Làm thế nào để tạo CV Web Developer chuyên nghiệp?

Nhu cầu tuyển dụng các công việc liên quan đến phát triển phần mềm đang có nhu cầu cao, lẫn việc làm ở chính thức và việc làm tự do (Freelance), remote. Thế nên là nếu bạn là một Developer có kỹ năng chuyên môn tốt thì không khó để có được một công việc, chẳng hạn như Web Developer. Tuy nhiên, nếu bạn chưa biết làm thế nào để có một CV Web Developer chuyên nghiệp thì cũng khó mà hiện thực hóa công việc mơ ước nhanh chóng!

Làm thế nào để tạo CV Web Developer chuyên nghiệp?
Làm thế nào để tạo CV Web Developer chuyên nghiệp?

Nội dung dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cách để tạo một CV Web Developer chuyên nghiệp của riêng bạn, cũng như những điểm giúp bạn có thể thu hút nhà tuyển dụng với kỹ năng và kinh nghiệm làm việc của mình hiệu quả!

Chọn Format cho CV Web Developer

Trước khi nghĩ đến việc bạn sẽ điền những nội dung để thể hiện các kỹ năng và kinh nghiệm làm việc của mình bạn chọn format sao cho dễ nhìn và rõ ràng.

Khi làm đúng đắn phần này sẽ góp phần tăng tính hiệu quả khi bạn để vào các kỹ năng và kinh nghiệm. Tối thiểu thì nhà tuyển dụng cũng cảm thấy CV của bạn dễ đọc và tốt hơn nữa là dễ nhìn.

Có 3 loại Format CV để bạn có thể chọn. Format của CV phổ biến nhất là "trình tự thời gian đảo ngược". Vì format này sẽ giúp nhà tuyển dụng thấy ngay việc bạn có thể mang lại những lợi ích gì cho công ty nên các Web Developer nên bắt đầu với format này nhé!

Nếu bạn muốn khác biệt một chút thì cũng có thể chọn 2 loại Format sau:

  • CV Format Kỹ năng - Nếu kỹ năng phát triển của bạn mạnh và bạn nghĩ là có nhiều điều giá trị hơn kinh nghiệm làm việc bạn đang có thì có thể chọn format Kỹ năng. Nói cách khác thì đây cũng chính là lựa chọn lý tưởng cho những sinh viên mới tốt nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc hoặc những Web Developer đã có một khoảng thời gian trống, không làm công việc liên quan đến phát triển Web.
  • CV Format Kết hợp - Format này là sự kết hợp của cả 2 Format  "Kỹ năng" và "Đảo ngược thời gian". Nó tập trung vào các kỹ năng và cả kinh nghiệm làm việc, vì vậy rất lý tưởng cho các Web Developer đã có một số kinh nghiệm làm việc.

Việc quyết định chọn Format nào trước khi viết CV cũng giúp bạn xác định một lần nữa thế mạnh của bản thân là nằm ở Kỹ năng hay kinh nghiệm hay bạn có thể đủ 2 thứ nên kết hợp cả hai.

Một Website được phát triển tốt được đánh giá dựa trên trải nghiệm người dùng có tốt hay không, thế thì CV của bạn cũng giống như vậy. Format là bước đầu tiên, tiếp đến bạn nên tìm cách sắp xếp bố cục đặt các đề mục trên một trang giấy như thế nào, độ dài nên là bao nhiêu?

Đây là một số tiêu chuẩn về bố cục của một CV tốt cần có: 
  • Lề - Lề 1,5 - 2 cm ở mọi bên
  • Phông chữ - Chọn một phông chữ độc đáo mà vẫn chuyên nghiệp (nên chọn những phông chữ không có chân để chữ trông rõ nét hơn)
  • Kích thước chữ - Sử dụng kích thước phông chữ 11-12pt cho văn bản bình thường và 14-16pt cho các tiêu đề
  • Khoảng cách dòng - Sử dụng khoảng cách dòng 1,0 hoặc 1,15
  • Độ dài CV - Nên cố gắng thể hiện tất cả nội dung ở một trang. 

CV Web Developer gồm mấy mục?

CV Web Developer gồm mấy mục?
CV Web Developer gồm mấy mục?

Các mục chính quan trọng trong CV Web Developer:

  • Work Experience
  • Contact Information
  • Skills
  • Education

Và có thể thêm các mục như sau:

  • Bằng cấp & Chứng nhận
  • Các khóa học chuyên môn hoặc kỹ năng
  • Các dự án
  • Ngoại ngữ
  • Sở thích

Tiếp theo là cách viết nội dung cụ thể của từng mục!

Các mục quan trọng trong CV Web Developer

Cách trình bày chính xác Information contacts của bạn

Bạn có thể là một Developer tạo ra các website bắt mắt, nhưng khả năng này có thể sẽ không quan trọng cho mục Information Contacts:

Vì yêu cầu duy nhất là sự chính xác của các thông tin này.

  • Phần Information Contacts bao gồm:

    • Họ và tên
    • Chức danh nghề nghiệp - Nên để vị trí công việc Web Developer
    • Số điện thoại - Kiểm tra lỗi này để tìm lỗi
    • Địa chỉ email - Dùng mail đặt theo tên của bạn sẽ tốt hơn là một email không liên quan đến tên của bạn. Ví dụ Họ và tên của bạn là Nguyễn Nam Anh thì mail nên là namanh.nguyen07@gmail.com
    • Địa chỉ - Bạn có thể không cần điền quá chi tiết, có thể là từ cấp quận đến thành phố là được.

⇒Lưu ý: Nếu bạn copy các thông tin liên hệ của mình từ những CV cũ trước đây bạn cần nên kiểm tra xem các thông tin này liệu còn hoạt động với bạn không. Nếu bạn đưa nhầm một địa chỉ mail cũ mà mình đã không còn sử dụng và check mail thường xuyên thì rất có thể bạn sẽ bỏ lỡ mất lời mời phỏng vấn của nhà tuyển dụng.

Cách viết Objectives hoặc Summary trong CV Web Developer

Hãy đặt bạn vào vị trí của nhà tuyển dụng để xem họ mong muốn đọc thông tin gì trong phần mở đầu nói về bạn - Objectives / Summary

Nhà tuyển dụng có rất nhiều CV cần phải xem và nhiều công việc khác cần phải làm, thế nên thời gian họ dành cho một CV là rất ít. Chính vì vậy, phần mở đầu - Objective hay Summary rất quan trọng để họ xem xét là có nên đọc tiếp không hay nên bỏ qua hồ sơ của bạn. Đây chính là thử thách khá gam go dành cho bạn!

  • Nên chọn Summary hay Objectives cho phần mở đầu của bạn?

Nếu chọn Summary thì đây là bản tóm tắt cần có khoảng 2 - 4 câu về kinh nghiệm và thành tích nghề nghiệp của bạn.

Ví dụ Summary:

"Experienced web developer with a strong background in developing award-winning applications for a diverse clientele. 3+ years of industry experience includes programming, debugging, and wireframes. Received 80%+ experience scores on every web application built for ABC company."

Nếu bạn chọn Objectives thì đây là một bản tóm tắt về những mục tiêu sự nghiệp ngắn hạn và dài hạn, khoảng 2-4 được trình bày một cách rõ ràng với mốc thời gian cụ thể.

Ví dụ Objectives:

"Motivated junior web developer looking for a role as full-stack web developer at ABC Company. Passionate about building first-class web applications. Developed an e-commerce website for a local fashion retailer while at University B. Relevant skills include DNS Management, Database, Debugging, and more."

Đối với Web Developer thì bạn nên chọn Summary cho phần mở đầu vì sẽ bao gồm được các thành tích trong công việc trước đây của mình. Điều này sẽ tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng tốt hơn Objectives.

Cách làm nổi bật Work Experiences trong CV Web Developer

Các developer đang tìm việc khác sẽ khó mà có thể cạnh tranh được với bạn nếu bạn thể hiện được trong CV của mình bằng nhiều kinh nghiệm làm việc liên quan hơn!

Để có được phần Work Experiences tốt và nổi bật bạn cũng cần đầu tư nhiều thời gian hơn!

Đây là cách tốt nhất để trình bày phần Work Experience của bạn:

  • Tên vị trí
  • Tên công ty
  • Thời gian làm việc
  • Bạn đã làm những gì và Thành tích đạt được là gì

Ví dụ Work Experiences:

Web Developer 

At UNI Company

02/2016 - 07/2020

  • Increased UX UI scores by 40%.
  • Accelerated load time by 22%.
  • Decrease Bugs 40%
  • Contributed to mobile app development for a 27% increase in eCommerce sales.
  • Trained 12 members in internal website functions.

Để làm nổi bật CV của mình trước các ứng viên khác, bạn nên tập trung vào những thành tích tốt nhất của mình thay vì liệt kê các công việc hàng ngày. Điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng thấy được rõ những lợi ích nếu tuyển dụng bạn và tiết kiệm được thời gian của họ.

Thay vì viết:

“Phát triển các ứng dụng cho thiết bị di động”

Hãy viết:

“Đã đóng góp vào sự gia tăng doanh số của E-commerce 27% khi tham gia phát triển Mobile apps”

► Ví dụ đầu tiên cho thấy rằng bạn đã phát triển ứng dụng, nhưng nó không cho thấy được kết quả công việc của bạn. Trong khi đó ví dụ thứ hai cho thấy rằng công việc của bạn mang lại lợi ích trực tiếp cho công ty bạn trước đó. Kèm thêm những con số biết nói sẽ chứng minh cho kỹ năng phát triển của bạn!

  • Nếu bạn chưa có kinh nghiệm phát triển Web ở bất cứ công ty nào thì sao?

Có thể bạn là sinh viên mới tốt nghiệp đang tìm kiếm công việc phát triển Web đầu tiên của mình

Tuy nhiên nhà tuyển dụng luôn muốn biết bạn có thể làm gì cho họ cho dù bạn chưa có kinh nghiệm làm việc thực tế ở bất cứ đâu!

Giải pháp tốt nhất cho trường hợp này là tạo Portfolio để thể hiện các kỹ năng phát triển của bạn.

một số cách để bạn có xây dựng Portfolio phong phú
  • Tham gia các công việc phát triển tự do (Freelance)
  • Tham gia các group và diễn đàn về Web Developer để xin được tham gia hỗ trợ một vài dự án mà không cần thù lao
  • Bạn có thể tự tạo một dự án đơn giản, phù hợp với trình độ của mình. Tham khảo thêm các ý tưởng dự án với nhiều cấp độ phát triển khác nhau để có thêm lựa chọn!

Cách trình bày mục Education chuẩn 

Sau khi đã vượt qua phần quan trọng nhất - Work Experiences thì chúng ta cùng đến với mục Education cho CV Web Developer.

Tiêu chuẩn của phần này cũng tương tự với việc tối ưu code trong công việc phát triển Web của bạn, đảm bảo sự rõ ràng, cô động và giảm bớt những chứng chương trình đào tạo không liên quan đến vị trí Web Developer.

Trình tự trình bày trong phần Education của bạn sẽ như sau:

  • Loại bằng cấp & Chuyên ngành
  • Tên trường đại học / nơi đào tạo
  • Thời gian khóa học
  • Điểm trung bình, Danh hiệu
Pro Tips

Biết rằng ngành học của bạn chỉ bao gồm những từ chung chung, thế thì hãy thêm vào tên những môn học mà bạn có chứng chỉ đạt số điểm cao, quan trọng là nó chứa các từ khóa liên quan đến các kỹ năng mà nhà tuyển dụng yêu cầu trong bảng mô tả công việc!

Ví dụ:

B.A. in Computer Science
University of Information Technology
2011-2015

  • Relevant Courses: Algorithms, Compilers, Principles of Programming, Logic and Database Theory, Systems Engineering, Computer Systems
  • GPA: 3.8

 

Top 10 Kỹ năng mà Web Developer cần có khi tạo CV

Hầu hết các ứng viên sẽ có mục Skills giống nhau với danh sách dài các ngôn ngữ lập trình.

Liệt kê danh sách các ngôn ngữ lập trình là cách làm cơ bản tối thiểu mà bất kỳ Developer nào cũng có thể làm được nhưng Nhà tuyển dụng khi đọc CV lại cần nhiều hơn thế!

Vì vậy bạn cần làm 2 điều sau:

  1. Chọn các kỹ năng chuyên môn và ngôn ngữ lập trình mà bản thân thành thạo nhất, đồng thời các kỹ năng này phải có trong phần yêu cầu của bảng mô tả công việc
  2. Thay vì liệt kê thì các bạn có thể trình bày kết hợp kỹ năng mềm và kỹ năng chuyên môn trong các câu mô tả hoạt động phát triển Web của mình.

Dưới đây là một số kỹ năng phổ biến của Web Developer bạn có thể tham khảo, nhưng để chính xác và tốt nhất thì hãy đọc bảng mô tả công việc của nhà tuyển dụng:

Ngôn ngữ lập trình:

  • Javascript
  • MySQL
  • JQuery
  • CSS
  • C++
  • PHP
  • Java
  • Python
  • Ruby
  • HTML 5

Kỹ năng chuyên môn:

  • Lập trình
  • Wireframes
  • Git
  • Quản lý DNS
  • Debug

Kỹ năng mềm:

  • Giải quyết vấn đề
  • Giao tiếp hiệu quả 
  • Teamwork
  • Tư duy phản biện
  • Học hỏi nhanh và ham học hỏi
  • Khả năng thích ứng

Các mục khác có thể tăng giá trị CV Web Developer

Những mục ở phần trước tuy quan trọng nhưng chưa phải là tất cả. Vì nếu như vậy nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy họ đang tuyển một Robot có khả năng phát triển Web hơn là một con người phát triển web thực sự. 

Những mục tùy chọn sau đây sẽ làm cho CV của bạn thêm khác biệt và sinh động.

Đặc biệt nếu bạn biết cách tận dụng thì những phần này sẽ góp phần thuyết phục nhà tuyển dụng bạn với vai trò là Web Developer

Các bằng cấp & Chứng nhận

Bạn có bằng cấp hay chứng nhận cho sự khả năng nổi bật trong lĩnh vực phát triển web?
Bạn đã hoàn thành khóa học nào để cải thiện kỹ năng phát triển của mình không?

Mục Bằng cấp & Chứng nhận trong CV Web Developer
Mục Bằng cấp & Chứng nhận trong CV Web Developer

Viết nháp trước tất cả các loại bằng cấp và chứng nhận liên quan mà bạn nhớ được. Sau đó trình bày như sau:

Awards & Certifications:

  • [Tên bằng cấp chứng nhận 1] - [Tổ chức cấp bằng]
  • [Tên bằng cấp chứng nhận 2] - [Tổ chức cấp bằng]
  • [Tên bằng cấp chứng nhận 3] - [Tổ chức cấp bằng]

Các dự án phát triển và lập trình

Bạn muốn thực sự gây ấn tượng và thuyết phục nhà tuyển dụng với vị trí công việc Web Development thì “Projects” là mục quan trọng bạn nên tận dụng.

Khi nhà tuyển dụng tưởng rằng bạn đã thể hiện tất cả niềm đam mê và sự nghiêm túc của mình với công việc phát triển Web ở phần Work Experience bạn lại tạo bất ngờ cho họ với mục Projects, như một cú bonus ấn tượng!

Dưới đây là một số dự án mà bạn có thể đề cập:

  • Xây dựng một trang web từ scratch 
  • Tạo trình phát âm thanh và video của riêng bạn bằng javascript
  • Phát triển một ứng dụng FTP  (File Transfer Protocol) online

Bạn có thể kèm thêm các đường link của các dự án này bên cạnh, hoặc để tất cả chúng vào một link Portfolio của bạn.

Ngoại ngữ

Là một nhà phát triển web, bạn nên biết nhiều ngôn ngữ lập trình phổ biến. Song, bên cạnh đó bạn cần thành thạo thêm ít nhật một ngoại ngữ trong giao tiếp.

Vì các kiến thức về phát triển được viết bắt nguồn bằng tiếng Anh. Việc thể hiện sự thành thạo tiếng Anh trong mục này càng chứng minh thêm khả năng nắm bắt và ham học hỏi về kiến thức công nghệ kỹ thuật của bạn. 

Nếu khả năng giao tiếp ngoại ngữ của bạn tốt như khả năng đọc viết thì cũng nên tự tin trình bày điều này trong CV để tăng khả năng ưu tiên

Sở thích

Bạn có thể để mục này vào CV Web Developer của bạn nếu bạn thực sự có các sở thích và hoạt động yêu thích liên quan đến lập trình và phát triển web

Nếu không có sự liên quan thì bạn có thể lược bỏ đi để dành không gian CV cho các thông tin quan trọng phía trên!

Kết luận

Giờ đây, bạn đã có mọi thứ cần thiết để tạo CV Web Developer chuyên nghiệp có thể thu hút các nhà tuyển dụng tiềm năng!

  • Trước khi kết thúc chúng ta cùng điểm lại một vài điểm quan trọng sau:
  • Format của CV cần được lựa chọn. Nên chọn kiểu “trình tự thời gian đảo ngược”, sau đó làm theo các tiêu chuẩn bố cục để trình bày.
  • Dùng Summary hoặc Objectives để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng
  • Làm nổi bật những thành tích hàng đầu trong Work Experiences
  • Nên tạo một Portfolio để minh chứng cho kinh nghiệm tốt nhất của bạn
     

Tin tức liên quan

Top 5 chứng chỉ dành cho developer uy tín nhất hiện nay

News|2024-07-18
Lập trình viên đang được đánh giá là ngành nghề hot bậc nhất hiện tại và tương lai. Với mức lương thưởng cao, ngành IT luôn là “mảnh đất màu mỡ” để giới trẻ cạnh tranh lẫn nhau. Tất nhiên, để có một vị thế tốt trong lĩnh vực này thì bạn sẽ phải nỗ lực rất nhiều. Một trong những minh chứng cho năng l

7 chứng chỉ dành cho Tester mà bạn không nên bỏ qua

News|2024-07-17
Tester là ngành nghề được dự đoán sẽ rất "hot" trong tương lai gần tại Việt Nam. Vì vậy, ngay bây giờ bạn hãy tham khảo và thi 7 chứng chỉ dành cho Tester như sau đây. Hồ sơ tốt sẽ giúp bạn có mức lương và công việc rất tốt.

Top 20 câu hỏi phỏng vấn Mobile Developer và cách trả lời hay nhất

News|2023-12-09
Lập trình Mobile sẽ trở thành xu hướng với mức lương cao trong tương lai. Nếu bạn muốn theo đuổi và tham gia thì hãy tham khảo các câu hỏi phỏng vấn Mobile Developer cực hay sau đây.

Top 20 câu hỏi phỏng vấn IoT Engineer và cách trả lời hay nhất

News|2023-12-09
IoT Engineer là lĩnh vực có tiềm năng cực kỳ lớn ở hiện tại và tương lai. Nếu tham gia được thì bạn sẽ có cơ hội phát triển cùng mức lương tốt. Nhưng trước hết hãy tham khảo 20 câu hỏi phỏng vấn IoT Engineer cực hay và cách trả lời sau đây để tự tin vượt qua vòng tuyển chọn.

Top 20 câu hỏi phỏng vấn IT Comtor và cách trả lời hay nhất

News|2023-12-06
Bạn đang theo học hoặc định hướng làm IT Comtor? Bạn sắp trải qua buổi phỏng vấn IT Comtor? Hãy tham khảo 20 câu hỏi phỏng vấn IT Comtor và cách trả lời cực hay sau để vượt qua dễ dàng.

Tổng hợp những mẫu skill sheet trong ngành IT

News|2023-10-27
Skill Sheet là gì? Làm sao để viết Skill Sheet ấn tượng nhất? Có những mẫu Skill Sheet nào tốt? Toàn bộ những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong chia sẻ sau đây.