“Điều gì thúc đẩy bạn?” là một trong những câu hỏi phổ biến nhất trong phỏng vấn. Câu trả lời sẽ cho người phỏng vấn hiểu một cách sâu sắc về mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Bởi điều này khó mà thể hiện một cách thuyết phục nếu chỉ đọc qua CV. Trả lời tốt câu hỏi phỏng vấn về động lực làm việc, đòi hỏi một chút nội tâm, một chút tài hùng biện và thấu hiểu về những gì mà người phỏng vấn muốn nghe.
Bài viết này sẽ trình bày lý do người phỏng vấn hỏi câu hỏi này, cách chuẩn bị câu trả lời và câu trả lời mẫu để tổng hợp tất cả lời khuyên của chúng ta.
Các nhà tuyển dụng cũng muốn xem khả năng tự phân tích bản thân về động lực của mình như thế nào. Bạn càng có thể hiểu rõ điều gì thúc đẩy bạn, thì bạn càng có thể giải quyết các công việc một cách độc lập.
Ngoài ra, giống như tất cả các câu hỏi phỏng vấn xin việc, người phỏng vấn muốn biết liệu động cơ và mục tiêu nghề nghiệp cuối cùng của bạn có phù hợp với vị trí bạn đang phỏng vấn hay không. Nếu bạn được thúc đẩy bởi môi trường làm việc tập trung vào thời hạn và nhịp độ nhanh, thì công ty có thể mong đợi bạn sẽ thành công trong một vai trò có những yếu tố như vậy.
Các biến thể phổ biến khác của câu hỏi này bao gồm "Điều gì thúc đẩy tinh thần làm việc của bạn?", "Điều gì khiến bạn nỗ lực", "Bạn đam mê điều gì?" và “Động lực làm việc của bạn là gì?”
Để trả lời “Động lực làm việc của bạn là gì?”, hãy suy nghĩ về những thành công trong quá khứ của bạn, hãy xem xét lý do bạn dấn thân vào lĩnh vực của mình và chuẩn bị một câu chuyện mang lại động lực sống cho bạn. Hãy xem qua các bước sau một cách chi tiết hơn:
Trước khi bạn bắt đầu chuẩn bị câu trả lời, hãy đọc lại Job Description. Tìm kiếm các kỹ năng mềm mô tả một nhân viên lý tưởng, cũng như các nhiệm vụ chính của công việc bạn đang ứng tuyển. Sự chân thật là điều cần thiết song một câu trả lời mạnh mẽ sẽ cho thấy rằng bạn đã chú ý đến Job Description cũng như quyết tâm với vị trí công việc này thế nào.
Ví dụ: nếu bạn thấy rằng công việc không liên quan nhiều đến sự cộng tác hoặc giao tiếp giữa các cá nhân, bạn có thể không nên động lực của bạn xuất phát từ sự tương tác cá nhân và làm việc theo nhóm.
Động lực sẽ là yếu tố cốt lõi cho bất kỳ sự thành công nào nên khi suy nghĩ câu trả lời bạn nên nghĩ về các thành tích nghề nghiệp quan trọng nhất của mình.
Đừng chỉ tập trung vào những khoảnh khắc khi bạn được sếp khen ngợi hoặc được trao phần thưởng như tiền thưởng hoặc giấy khen. Thay vào đó, hãy suy ngẫm về những khoảnh khắc mà bạn cảm thấy tự hào về công việc của mình hoặc cảm thấy ý nghĩa trong cuộc sống nghề nghiệp của mình.
Tất nhiên, những sự kiện này có thể đã được bổ sung bởi những lời khen ngợi hoặc phần thưởng bên cạnh đó; chỉ đừng đặt chi tiết đó thành “thành tích” của bạn, đặc biệt là đối với một câu hỏi như thế này.
Lịch sử ngắn gọn về sự thích thú của bạn và cách bạn "bén duyên" với nghề nghiệp của mình có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc về động lực của bạn.
Ví dụ, có một giáo viên có ảnh hưởng và tạo ra sự khác biệt lớn trong định hướng sự nghiệp của bạn, hoặc trải nghiệm một tình huống khiến bạn nhận ra lĩnh vực này là điều bạn phải theo đuổi trong cuộc sống sự nghiệp của mình.
Các câu chuyện sẽ giúp nhà tuyển hình dung dễ dàng và toàn diện về động lực trong của câu trả lời của bạn. Nếu bạn chỉ nói rằng “Tôi có động lực để giải quyết vấn đề và giúp đỡ mọi người” mà không giải thích gì thêm thì đây là cách trả lời không thuyết phục.
Ví dụ: Việc bạn đã làm thêm giờ trong kỳ nghỉ lễ để hoàn thành dự án hay công việc bởi vì sự hài lòng của khách hàng khi trải nghiệm sản phẩm từ dự án của bạn là động lực chính của bạn. Câu trả lời này chắc chắn sẽ đáng nhớ hơn nhiều.
Cuối cùng, bạn nên đưa câu trả lời hướng về công việc đang ứng tuyển trước khi kết thúc. Liên kết với những chi tiết đó từ mô tả công việc đã nói ở bước một. Bằng cách đó, bạn có thể đảm bảo rằng các yếu tố thúc đẩy của bạn hoàn toàn phù hợp với nhu cầu của nhà tuyển dụng. Tất nhiên, đừng đi quá xa với điều này mà đưa ra một câu trả lời không khả thi!
Những kết quả mà tôi gặt hái được trong quá khứ chính là điều thúc đẩy bản thân tôi. Đó là lý do tại sao tôi cố gắng không ngừng và đặt mục tiêu đạt được ít nhất một chứng chỉ mới mỗi năm. Chấp nhận một thử thách mới để tiếp thu thêm nhiều kiến thức và để không lỗi thời là động lực chính của tôi. Nó đã dẫn đến một số kết quả tuyệt vời. Vào năm ngoái, sau khi nhận được chứng nhận về Google Analytics, tôi đã ngay lập tức có thể thực hiện các tối ưu hóa nhỏ cho trang web ở công ty trước, tạo ra sự khác biệt đáng kể.
Một phần khiến tôi phấn khích về vai trò này là nó tương tác với nhiều khách hàng và phòng ban. Tôi thích một công việc mà tôi luôn cố gắng và không ngừng được khuyến khích để thoát ra khỏi vùng an toàn của mình và học hỏi thêm.
Môi trường làm việc với nhịp độ nhanh, lấy thời hạn làm trung tâm luôn là động lực tốt nhất cho tôi. Ở vị trí biên tập viên trước đây, tôi đã phải xử lý hơn 40 bài báo mỗi tuần cho blog của công ty mình trong khi quản lý một nhóm các “tay viết” khác. Tôi có sở trường và yêu thích việc lập kế hoạch và tổ chức, vì vậy việc phát triển và duy trì một sheet để lưu giữ các nhiệm vụ của tôi và các nhiệm vụ được giao là một điều thực sự ý nghĩa với tôi.
Tôi luôn có thể đạt và vượt các chỉ số thành công của mình nhờ ý thức nhạy bén về thời hạn và động lực của tôi để đạt được các mốc quan trọng trong nhiệm vụ. Kinh nghiệm đó đã giúp tôi phát triển và sẵn sàng làm việc trong vị trí này của công ty anh/chị.
Tôi luôn có động lực khi gặp gỡ những người mới và giải quyết các vấn đề. Dịch vụ khách hàng là một sự phù hợp tự nhiên cho các khuynh hướng và động lực của tôi. Từ công việc bán lẻ đầu tiên của tôi ở trường trung học, tôi biết rằng việc giúp mọi người có được những gì họ cần từ một trải nghiệm đã khiến tôi hài lòng.
Tôi đã góp sức với vai trò là người quản lý khách hàng hiệu quả cho Team phát triển Web. Việc này thực sự thách thức hơn một chút so với việc giúp mọi người chọn giày thể thao phù hợp. Tuy nhiên, thách thức lớn hơn, tôi càng cảm thấy có động lực mạnh mẽ hơn. 98% phản hồi tích cực của khách hàng trong năm 2020 là một thành tựu lớn đối với tôi, vì nó đã mang lại cho công ty tôi hơn %200.000 từ những khách hàng mới và cũ.
Cam kết của công ty anh chị đối với Customer Service hàng đầu đã được nhiều người công nhận và tôi rất vui khi được làm việc trong môi trường này để tiếp tục phát triển các kỹ năng dịch vụ khách hàng của mình.
Câu trả lời của bạn cho câu hỏi này phải rõ ràng và ngắn gọn. Hãy đạt được một vài điểm chính, đừng bị cuốn vào một tự truyện phiêu lưu dài về cách bạn đến với lĩnh vực này.
Đối với hầu hết tất cả các câu hỏi phỏng vấn phổ biến nhất, bạn đều cần tránh chi tiết có thể tạo sự tiêu cực. Động lực của bạn phải là vì bạn thích điều gì đó, không phải vì bạn đang cố gắng trốn tránh điều gì đó (chẳng hạn như bị sa thải).
Thật khó để không tập trung cao độ vào bản thân với những câu hỏi phỏng vấn như thế này, nhưng điều quan trọng là bạn phải gắn được động cơ thúc đẩy của mình vào công việc bạn đang ứng tuyển.
Động lực là yếu tố quan trọng để một người thành công trong những gì họ làm. Nếu bạn muốn chứng tỏ năng lực thực sự của mình qua việc trao đổi trong buổi phỏng vấn với nhà tuyển dụng thì câu hỏi phỏng vấn về động lực làm việc họ đưa ra chính là một cơ hội dành cho bạn. Hi vọng rằng những gợi ý trên sẽ giúp bạn có một câu trả lời ấn tượng. Chúc bạn thành công!
Top 5 chứng chỉ dành cho developer uy tín nhất hiện nay