7 chứng chỉ dành cho Tester mà bạn không nên bỏ qua

Tester đang dần trở thành một trong những ngành nghề được giới trẻ yêu thích nhất. Mặc dù là công việc chuyên về lĩnh vực IT nhưng hiện nay đang có không ít người “nhảy” từ trái ngành sang. Những cơ hội và mức lương mà nghề nghiệp này mang lại đang ngày càng tiềm năng. Tuy nhiên, muốn làm tốt việc này thì bạn cần có hành trang thật sự vững chắc. Đặc biệt, bạn hãy nên chuẩn bị thật kỹ các chứng chỉ dành cho Tester như sau đây.

Những chứng chỉ quan trọng dành cho tester
Những chứng chỉ quan trọng nhất dành cho tester

Chứng chỉ dành cho Tester là gì? Tại sao bạn nên có chứng chỉ Tester?

Hiện nay, nếu bạn ứng tuyển vào vị trí Tester tại các doanh nghiệp thì sẽ yêu cầu phải nộp chứng chỉ. Yếu tố này thực sự quan trọng và thậm chí là điều kiện để nhiều doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng. 

Khái niệm chứng chỉ Tester

Chứng chỉ dành cho tester là những văn bản được cấp nhằm xác nhận kỹ năng và trình độ của một cá nhân đối với công việc kiểm thử phần mềm. Những chứng chỉ uy tín thường được cấp bởi các tổ chức lớn như Certification of Agile Software Testing (CAST) hay International Software Testing Qualifications Board (ISTQB),...

Khái niệm chứng chỉ dành cho tester
Khảo sát từ topCV năm 2023 cho thấy có tới 80% doanh nghiệp ấn tượng hơn với một ứng viên có chứng chỉ Tester uy tín.

Những lý do mà bạn nên có chứng chỉ dành cho Tester

Nếu bạn đang có ý định theo đuổi lĩnh vực kiểm thử phần mềm (Tester) thì nhất định nên học thi các chứng chỉ uy tín.

Những lợi ích mà các chứng chỉ Tester mang lại cho bạn bao gồm:
  • Xác thực kỹ năng và kiến thức: Chứng nhận chính là minh chứng rõ ràng cho việc bạn đã nắm vững các kiến thức và kỹ năng để làm công việc tester.
  • Tạo niềm tin: Đính kèm chứng nhận trong CV sẽ giúp bạn tạo được lòng tin ở nhà tuyển dụng. 
  • Hoàn thiện, nâng cao kiến thức: Thông qua các khóa đào tạo và thi chứng chỉ thì bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức mới. Ngoài ra, quá trình này cũng sẽ giúp bạn phát triển một cách toàn diện để trở thành tester thực thụ.
  • Tăng cơ hội lương thưởng và môi trường: Khi bạn sở hữu những chứng chỉ uy tín thì cũng sẽ có luôn cơ hội làm việc ở các môi trường tốt cùng mức lương cao.

Phân tích các cấp độ tương ứng với chứng chỉ Tester phù hợp

Hiện nay có rất nhiều chứng chỉ Tester để bạn có thể theo học. Vậy, làm thế nào để bạn tìm được chứng chỉ kiểm thử phần mềm phù hợp? Câu trả lời chính là dựa vào lĩnh vực cụ thể bạn mong muốn và trình độ hiện tại.

Bạn có thể lựa chọn cấp độ để học chứng chỉ dành cho Tester như sau:
  • Nhập môn (Entry-level): Đây là những chứng chỉ dành cho người bắt đầu trong lĩnh vực tester. KIến thức của các chứng chỉ này chỉ ở mức là nguyên lý cơ bản.
  • Trung cấp (Intermediate Level): Cấp độ này cho phép bạn học hỏi được các kiến thức, phương pháp và kỹ thuật cao hơn trong công việc kiểm thử phần mềm.
  • Chuyên gia (Expert Level): Khi bạn đã có kinh nghiệm làm Tester mà muốn nâng sự nghiệp lên một “nấc thang” cao hơn thì nên theo học các chứng chỉ này.

Tổng hợp 7 loại chứng chỉ dành cho Tester quan trọng nhất

Nếu bạn vẫn đang băn khoăn chưa biết nên học chứng chỉ nào để làm công việc Tester thì hãy tham khảo 7 loại sau đây:

Chứng chỉ International Software Testing Qualifications Board (ISTQB)

ISTQB là một chứng chỉ Quốc tế uy tín và được cấp bởi chính tổ chức ISTQB. Chứng chỉ kiểm thử phần mềm này tại Việt Nam thì được cấp bởi ISTQB-VTB (Viện Kiểm thử phần mềm Quốc tế).

Chứng chỉ ISTQB cấp chứng nhận kỹ năng từ cơ bản cho tới chuyên gia trong lĩnh vực tester. 

Các cấp độ mà chứng chỉ ISTQB cấp bao gồm:
  • Cấp độ nền tảng (Foundation Level): Chứng chỉ cấp độ này dành cho  những người mới bắt đầu hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tester. Cấp độ này chỉ yêu cầu kiểm tra các kiến thức cơ bản, kỹ thuật kiểm thử, tiêu chuẩn và quy trình ban đầu.
  • Cấp độ nâng cao (ISTQB Advanced Level): Đây là cấp độ yêu cầu bạn cần có kỹ năng và kiến thức chuyên sâu hơn. Chứng chỉ ISTQB Advanced level được chia thành kiểm thử chức năng - phần mềm - quản lý.
  • Cấp độ chuyên gia (ISTQB Expert Level): Đây là loại chứng chỉ dành cho Tester cao cấp nhất trong hệ thống ISTQB. Để vượt qua được chứng chỉ này bạn cần có kiến thức vững vàng và sâu rộng trong lĩnh vực kiểm thử phần mềm.

Chứng chỉ Certified Software Tester (CSTE)

CSTE là chứng chỉ kiểm thử phần mềm uy tín Quốc tế và được tổ chức International Software Testing Qualifications Board cấp. Về cơ bản, chứng chỉ này cũng được chia thành các cấp độ như chứng chỉ ISTQB nhưng bỏ đi phần Expert Level. 

Chứng chỉ CSTE

Các cấp độ của chứng chỉ CSTE bao gồm: Foundation Level (Cơ bản), Intermediate Level (Trung cấp) và Advanced Level (Cao cấp).

 
Ưu điểm của chứng chỉ CSTE
  • Được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới.
  • Chứng chỉ đặt nặng vấn đề kiến thức và quy trình kiểm thử nên người học có năng lực cao.
  • Độ uy tín lớn và sẽ là cơ hội tốt để người sở hữu tăng mức lương thưởng.
 
Nhược điểm của chứng chỉ CSTE

Chứng chỉ này thường yêu cầu người tham gia có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trong ngành công nghệ thông tin.

Chứng chỉ Certified Manager of Software Testing (CMST)

Tiếp tục lại là một chứng chỉ được cấp bởi tổ chức uy tín International Software Testing Qualifications Board. CMST chuyên về quản lý quá trình kiểm thử.

Những điều kiện để có thể tham gia test chứng chỉ CMST bao gồm:
  • Cấp độ Foundation: Đã tốt nghiệp cấp bậc đại học và có 4 năm kinh nghiệm làm Tester.
  • Cấp độ Advanced: Tốt nghiệp đại học hoặc bằng liên kết và ít nhất 6 năm kinh nghiệm.
  • Cấp độ Expert: Có ít nhất 8 năm kinh nghiệm làm Tester chuyên nghiệp.

Chứng chỉ dành cho Tester Certified Tester Foundation Level (CTFL)

Chứng chỉ CTFL được cấp bởi tổ chức International Software Testing Qualifications Board. CTFL chủ yếu dành cho những người mới trong lĩnh vực tester. Vì hướng tới nhóm đối tượng này nên các bài thi của CTFL chủ yếu là nguyên lý, quy trình và công cụ cơ bản.

Điểm hạn chế của CTFL đó là không đánh giá kỹ năng thực hành thực tế của ứng viên. Bù lại, người vượt qua bài test này sẽ có kiến thức lý thuyết rất vững chắc.
Các cấp độ của chứng chỉ CTFL bao gồm:
  • Certified Tester Foundation Level: Chứng chỉ này chỉ yêu cầu người tham gia có kiến thức cơ bản về khái niệm, nguyên tắc kiểm thử phần mềm.
  • Certified Tester Advanced Level: Để vượt qua cấp độ này thì bạn cần có kiến thức nhiều hơn về quy trình kiểm thử.
  • Test Analyst: Chứng chỉ này thường dành cho những người kiểm thử chuyên nghiệp muốn phát triển kỹ năng phân tích, thiết kế ca test phần mềm.
  • Test Manager: Chứng chỉ này thiên về phần quản lý kiểm thử phần mềm. Người có chứng nhận này sẽ sở hữu khả năng lên kế hoạch, tổ chức, kiểm soát và điều phối quá trình test.
  • Technical Test Analyst: Trình độ này yêu cầu người kiểm tra phải nắm rõ lý thuyết về kỹ thuật kiểm thử. Trong đó, các yếu tố không thể bỏ qua bao gồm: kiểm thử tải - bảo mật - tự động - hiệu năng.
  • Agile Tester: Chứng chỉ này dùng để đánh giá kiến thức kiểm thử trong môi trường Agile. Người có chứng chỉ này có thể áp dụng các kỹ thuật test trong dự án dùng phần mềm Agile.

Chứng chỉ Certified Professional - Selenium Automation Testing (CP-SAT)

Một trong những chứng chỉ dành cho Tester mà bạn không nên bỏ qua đó là CP-SAT. Đây là giấy chứng nhận được cấp bởi tổ chức Agile Testing Alliance (ATA). Trong lĩnh vực đào tạo chứng chỉ về tự động hóa và phần mềm kiểm thử thì ATA chính là đơn vị dẫn đầu.

Người tham gia chứng chỉ CP-SAT sẽ được đào tạo một khóa học chuyên sâu về Selenium. Sau khi quá trình đào tạo kết thúc thì bạn sẽ trải qua bài kiểm tra từ 40 - 60 câu hỏi để chứng minh khả năng sử dụng Selenium trong quá trình thiết kế, thực hành kịch bản kiểm thử.
Những tiêu chí trong bài đánh giá CP-SAT bao gồm:
  • Biết cách cài đặt và cấu hình phần mềm Selenium.
  • Dùng Selenium WebDriver để xây dựng kịch bản kiểm thử tự động.
  • Thành thạo việc dùng các kỹ thuật kiểm thử tự động.
  • Biết cách dùng các công cụ, thư viện và xử lý giao diện trong Selenium.
  • Bảo trì và tối ưu hóa các kịch bản kiểm thử tự động.

Chứng chỉ Certified Software Quality Analyst (CSQA)

CSQA là chứng chỉ dành cho tester uy tín hàng đầu được cấp bởi tổ chức chuyên nghiệp International Software Certification Board.
Định hướng của CSQA là dành cho những người làm trong lĩnh vực đảm bảo chất lượng, kiểm thử phần mềm. Những khía cạnh mà CSQA tập trung bao gồm phương pháp, quy trình, kỹ thuật và công cụ đảm bảo chất lượng phần mềm.

Chứng chỉ CSQA
Các cấp độ của chứng chỉ CSQA bao gồm:
  • CSQA level 1: Cấp độ cơ bản này xác nhận người vượt qua có kiến thức và kỹ năng trong việc kiểm thử - đảm bảo chất lượng phần mềm.
  • CSQA level 2: Đây là cấp độ chuyên gia trong chứng chỉ và chỉ dành cho người đã có kinh nghiệm và kiến thức sâu trong lĩnh vực Tester. 

Chứng chỉ Certified Agile Tester (CAT)

Tổ chức uy tín Quốc tế International Software Testing Qualifications Board là đơn vị cấp chứng chỉ CAT. Đây là chứng chỉ phát triển phần mềm và kiểm thử dựa theo Agile.

Chứng chỉ này sẽ định hướng tập trung vào các nguyên tắc cơ bản, kiến thức và quy trình kiểm thử dựa theo Agile. Người vượt qua chứng chỉ CAT cũng sẽ có khả năng lên kế hoạch, xác định và tiến hành test phần mềm theo Agile.

Các cấp độ của CAT bao gồm:
  • Cấp độ cơ bản (Foundation Level): Cấp độ này chỉ yêu cầu ứng viên hiểu rõ các kiến thức cơ bản về Agile Testing. Ngoài ra, những kiến thức về kỹ thuật kiểm thử và quản lý trong môi trường Agile cũng cần nắm vững.
  • Cấp độ nâng cao (Advanced Level): Chứng chỉ này chỉ dành cho người đã có kinh nghiệm làm Testing và có kiến thức vững chắc về Agile Testing. Người vượt qua cấp độ này sẽ biết cách áp dụng Agile Testing trong thực tế và các kịch bản phức tạp.

Chứng chỉ dành cho Tester là thứ bạn tuyệt đối không nên bỏ qua nếu muốn theo đuổi con đường kiểm thử phần mềm. Hãy tham khảo và sở hữu các chứng chỉ trên để tăng cơ hội việc làm cũng như mức lương thưởng trong tương lai.
 


Tin tức liên quan

Top 5 chứng chỉ dành cho developer uy tín nhất hiện nay

News|2024-07-18
Lập trình viên đang được đánh giá là ngành nghề hot bậc nhất hiện tại và tương lai. Với mức lương thưởng cao, ngành IT luôn là “mảnh đất màu mỡ” để giới trẻ cạnh tranh lẫn nhau. Tất nhiên, để có một vị thế tốt trong lĩnh vực này thì bạn sẽ phải nỗ lực rất nhiều. Một trong những minh chứng cho năng l

Top 20 câu hỏi phỏng vấn Mobile Developer và cách trả lời hay nhất

News|2023-12-09
Lập trình Mobile sẽ trở thành xu hướng với mức lương cao trong tương lai. Nếu bạn muốn theo đuổi và tham gia thì hãy tham khảo các câu hỏi phỏng vấn Mobile Developer cực hay sau đây.

Top 20 câu hỏi phỏng vấn IoT Engineer và cách trả lời hay nhất

News|2023-12-09
IoT Engineer là lĩnh vực có tiềm năng cực kỳ lớn ở hiện tại và tương lai. Nếu tham gia được thì bạn sẽ có cơ hội phát triển cùng mức lương tốt. Nhưng trước hết hãy tham khảo 20 câu hỏi phỏng vấn IoT Engineer cực hay và cách trả lời sau đây để tự tin vượt qua vòng tuyển chọn.

Top 20 câu hỏi phỏng vấn IT Comtor và cách trả lời hay nhất

News|2023-12-06
Bạn đang theo học hoặc định hướng làm IT Comtor? Bạn sắp trải qua buổi phỏng vấn IT Comtor? Hãy tham khảo 20 câu hỏi phỏng vấn IT Comtor và cách trả lời cực hay sau để vượt qua dễ dàng.

Tổng hợp những mẫu skill sheet trong ngành IT

News|2023-10-27
Skill Sheet là gì? Làm sao để viết Skill Sheet ấn tượng nhất? Có những mẫu Skill Sheet nào tốt? Toàn bộ những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong chia sẻ sau đây.

Top 20 câu hỏi phỏng vấn System Admin và cách trả lời hay nhất

News|2023-10-23
System Admin là vị trí tối quan trọng trong việc lưu trữ và bảo mật dữ liệu cho mọi công ty. Lĩnh vực này ngày càng được đề cao hơn. Bạn hãy tham khảo 20 câu hỏi phỏng vấn System Admin sau để có cơ hội trúng tuyển cao hơn.