IT đang là một trong những lĩnh vực đứng đầu thị trường hiện nay. Xu hướng này sẽ không thay đổi với sự thống trị của công nghệ trong tương lai. Điều này mở ra cơ hội cho lập trình viên. Đổi lại, sự cạnh tranh trong môi trường IT cũng ngày càng nhiều hơn. Lập trình viên không còn chỉ cần kỹ năng chuyên môn mà Soft Skills cũng trở nên rất quan trọng. Sau đây chính là 20 kỹ năng mềm trong ngành IT quan trọng nhất mà bạn nên rèn luyện nếu muốn phát triển nhanh về công việc.
Kỹ năng mềm là những kỹ năng thuộc về giao tiếp với mọi người và phong cách làm việc, học hỏi của bản thân.
Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, kỹ năng mềm không phải là cách lập trình, kiến thức kỹ thuật,...Soft Skills chính là cách mà lập trình viên làm việc, giao tiếp với mọi người và phát triển bản thân.
Soft Skills không phải là yếu tố cốt lõi trong ngành IT nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng. Đó là những kỹ năng không thể thiếu nếu lập trình viên muốn phát triển công việc và tạo không gian hòa nhã với mọi người.
Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh
Lập trình viên vốn là ngành nghề mang nặng tính kỹ thuật và công nghệ. Những người học và làm việc trong môi trường IT thường sẽ tốn rất nhiều thời gian để học hỏi, cải thiện kỹ năng lập trình.
Những điều trên khiến cho nhân viên IT thường rất kém về kỹ năng mềm. Mặc dù hiện nay Soft Skills đã được chú tâm phát triển hơn nhưng vẫn là một vấn đề trong ngành IT.
Thực tế để hoàn thiện kỹ năng mềm thì lập trình viên cần khá nhiều thời gian. Điều này còn phải phụ thuộc vào những khả năng sẵn có của bạn.
Tuy nhiên về cơ bản thì một lập trình viên IT cần những kỹ năng mềm như sau:
Kỹ năng giao tiếp giữa lập trình viên với đồng nghiệp, với khách hàng và với cấp trên.
Muốn tạo được môi trường làm việc tốt thì bạn cần biết cách lắng nghe, thấu hiểu người khác. Ngoài ra, đó còn là kỹ năng truyền đạt thông tin một cách rõ ràng.
Teamwork cũng là một kỹ năng mềm trong ngành IT rất quan trọng. Bất kỳ môi trường làm việc nào cũng cần làm việc nhóm chứ không riêng IT.
Ví dụ: Bạn được phân công cùng với một nhóm khoảng 4 - 5 người để hoàn thành phần mềm đọc mã sản phẩm. Lúc này bạn sẽ cần có sự kết hợp tốt với những người khác trong nhóm.
Bản thân bạn cần tự hoàn thành công việc được giao, không ngại ngần chia sẻ và giúp đỡ mọi người. Tất cả cùng hướng tới mục tiêu chung sẽ giúp dự án đạt hiệu suất cao, đúng tiến trình.
Là một lập trình viên thì bạn nên biết cách lên kế hoạch và sử dụng thời gian một cách hiệu quả.
Trước khi làm việc bạn hãy liệt kê ra các công việc cần ưu tiên, thời gian để thực hiện chúng. Tất nhiên bạn cũng cần phải tuân thủ theo những kế hoạch mình đã đưa ra.
Trong quá trình lập trình, triển khai dự án thực tế thì chắc chắn sẽ có một số vấn đề xảy ra. Đó có thể là lỗi về câu lệnh hay kỹ thuật. Điều khác biệt giữa các lập trình viên đó là cách giải quyết vấn đề.
Rèn luyện khả năng xử lý vấn đề nhanh nhạy sẽ giúp lập trình viên hoàn thành dự án một cách nhanh chóng.
Nhiều người cho rằng lãnh đạo không phải là một kỹ năng mềm trong ngành IT cần thiết. Tuy nhiên hãy nhớ rằng không phải ở vị trí lãnh đạo thì mới cần kỹ năng này.
Là một lập trình viên, bạn cũng cần rèn luyện kỹ năng thúc đẩy, hướng dẫn đồng nghiệp. Rèn luyện kỹ năng này sẽ giúp bạn nhanh chóng có sự thăng tiến trong công việc.
Đối với nhiều lĩnh vực khác thì phân tích dữ liệu không phải là kỹ năng thực sự cần thiết. Tuy nhiên IT lại là ngành làm việc rất nhiều với các dữ liệu. Do đó bạn bắt buộc cần rèn luyện kỹ năng này.
Phân tích dữ liệu tốt sẽ giúp bạn dễ dàng đưa ra quyết định một cách tối ưu. Nhờ vậy nên dự án sẽ mang lại hiệu suất cao nhất.
IT là lĩnh vực yêu cầu lượng kiến thức lớn. Không chỉ vậy, những kiến thức về lập trình, công nghệ luôn có sự thay đổi theo từng ngày. Do đó một lập trình viên cần có khả năng tìm hiểu, tự học hỏi.
Sau khi nhận về một nhiệm vụ thì lập trình viên cần lên kế hoạch một cách khoa học, rõ ràng.
Bản kế hoạch cần được lên một cách chi tiết, cần có mục tiêu rõ ràng. Bạn cũng cần theo dõi tiến độ dự án một cách thường xuyên để có sự điều chỉnh phù hợp.
IT là một chuyên ngành toán - tin cho nên yêu cầu tư duy logic rất tốt. Nếu bạn thường xuyên rèn luyện khả năng phân tích, phản biện, logic và quy luật thì có thể trở thành một lập trình viên giỏi.
Ngoài ra, kỹ năng phân tích, tư duy logic cũng giúp bạn dễ dàng nhìn ra các vấn đề của dự án. Từ đó bạn sẽ có hướng đi tốt nhất, hiệu quả nhất.
Các sản phẩm IT ngày càng có sự cạnh tranh cao hơn. Sản phẩm tạo ra không chỉ cần đáp ứng nhu cầu cơ bản mà còn cần đẹp mắt, tiết kiệm chi phí và mới lạ.
Khả năng sáng tạo sẽ giúp bạn tạo ra các sản phẩm IT mới lạ và có nhiều hướng đi đột phá.
Sự cố là điều rất dễ bắt gặp khi bạn làm việc trong ngành công nghệ thông tin. Xử lý sự cố chính là một kỹ năng mềm trong ngành IT rất quan trọng.
Khi có lỗi hay trục trặc xảy ra thì bạn cần nhanh chóng nhìn ra được lỗi và có hướng đi xử lý tốt nhất.
Đây là điều mà rất nhiều lập trình viên không xem trọng trong công việc hiện nay.
Thực tế, xây dựng mối quan hệ chính là cách bạn lắng nghe, chia sẻ và hỗ trợ với đồng nghiệp, khách hàng, cấp trên. Từ đó hình ảnh của bạn trong mắt mọi người sẽ trở nên tốt hơn.
Công nghệ thông tin là một trong số những ngành có khả năng Stress cực kỳ cao. Liên tục làm việc với máy tính, dự án cùng áp lực sản phẩm sẽ dễ khiến bạn bị áp lực.
Điều cần thiết lúc này là bạn cần phải biết kiềm chế cảm xúc. Cần luôn duy trì sự cân bằng giữa công việc và cá nhân. Đặt công việc và sự chuyên nghiệp lên hàng đầu sẽ giúp bạn hoàn thành dự án một cách tốt nhất.
Làm việc trong một môi trường IT không đơn thuần chỉ cần lập trình tốt. Cho dù bạn tạo ra sản phẩm tốt nhưng phải làm sao để cho đồng nghiệp và khách hàng hiểu nó.
Điều này yêu cầu bạn khả năng thuyết trình và thuyết phục tốt. Kỹ năng trình bày, tìm ra điểm mạnh để truyền đạt một cách chính xác lúc này là rất quan trọng.
IT tuyệt đối không phải là lĩnh vực dễ dàng. Những kiến thức lập trình, công nghệ thường sẽ mất một khoảng thời gian dài để tìm hiểu, nghiên cứu.
Kể cả khi bạn thực hiện các dự án IT thì cũng cần trải qua quy trình từ lên kế hoạch, thiết kế, thực hiện, sửa lỗi,...Toàn bộ quá trình này nếu muốn thành công thì cần sự kiên trì và nỗ lực cao.
Làm việc độc lập cũng là một kỹ năng cực kỳ quan trọng mà bạn cần rèn luyện. Kể cả khi làm nhóm hay làm một mình thì độc lập làm việc cũng rất quan trọng.
Bạn cần biết rõ nhiệm vụ của mình là gì, yêu cầu công việc ra sao. Từ đó bạn sẽ có cách tự làm việc một cách độc lập. Tự mình tìm tòi tài liệu, thực hiện nhiệm vụ. Đương nhiên điều này nên kết hợp với kỹ năng teamwork thật tốt.
Thị trường công nghệ ngày càng thay đổi và phát triển một cách chóng mặt. Mỗi ngày sẽ có rất nhiều phần mềm, công nghệ kỹ thuật ra đời. Nếu bạn không tìm hiểu, nắm bắt thì rất dễ bị bỏ lại phía sau.
Khi bạn đã biết được các xu hướng công nghệ, thị trường thì làm sao để tiếp cận được chúng? Câu trả lời chính là kỹ năng của lập trình viên.
Bạn cần rèn luyện khả năng tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề về công nghệ, kỹ thuật. Không chỉ đọc tham khảo mà còn cần áp dụng chúng cho bản thân mình.
Bất kỳ dự án IT nào cũng đều sẽ có nguy cơ xảy ra trục trặc. Cho dù bạn có là lập trình viên giỏi hay nhiều kinh nghiệm thì cũng cần dự tính được phương án dự phòng.
Phương án dự phòng sẽ giúp bạn không bị bối rối, bất ngờ nếu xảy ra sự cố. Điều này khiến cho dự án được đảm bảo theo đúng tiến trình.
Kỹ năng mềm chính là môi trường “nuôi dưỡng” và phát triển tài năng của bạn. Nếu làm việc trong ngành IT thì Soft Skills lại càng trở nên quan trọng. Hãy học hỏi và áp dụng 20 kỹ năng mềm trong ngành IT như trên đây để có nhiều bước thăng tiến trong công việc lập trình.
Hướng dẫn chọn nghề theo tính cách của bạn