Cách gây ấn tượng với mục Kinh nghiệm làm việc trong CV

Khi viết CV, bạn nên dành nhiều thời gian nhất cho mục Work experiences (kinh nghiệm làm việc). Mục kinh nghiệm làm việc chiếm phần lớn trong CV của bạn. Nói thì có vẻ dễ hiểu, nhưng khi bắt tay vào viết nội dung cho mục này có thể đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn bạn tưởng! Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn cách để viết Mục Kinh nghiệm làm việc trong CV.

Cách gây ấn tượng với mục Kinh nghiệm làm việc trong CV
Cách gây ấn tượng với mục Kinh nghiệm làm việc trong CV

Tầm quan trọng của Kinh nghiệm làm việc trong CV

Mục kinh nghiệm làm việc (Work experiences) được dùng để nói đến chức danh công việc và thông tin chi tiết về nghề nghiệp của bạn từ quá khứ cho đến hiện tại. Đây là phần mà hầu hết mọi người sẽ nghĩ đến khi họ hình dung một CV. 

Cũng chính vì vậy nên đây là một cơ hội tuyệt vời để bạn trở nên nổi bật, nếu bạn biết cách trình bày và thể hiện các kinh nghiệm và năng lực của mình.

Lỗi sai khi viết Kinh nghiệm làm việc trong CV

Một trong những sai lầm phổ biến nhất mà chúng ta thấy mục kinh nghiệm làm việc là ứng viên chỉ liệt kê các nhiệm vụ và trách nhiệm công việc. Trên thực tế, còn rất nhiều điều bạn có thể làm với phần này để chứng minh giá trị của mình!

Hướng dẫn toàn diện dưới đây sẽ giúp bạn bao gồm tất cả kinh nghiệm làm việc phù hợp vào CV để giúp bạn gây ấn tượng với các nhà tuyển dụng và có nhiều cuộc phỏng vấn hơn. Tuy nhiên, nếu bạn đang tìm kiếm câu trả lời cho một trong những băn khoăn của bản thân thì có thể xem mục lục trước để đi ngay đến phần bạn quan tâm nhất!

Bắt đầu viết mục kinh nghiệm làm việc thế nào?

Người quản lý tuyển dụng sẽ có thể biết rất nhiều về quá trình làm việc của bạn chỉ bằng cách đọc chức danh công việc. Vì vậy, mục tiêu của bạn là viết những gạch đầu dòng có tác dụng mô tả cách bạn đã làm một điều gì đó hoặc những gì bạn đã hoàn thành. Tuy nhiên, trước khi đạt được điều đó, bạn cần có danh sách các công việc có liên quan trong quá trình làm việc từ trước đến nay.

Để bắt đầu, bạn nên mở một trang tính trên máy tính để có thể dễ dàng thêm, bớt và sắp xếp lại lịch sử công việc của mình khi bạn tạo mục Work Experiences cho CV. 

Nên đưa vào CV bao nhiêu kinh nghiệm?

Không có một con số chính xác, nhưng lý tưởng nhất là bạn nên bao gồm tất cả các kinh nghiệm có liên quan (loại bỏ các kinh nghiệm không liên quan đến công việc ứng tuyển) và nhiều từ khóa nằm trong phần mô tả kinh nghiệm. 

Kinh nghiệm phù hợp nhất của bạn sẽ là kinh nghiệm gần đây, liên quan đến mục tiêu nghề nghiệp của bạn và chứng tỏ bạn có khả năng gia tăng giá trị cho công ty bạn ứng tuyển.

Tuy nhiên nếu bạn là người có rất nhiều kinh nghiệm liên quan (trên 10 năm) thì nên tối đa kinh nghiệm trong 5 năm gần đây nhất.

Điều gì được xem là kinh nghiệm trong CV?

Kinh nghiệm chuyên môn của bạn có thể bao gồm bất kỳ và tất cả sự tiếp xúc bạn đã có với các kỹ năng, học tập hoặc các ứng dụng thực tế để bạn đủ điều kiện cho một công việc. Thông thường, phần này bao gồm công việc văn phòng toàn thời gian. Tuy nhiên, ngày nay bạn đã có thể bao gồm các kinh nghiệm từ công việc tự do, công việc phụ, thực tập, công việc tình nguyện và các dự án đam mê. Tất cả đều phụ thuộc vào mức độ liên quan.

  • Lưu ý:

Kinh nghiệm liên quan mà bạn sẽ ghi vào CV cũng khác nhau tùy theo từng nhà tuyển dụng, vì vậy hãy luôn tham khảo mô tả công việc.

Trong khi xem xét mô tả công việc, hãy xác định trước chi tiết chức danh công việc, kỹ năng và trình độ học vấn của bạn để xem có đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản không. 

Đôi khi, điều này có thể cho phép bạn thêm vào một dự án tình nguyện mà trước đó bạn thường không coi là kinh nghiệm làm việc chuyên nghiệp. Mặt khác, nếu bạn có một vị trí công việc cũ mà nó không hỗ trợ cho các mục tiêu nghề nghiệp hiện tại thì không cần phải đưa nó vào CV.

Thế nào là kinh nghiệm liên quan trong CV?

Kinh nghiệm có liên quan là điều sẽ giúp nhà tuyển dụng quyết định xem bạn có xứng đáng được phỏng vấn hay không. Bạn cần xác định những gì nhà tuyển dụng muốn xem. 

Kinh nghiệm liên quan có thể được đo lường bằng số năm bạn đã làm việc trong một ngành, nhưng nó cũng có thể liên quan đến các kỹ năng bạn có hoặc những gì bạn đã hoàn thành trong các vai trò tương tự.

  • Chưa có kinh nghiệm làm việc chính thức:

Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc chuyên nghiệp, hãy xem xét các cơ hội học tập, thực tập, tình nguyện. So sánh các kỹ năng bạn đạt được với các kỹ năng có trong bản mô tả công việc. Nếu có sự trùng lặp đáng kể, bạn có thể bao gồm chúng vào CV.

Tùy thuộc vào tính chất và mức độ của những mục này, bạn có thể cân nhắc xếp vào mục Education hay Activities thay vì Work Experiences.

  • Người thay đổi nghề nghiệp:

Đối với những người chuyển việc mà thay đổi luôn ngành nghề, thì kinh nghiệm liên quan của bạn phải có chiến lược theo một cách khác. Bạn có kinh nghiệm để rút ra, nhưng đó là một lĩnh vực khác hoặc một chức danh công việc khác. 

Khi viết CV cho một mục tiêu công việc mới, bạn phải chuyển kinh nghiệm bạn đã có thành kinh nghiệm mà nhà tuyển dụng sẽ thấy là có lợi. Nếu bạn không thể dịch chuyển các kỹ năng và giá trị của mình một cách hiệu quả, kinh nghiệm của bạn sẽ trở nên không phù hợp với nhà tuyển dụng.

  • Không thêm thắt những kinh nghiệm không có thật

Mặc dù bạn có thể lựa chọn kinh nghiệm đưa vào CV của mình, nhưng không nên ngụy tạo công việc hoặc nói dối về chức danh của mình vì 2 lý do:

  1. Nhà tuyển dụng có thể kiểm tra lý lịch việc làm của bạn.
  2. Nếu bạn bị bắt gặp nói dối, hầu hết các nhà tuyển dụng sẽ ngay lập tức từ chối bạn. Thậm chí đưa bạn vào black list

Trung thực là tốt nhất, với CV của bạn cũng vậy!

Trình bày kinh nghiệm làm việc như thế nào?

Như đã đề cập phía trên rằng bạn có thể làm tốt hơn nhiều so với việc chỉ liệt kê ra các nhiệm vụ rõ ràng mà bạn đã thực hiện. Các nhà quản lý tuyển dụng sẽ có thể đoán được hầu hết điều đó từ chức danh công việc của bạn.

Thay vào đó, bạn cần xây dựng chi tiết hơn, bạn muốn làm hài lòng và gây ấn tượng với nhà tuyển dụng và mẫn tinh gọn. Để đạt được điều này, bạn cần cung cấp ngữ cảnh, kết quả, con số và kỹ năng cho từng dòng trong mục kinh nghiệm của mình.

Dưới đây là một số câu hỏi bạn nên tự hỏi khi bắt đầu viết kinh nghiệm làm việc vào CV của mình:

  • Công việc này đang tìm kiếm điều gì ở một ứng viên?
  • Làm thế nào để kinh nghiệm của tôi phù hợp với công việc này?
  • Những thành tựu chuyên môn chính của tôi là gì?
  • Tôi đã đạt được gì trong vị trí tương tự này?
  • Tôi đã đạt được những kỹ năng gì thông qua học vấn, kinh nghiệm và quá trình phát triển nghề nghiệp?
  • Kết quả (thành tích) công việc của tôi là gì?

Sử dụng câu trả lời của bạn để viết các gạch đầu dòng được sắp xếp dưới chức danh công việc trước đây tương ứng. Với kinh nghiệm tại các công ty bạn nên sắp theo thứ tự thời gian đảo ngược (từ công ty làm trong thời gian gần đây nhất đến xa dần)

Ngoài ra, nếu phần kinh nghiệm làm việc trong CV của bạn đã vượt quá một trang, hãy lược bỏ những kinh nghiệm đã không liên quan hoặc quá cũ.

Làm cách nào để định dạng phần kinh nghiệm làm việc?

Khi liên quan đến định dạng, bạn có ba tùy chọn: đoạn văn, gạch đầu dòng hoặc kết hợp cả hai. Các đoạn văn cho phép bạn trình bày câu chuyện của mình và mang lại cho bạn khả năng sáng tạo cao hơn trong việc mô tả công việc và kết quả bạn đạt được. Tuy nhiên, các chi tiết sẽ bắt đầu mờ nhạt sau hai dòng văn bản.

Gạch đầu dòng rất tốt để làm nổi bật các thông tin quan trọng. Tuy nhiên, gạch đầu dòng hoạt động tốt nhất nếu bạn giới hạn chúng trong các thông tin ấn tượng nhất của mình. Nói chung, bạn nên sử dụng sáu hoặc ít hơn cho mỗi phần để tránh hiệu ứng "khối văn bản".

Điều quan trọng là sự cân bằng. Đó là lý do tại sao thường tốt hơn nếu sử dụng kết hợp cả đoạn văn và gạch đầu dòng.

Làm thế nào để tổng hợp tất cả lại với nhau?

Bây giờ đã đến lúc kết hợp chức danh công việc, nhiệm vụ, thành tích và kỹ năng có liên quan của bạn thành một mục Work Experience hiệu quả. Dưới đây là một số ví dụ làm tốt điều này.

  • Laboratory Assistant (Trợ lý phòng thí nghiệm)

Mẫu kinh nghiệm việc làm trong CV
Mẫu kinh nghiệm việc làm trong CV

Ví dụ này chỉ sử dụng dấu đầu dòng. Mỗi gạch đầu dòng không quá 3 dòng và chỉ có tổng cộng 6 gạch đầu dòng. Đây là những mẹo định dạng quan trọng, vì nó giúp giữ các khối văn bản ở mức tối thiểu.

Lưu ý rằng mỗi gạch đầu dòng trong CV bắt đầu bằng một từ hành động mạnh mẽ. Thủ thuật này làm cho ứng viên có vẻ năng động, thu hút và ấn tượng.

Ví dụ về kinh nghiệm làm việc trong CV này cũng kết hợp nhiều kỹ năng phổ biến đối với lĩnh vực thử nghiệm trong phòng thí nghiệm. Đồng thời cung cấp bối cảnh để ứng viên này thể hiện các kỹ năng mềm như làm việc nhóm, giao tiếp và hợp tác. Đây là một ví dụ tuyệt vời về việc kết hợp các từ khóa thông qua CV.

  • Business Manager

Mẫu kinh nghiệm làm việc trong CV
Mẫu kinh nghiệm làm việc trong CV

Ví dụ này sử dụng cả định dạng đoạn văn và gạch đầu dòng. Đoạn văn nói về những thành tích quá khái quát, trong khi các gạch đầu dòng nêu bật những thành tích cụ thể. Đó là sự cân bằng tốt giữa văn bản và các điểm chính để dễ dàng thấy được các từ khóa và giá trị một cách trực quan.

Các con số trong ví dụ này xác định cách ứng viên có thể cung cấp giá trị, thúc đẩy tăng trưởng doanh số và giành được sự công nhận giữa một nhóm ứng viên nhân tài cạnh tranh.

Kết luận

Mục Kinh nghiệm làm việc của bạn có thể hấp dẫn và mời gọi thêm cuộc phỏng vấn khi được viết một cách chiến lược. Với vai trò quan trọng trong việc truyền đạt năng lực của bạn, bạn sẽ không muốn nó trở nên nhàm chán!

Bạn có thể đảm bảo rằng Work Experience chứng minh bạn là một ứng viên tuyệt vời bằng cách học cách đưa kinh nghiệm làm việc trong CV. Hãy nhớ tập trung vào kết quả và thành tích của bạn, cung cấp các con số và ngữ cảnh khi có thể, đồng thời sử dụng nhiều từ khóa. Chúc may mắn!


Tin tức liên quan

Top 5 chứng chỉ dành cho developer uy tín nhất hiện nay

News|2024-07-18
Lập trình viên đang được đánh giá là ngành nghề hot bậc nhất hiện tại và tương lai. Với mức lương thưởng cao, ngành IT luôn là “mảnh đất màu mỡ” để giới trẻ cạnh tranh lẫn nhau. Tất nhiên, để có một vị thế tốt trong lĩnh vực này thì bạn sẽ phải nỗ lực rất nhiều. Một trong những minh chứng cho năng l

7 chứng chỉ dành cho Tester mà bạn không nên bỏ qua

News|2024-07-17
Tester là ngành nghề được dự đoán sẽ rất "hot" trong tương lai gần tại Việt Nam. Vì vậy, ngay bây giờ bạn hãy tham khảo và thi 7 chứng chỉ dành cho Tester như sau đây. Hồ sơ tốt sẽ giúp bạn có mức lương và công việc rất tốt.

Top 20 câu hỏi phỏng vấn Mobile Developer và cách trả lời hay nhất

News|2023-12-09
Lập trình Mobile sẽ trở thành xu hướng với mức lương cao trong tương lai. Nếu bạn muốn theo đuổi và tham gia thì hãy tham khảo các câu hỏi phỏng vấn Mobile Developer cực hay sau đây.

Top 20 câu hỏi phỏng vấn IoT Engineer và cách trả lời hay nhất

News|2023-12-09
IoT Engineer là lĩnh vực có tiềm năng cực kỳ lớn ở hiện tại và tương lai. Nếu tham gia được thì bạn sẽ có cơ hội phát triển cùng mức lương tốt. Nhưng trước hết hãy tham khảo 20 câu hỏi phỏng vấn IoT Engineer cực hay và cách trả lời sau đây để tự tin vượt qua vòng tuyển chọn.

Top 20 câu hỏi phỏng vấn IT Comtor và cách trả lời hay nhất

News|2023-12-06
Bạn đang theo học hoặc định hướng làm IT Comtor? Bạn sắp trải qua buổi phỏng vấn IT Comtor? Hãy tham khảo 20 câu hỏi phỏng vấn IT Comtor và cách trả lời cực hay sau để vượt qua dễ dàng.

Tổng hợp những mẫu skill sheet trong ngành IT

News|2023-10-27
Skill Sheet là gì? Làm sao để viết Skill Sheet ấn tượng nhất? Có những mẫu Skill Sheet nào tốt? Toàn bộ những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong chia sẻ sau đây.