Chuyển việc là một quyết định dũng cảm vì đó là một sự thay đổi lớn. Giờ bạn đã sẵn sàng bước ra khỏi vòng an toàn hiện tại để bước vào một hành trình mới mà bạn chưa biết. Nhưng bạn biết rằng mình đang đánh đổi sự thoải mái và quen thuộc để có được một sự nghiệp đúng với mơ ước cũng như một cuộc sống hạnh phúc hơn. Chúng tôi ở đây với bài viết này để củng cố niềm tin cho bạn. Dưới đây là hướng dẫn tạo CV dành cho người chuyển việc kèm mẫu.
Máy tính của nhà tuyển dụng tràn ngập các CV ứng tuyển chứa đầy trải nghiệm thực tế.
Một CV thay đổi công việc phải cho nhà tuyển dụng thấy rằng các kỹ năng và kinh nghiệm của bạn sẽ phù hợp với công việc mà họ đang nỗ lực lắp vào. Bạn cần làm nổi bật các kỹ năng linh hoạt có khả năng chuyển giao gọi là Transfer skills, cho thấy bạn là người học hỏi nhanh và đảm bảo với họ rằng bạn có đủ bí quyết để đáp ứng yêu cầu và để phát triển ở vị trí mới.
Hướng dẫn tạo CV này sẽ cho bạn thấy:
Cách chọn Format CV dành cho người chuyển việc
Nhà tuyển dụng chỉ quan tâm khả năng hoàn thành công việc của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn là một người chuyển việc vào một lĩnh vực rất khác với công việc trước thì khá khó khăn cho bạn để tìm ra điểm matching trong công việc mà bạn ứng tuyển với trải nghiệm hiện có.
Thay vào đó, bạn nên chuyển hướng vào việc chứng minh kỹ năng của mình.
Với sự chuyển hướng này chúng ta đã có cơ sở để chọn kiểu Format CV kết hợp (CV Combination Format) để thực hiện điều đó. Lý do format CV này lại là lựa chọn tốt nhất vì nó được trình bày bằng cách nhóm các Achievements (thành tích) của bạn theo các Skills (kỹ năng), sẽ tránh để cập quá nhiều về kinh nghiệm không liên quan nhưng vẫn cho nhà tuyển dụng thấy bạn có khả năng đáp ứng các công việc mà họ cần trong mô tả công việc.
Một CV Combination bao gồm các phần:
Thiết lập các font chữ CV chuẩn và dễ nhìn, tiêu đề lớn và khoảng trắng vừa đủ để nổi bật và rõ ràng.
Bạn nên gửi CV của mình ở định dạng PDF cho nhà tuyển dụng, vì nó sẽ đảm bảo định dạng ban đầu của bạn không bị xô lệch khi chuyển từ máy này sang máy khác, đồng thời tránh việc thông tin của bạn bị chỉnh sửa đè lên như khi dùng file word.
Nếu bạn đang ứng tuyển cho nhà tuyển dụng danh tiếng và nhận được nhiều CV ứng tuyển, thì rất có thể họ sẽ sử dụng ATS (Applicant Tracking Software) để sàng lọc các CV trước khi bước vào đọc chi tiết, nên định dạng PDF rất phù hợp để ATS có thể scan ra đúng các keywords mà nhà tuyển dụng tìm kiếm.
Lưu ý: để quyết định lưu CV của bạn dưới định dạng PDF hay không có thể tùy theo yêu cầu của nhà tuyển dụng nếu có yêu cầu trong tin tuyển dụng, nên hãy check lại lần nữa trước khi bắt đầu viết.
Nhà tuyển dụng chỉ có vài giây để đọc CV của bạn, nên phần đầu và có ý nghĩa nhất đối với họ để quyết định xem có đọc tiếp xuống nội dung phía dưới không.
Trong trường hợp bạn là người chuyển việc trong cùng ngành thì hãy xem xét đưa vào kinh nghiệm làm việc của bản thân trong phần mở đầu.
Xem ví dụ dưới đây về các Summary tốt và không tốt để hiểu rõ hơn nhé!
“Là một Developer tôi luôn làm việc để hướng đến kết quả cuối cùng, với mục tiêu là sử dụng thành thạo các ngôn ngữ lập trình như Python và Ruby để đóng góp giá trị cho công ty
► Đây là Summary của CV ứng tuyển cho công việc Developer. Người viết đã đề cập rất cụ thể mục tiêu của họ, kèm theo các từ khóa như “python, ruby” là những từ khóa nằm trong bản mô tả công việc của công ty mà người viết đang ứng tuyển. Ngoài cũng đề cập chi tiết bằng các con số với các kinh nghiệm về lập trình làm cho phần này trở nên phong phú và đáng xem hơn.
“Đam mê với công việc Quản lý dự án, có các kỹ năng về các nguyên lý tinh gọn và xác định các yêu cầu. Chưa có kinh nghiệm thực tế, nhưng sẵn sàng học hỏi trong công việc!”
►Thể hiện niềm đam mê với vị trí công việc mình ứng tuyển thì rất tốt, nhưng nếu chỉ có đam mê thì bạn có thể bị bỏ lại sau những ứng viên vừa có kinh nghiệm thực tế thì họ cũng sẽ vừa có đam mê như bạn!
Nếu bạn là người chuyển việc cùng ngành thì ở phần Summary CV mở đầu bạn hoàn toàn có thể làm tốt với hướng dẫn phía trên để thu hút nhà tuyển dụng đến với các phần tiếp theo trong CV của bạn.
Nhưng nếu bạn là người chuyển việc sang hẳn một lĩnh vực mới thì đây chính là phần quan trọng hơn tất cả để thuyết phục nhà tuyển dụng có nên chọn bạn hay không. Việc viết các kỹ năng cho những ứng viên nằm trong trường hợp này sẽ thách thức hơn nhiều.
Song nói chung chìa khóa cốt lõi cho phần này là chọn lựa và trình bày các kỹ năng mà bạn có phù hợp với những điều mà nhà tuyển dụng cần.
Hãy xem ví dụ viết Skill Summary tốt dưới đây bạn sẽ có cách riêng cho trường hợp của mình:
Kỹ năng về Python:
Kỹ năng về Ruby:
Kỹ năng Debug:
► Cách viết Skill Summary này chính xác đã liệt kê những kinh nghiệm công việc mà người viết đã trải qua được nhóm lại theo từng mục kỹ năng. Đặc biệt thành tích được lòng ghép khéo léo bằng các con số biết nói, tận dụng được tác dụng của sự cụ thể nhưng không dài dòng.
Để làm việc này, đầu tiên bạn hãy làm xem lại bảng mô tả công việc của nhà tuyển dụng sau đó highlight các yêu cầu về kỹ năng kinh nghiệm mà họ cần, để nhớ đề cập đến nó trong mục Skills Summary của bạn.
Thứ hai, sàng lọc quá trình làm việc trước đây của bạn để tìm ra những thành tích quan trọng kèm các con số giá trị đối với những yêu cầu đã highlight trong bảng mô tả công việc.
Sau khi bạn đã biết cách nhóm các thành tích theo kỹ năng thì sau đây là cách để trình bày chúng cho nổi bật.
“Skills: Biết ngôn ngữ Python, Ruby, hiểu về Database, có kiến thức cơ bản về khoa học máy tính, kỹ năng debug.”
► Đây là cách liệt kê làm mất hết giá trị diễn đạt và minh chứng cho các kỹ năng của bạn, đồng thời không có các động từ hành động như lập trình, tham gia, phát triển,...
► Các chi tiết trong mục Skills của bạn đã có liên kết tốt với những gì nhà tuyển dụng đang scan cho dù tất cả đều đến từ công việc tự do phụ hoặc những việc mang tính cá nhân mà bạn đã làm để tự học.
Hãy trình bày tương tự với phần phần Education và Experiences của bạn.
Điều quan trọng là chính bản thân bạn cần trung thực với các kỹ năng của mình. Để tích lũy được các kinh nghiệm và thành tích giá trị không phải cứ viết ra là có mà đó phải là quá trình lâu dài.
Thế nên mới nói bạn phải có định hướng và quyết định lựa chọn công ty phù hợp với những gì mà bạn đang có. Xem thêm về thứ tự các bước trong kế hoạch chuyển việc để có thể có bước đi đúng đắn trước khi bắt tay vào tạo CV nhé!
Tips khác: Bên cạnh việc đề cập các kỹ năng phù hợp để nhóm các thành tích giá trị bạn hãy đề cập thành tích nào đó có ảnh hưởng tốt đến công ty trước như tiết kiệm chi phí, thời gian, cải thiện chất lượng sản phẩm, quy trình làm việc hoặc số lượng mà bạn đã hướng dẫn,...
Ngoài những kỹ năng liên quan đến việc làm các bạn cũng có thể đề cập đến các kỹ năng mềm như và các kỹ năng có khả năng chuyển giao (Transferable skills).
Dưới đây là một list các từ khóa tốt về kỹ năng bạn có thể xem xét và lựa chọn.
Khi bạn chuyển việc cùng ngành thì đây chính là phần quan trọng trong CV của bạn và sẽ dễ dàng để viết xuống những kinh nghiệm có liên quan hơn so với những ứng viên chuyển việc với lĩnh vực khác hoàn toàn.
Nếu bạn là ứng viên này thì cũng không thể để trống phần Experiences được, thế nên trong phần này bạn hãy lựa chọn các kinh nghiệm có khả năng chuyển đổi thích hợp với nhiều ngành nghề mà bạn có nhưng cũng đồng thời mang lại giá trị cho công ty bạn ứng tuyển. Tốt hơn hết là đừng nên đi quá sâu, mà hãy vẽ một bức tranh khái quát.
Dưới đây là một mẫu Experience tốt của một ứng viên chuyển việc từ Graphic Design sang Software Development:
Senior Graphic Designer
Graphic Designer
► Cách viết Experiences cụ thể và mô tả các đặc điểm tính chất của công việc nhưng không bị dài dòng. Kèm theo các con số biết nói sẽ hiệu quả trong việc tạo ấn tượng mạnh mẽ.
► Có đề cập đến các công việc có sử dụng các kỹ năng và thao tác có khả năng chuyển đổi thành các kỹ năng liên quan đến vị trí ứng tuyển là Software Development như code, script và quản lý database, dù không nhiều nhưng cũng đã đủ cho nhà tuyển dụng hiểu bạn có kiến thức nhất định, nếu trong bản mô tả công việc của nhà tuyển dụng mô tả rõ là họ cần một Developer fresher cho lập trình Web thì có thể sẽ rất cân nhắc đến các khả năng làm việc và thấu hiểu trải nghiệm của người dùng trong kinh nghiệm của ứng viên này.
Senior Graphic Designer
Công ty AA. Từ 2014–2018
► Điểm mà Experiences này làm chưa tốt là liệt kê quá dài dòng, có những dòng có thể lượt bớt vì không quá giá trị và không có nhũng con số biết nói. Quan trọng nhất là không có các kỹ năng, kinh nghiệm liên quan dù là một chút đến việc phát triển phần mềm.
Lỗi sai viết quá nhiều kinh nghiệm cũng có thể xảy ra với những ứng viên chuyển việc cùng ngành. Đồng ý là các ứng viên này vô cùng háo hức và cảm thấy dễ dàng khi muốn viết bao nhiêu thì viết nhưng việc liệt kê hết tất cả các chi tiết về công việc trước đây mà không có dẫn chứng cụ thể và các con số biết nói thì không khác gì sao chép lại mục yêu cầu trong bản mô tả công việc của nhà tuyển dụng.
Người tuyển dụng có quan tâm đến mục Education của một ứng viên chuyển việc dù đã có kinh nghiệm. Câu trả lời là có!
Dù có thể phần lớn các bằng cấp bạn bạn đang có không liên quan lắm đến vị trí công việc tuyển dụng nếu bạn chuyển việc vào lĩnh vực mới, nhưng hãy chọn ra một trong số đó có kết quả cao nhất và ấn tượng nhất.
Sau đó, bạn hãy đề cập đến các khóa đào tạo hoặc bằng cấp bạn đang theo đuổi liên quan đến và có ích cho vị trí công việc mình ứng tuyển và dự định trong bao lâu thì bạn có thể đạt được.
Như vậy, bạn có thể khẳng định cho nhà tuyển dụng ý chí của bạn với công việc này và khả năng chịu khó học hỏi cập nhật kiến thức để đáp ứng cho công việc.
Mục Education gồm các thông tin như tên của bằng cấp, nơi đào tạo / cấp bằng, thời gian đào tạo / cấp bằng.
Vẫn là ví dụ về ứng viên Graphics Designer chuyển sang ứng tuyển công việc Software Developer, dưới đây là mẫu Education tốt và không tốt:
Bằng Cử nhân, Đại học AA
2007–2011
►Cách viết trên hay ở chỗ là bạn vừa thể hiện được năng lực học tập vừa không quên đề cập đến nhưng chi tiết liên quan có giá trị trong công việc phát triển phần mềm như “Phân tích dữ liệu”, “Kỹ thuật viên”, “Khoa học máy tính”.
MBA
UEH, 2009-2013
► Khi nhìn vào mục Education này thì nhà tuyển dụng không thấy được điều mà họ tìm kiếm cho vị trí Software Developer nên sẽ không còn có giá trị. Không đề cập được các chi tiết liên quan dù nhỏ đến Software hay bất cứ điều gì liên quan.
Tương tự như phần Experience, ứng viên cũng tránh việc liệt kê tất cả trình độ học vấn, nhất là các bằng cấp không liên quan.
Mục Others này có thể là sở thích, điều mà ứng viên hứng thú hay các hoạt động mà ứng viên quan tâm.
Hãy xem đây là phần diện tích tăng thêm trong CV của bạn để nói cho nhà tuyển dụng biết bạn phù hợp với công việc này như thế nào.
Dưới đây là ví dụ về ứng viên chuyển việc sang Computer Science viết gì trong Mục Others của họ.
Interests:
► Nếu ứng viên định viết vào CV những điều này thì tốt hơn hết là có thể đừng viết vào nữa và lược đi luôn mục này, vì đang phí diện tích cho những điều không có giá trị.
Additional Activities:
► Tận dụng không gian trong CV để mô tả thêm về sự liên quan giữa bạn và công việc ứng tuyển. Dù công việc mới này khác với lĩnh vực trong công ty trước đây của bạn nhưng cách tận dụng này để mô tả trong mục “Other” như thế này sẽ tăng thêm tính thuyết phục nhà tuyển dụng.
Để có một CV thay đổi công việc thu hút nhà tuyển dụng trước hết bạn cần thu thập các thông tin của bản thân có liên quan đến công việc nhà tuyển dụng yêu cầu. Tiếp theo, dựa trên hướng dẫn tạo CV cho người chuyển việc này của chúng tôi để trình bày các thông tin đó một cách nổi bật và hiệu quả. Chúc bạn thành công!
Top 5 chứng chỉ dành cho developer uy tín nhất hiện nay