đặc biệt và khác so với những lĩnh vực khác. Điều này cũng hoàn toàn đúng khi so sánh trong cấp bậc lãnh đạo.

Nhìn chung, một kỹ sư và một lãnh đạo làm việc trong ngành IT thường sẽ vẫn giữ nguyên môi trường làm việc. Kể cả là lãnh đạo thì vẫn phải viết code, chạy dự án và mọi thứ xung quanh máy tính.

Môi trường làm việc của IT khá đặc thù
Môi trường làm việc của IT khá đặc thù


Có chăng, lãnh đạo công nghệ thông tin sẽ thiên nhiều hơn về việc quản lý, phân chia công việc và giao tiếp khách hàng. 

Trong khi đó, môi trường làm việc của lãnh đạo các ngành khác thường khá mở. Những lĩnh vực khác thì họ sẽ chuyên hơn về việc lắng nghe khách hàng, phân chia công việc. Tất nhiên, môi trường làm việc của các lĩnh vực đó sẽ là tương đối mở và linh hoạt.

Khác biệt giữa lãnh đạo IT và lĩnh vực khác về yêu cầu

Có một khác biệt rõ ràng mà bạn có thể nhận ra giữa người làm lãnh đạo công nghệ thông tin và các lĩnh vực khác đó là các yêu cầu. Thông thường lĩnh vực IT sẽ có những yêu cầu khắt khe hơn.

Kỹ năng và kiến thức chuyên môn

Có thể nói rằng sự khác biệt lớn nhất giữa một lãnh đạo làm việc trong ngành IT với các lĩnh vực khác chính là kiến thức chuyên môn.

Một người làm việc trong ngành IT thì chắc chắn phải có kiến thức về lập trình. Nếu ở bậc lãnh đạo thì yêu cầu này sẽ càng cao hơn. 
Nếu một người ở cấp quản lý mà không có kiến thức chuyên môn thì gần như là không thể làm việc.

Những vấn đề xảy ra nếu lãnh đạo IT không vững kiến thức:
  • Không có khả năng đánh giá, hỗ trợ nhân viên, kỹ sư.
  • Khó khăn trong việc tiếp thu, học hỏi các kiến thức công nghệ mới.
  • Không tối ưu trong việc đưa ra kế hoạch, phát triển và quản lý dự án.
  • Không có khả năng đưa ra phương án dự phòng cho các dự án.​​​​​​

Nhìn chung, dù là ở cấp bậc nào thì ngành IT vẫn có yêu cầu rất cao về kỹ năng, kiến thức chuyên môn. Đó là điều bắt buộc với mọi người và sẽ càng ngày càng cao với các vị trí cao hơn.

Ngược lại, những lĩnh vực không nặng về kỹ thuật như du lịch, nhà hàng, tài chính,...lại không có quá nhiều yêu cầu về kiến thức chuyên môn. 

Kỹ năng phát triển và quản lý dự án

Điểm khác biệt giữa một lãnh đạo và một kỹ sư, nhân viên IT đó chính là kỹ năng quản lý và phát triển dự án. Ngoài ra, yêu cầu về kỹ năng này của lãnh đạo công nghệ thông tin cũng khác so với các lĩnh vực khác.

Một người lãnh đạo giỏi trong ngành IT cần phải biết cách:
  • Nghiên cứu các công cụ, giải pháp để xây dựng chiến lược cho công ty. Dự án cần có sự khác biệt để cạnh tranh với thị trường IT khốc liệt. 
  • Giám sát toàn bộ dự án bao gồm: nhân sự, cơ sở vật chất - hạ tầng.
  • Quản lý các phần mềm, hệ thống IT của công ty.
  • Nghiên cứu các phương án Backup trong trường hợp dự án có trục trặc.
  • Nghiên cứu phát triển dự án bằng các phần mềm, công cụ tân tiến.
  • Đảm bảo dự án hoàn thành đúng tiến trình và phù hợp với nhu cầu khách hàng.​​​​​​

Đối với các lĩnh vực khác thì yêu cầu về quản lý của lãnh đạo không cao bằng ngành IT. Việc này đa phần đến từ đặc thù của lĩnh vực công nghệ thông tin. 

Ngành công nghệ thông tin về cơ bản vẫn là làm việc với phần mềm, máy tính và hệ thống. Do đó dù cho là lãnh đạo thì cũng nặng về quản lý chuyên môn thay vì thiên về nhân sự và khách hàng như các lĩnh vực khác.

Yêu cầu quản lý con người và giao tiếp khách hàng

Nói rằng lãnh đạo IT chuyên tâm hơn trong việc quản lý công nghệ, hệ thống công nghệ thông tin thì không có nghĩa rằng không cần quản lý con người và khách hàng.

Cái khó của một người lãnh đạo trong môi trường công nghệ thông tin là phải vừa giỏi chuyên môn lại vừa giỏi giao tiếp và quản lý con người. Điều này có vẻ sẽ dễ dàng hơn đối với các lĩnh vực như nhân sự, marketing hay kinh tế,...

Quản lý con người trong IT
  • Phân chia công việc phù hợp theo năng lực và công bằng với mỗi người
  • Tạo sự đoàn kết và tinh thần tự giác với mỗi lập trình viên
  • Hỗ trợ kịp thời các vấn đề của lập trình viên
  • Đánh giá hiệu quả công việc của lập trình viên
  • Xây dựng kế hoạch để lập trình viên hoàn thành dự án
  • Có phương án backup trong trường hợp lập trình viên làm sai
  • Lắng nghe, tham khảo ý kiến khách hàng để cải thiện sản phẩm

Mức độ tham gia dự án và trách nhiệm cá nhân

Đối với các lĩnh vực khác thì lãnh đạo có thể không cần tham gia quá nhiều vào việc vận hành dự án. Họ sẽ tập trung chủ yếu vào phần khách hàng, quản lý và tìm kiếm thêm các dự án khác.

Trong khi đó, lãnh đạo IT nhất thiết phải là người tham gia vào dự án đó. Mức độ tham gia của từng lãnh đạo có thể khác nhau nhưng chắc chắn sẽ là nhiều hơn các lĩnh vực khác.

Điều này nằm ở đặc thù ngành IT yêu cầu kiến thức chuyên môn cao. Nếu lãnh đạo không tham gia vào dự án thì rất khó để hiểu những nội dung về lập trình cũng như hệ thống công nghệ. 

Nói một cách chính xác hơn thì ngành IT dù sao vẫn quan tâm tới chất lượng sản phẩm nhiều hơn. Do đó lãnh đạo cũng cần có trách nhiệm cao hơn trong việc phát triển, quản lý hệ thống IT.

Mức độ tham gia dự án của lãnh đạo IT
Mức độ tham gia dự án của lãnh đạo IT

Lãnh đạo IT luôn được đánh giá là có những thách thức và yêu cầu cao hơn hẳn so với các lĩnh vực khác. Ở đây bạn không chỉ cần có kiến thức chuyên môn về lập trình, khả năng tiếp thu công nghệ mới tốt mà cần đảm bảo kỹ năng quản lý con người, phát triển dự án. Tuy vậy những quyền lợi mà lãnh đạo ngành CNTT có được cũng tốt hơn các lĩnh vực khác nhiều.
 


Tin tức liên quan

Những kỹ năng bạn cần học hỏi trong Blockchain Developer Roadmap

News|2024-08-13
Blockchain đang thực sự vươn mình trở thành lĩnh vực trọng điểm của công nghệ hiện đại. Đương nhiên, với vị thế ngày càng cao của ngành thì Blockchain Developer cũng là một ngành nghề cực hot. Nếu bạn có đủ kỹ năng thì mức lương thưởng khi lập trình Blockchain sẽ là rất cao.

Thực trạng nghề Tester tại Việt Nam ở hiện tại và tương lai

News|2024-07-13
Tester là một công việc được đánh giá có tiềm năng cực lớn trong tương lai. Vậy, thực tế nghề Tester đang có vị thế như thế nào ở hiện tại? Trong tương lai, liệu ngành này có thể bứt phá nhiều hơn? Thông tin sau đây sẽ giúp bạn có định hướng rõ ràng nhất khi làm Tester.

Quản trị hệ thống là gì? Những kỹ năng quan trọng nhất của một System Admin

News|2024-07-13
Quản trị hệ thống là gì? Làm sao để phát triển tốt trong lĩnh vực system admin? Ngành quản trị hệ thống cần những kỹ năng gì? Hãy tham khảo thông tin chia sẻ sau đây và bạn sẽ tìm được hướng đi phù hợp nhất cho bản thân.

Hướng dẫn chọn nghề theo tính cách của bạn

News|2023-11-03
Lựa chọn nghề nghiệp là một việc cực kỳ quan trọng, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai chúng ta. Có rất nhiều yếu tố nên cân nhắc khi chọn nghề. Trong đó tính cách là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Nếu biết cách chọn nghề phù hợp với tính cách thì khả năng thành công sẽ là rất cao.

Top 20 Kỹ năng mềm trong ngành IT - cần thiết nhất

News|2023-10-28
Kỹ năng mềm trong ngành IT là rất quan trọng. Chúng sẽ giúp lập trình viên phát triển bản thân và tạo mối quan hệ với đồng nghiệp, khách hàng tốt hơn. 20 kỹ năng mềm sau đây sẽ là cần thiết nhất dành cho bạn.

Hard skills và soft skills là gì? Tầm quan trọng trong ngành IT

News|2023-10-27
Hard Skills và Soft Skills đều là 2 yếu tố cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực IT. Nhiều nhà tuyển dụng cho rằng ứng viên sở hữu cả 2 kỹ năng này chính là nhân tài mà mọi doanh nghiệp đều muốn có.