Sinh viên vừa tốt nghiệp thì khi đi tìm việc lần đầu sẽ có nhiều bỡ ngỡ không riêng gì sinh viên ngành IT. Những gì đang chờ đón bạn trên chuyến hành trình này, và chúng ta cần chuẩn bị những gì để có thể ứng tuyển thành công công việc phù hợp. Hãy cùng lắng nghe chia sẻ của Anh Nguyễn Lâm Thảo từ OneTech Asia với chủ đề "Tìm việc cho sinh viên IT mới ra trường" để có câu trả lời nhé!
ONETECH ASIA CEO
Anh Nguyễn Lâm Thảo, tốt nghiệp Đại học Khoa Học Tự Nhiên, ngành CNTT năm 2002, có gần 19 năm trong lĩnh vực IT. Trong đó kinh nghiệm 7 năm làm việc tại công ty IT ở Nhật. Anh đã trải qua nhiều vị trí từ lập trình viên, TechLead, PM, product owner cho công ty outsource và công ty product, trước khi về nước cùng các cộng sự sáng lập nên OneTech Asia(Công ty phần mềm) và GrowUpWork(mạng giới thiệu việc làm).
Chủ đề EXPERTS TALK:
"Tìm việc ngành IT - Tìm việc cho sinh viên IT mới ra trường".
Điểm yếu duy nhất của các bạn sinh viên là chưa có kinh nghiệm!
Do chưa có kinh nghiệm cho nên dẫn đến hàng loạt những khó khăn như không biết tìm việc ở đâu, công ty nào phù hợp, cần kỹ năng gì, định hướng phát triển ra sao, chuẩn bị hồ sơ CV thế nào, trả lời phỏng vấn không trôi chảy,...
Sự thiếu thông tin hoặc quá nhiều thông tin sẽ làm các bạn cảm thấy bối rối! Khi đó các bạn sẽ không chuẩn bị tốt cũng như dẫn đến tâm lý thiếu tự tin khi apply công việc hoặc ngay khi đứng trước nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn!
Mà khi đã trải qua vài cuộc phỏng vấn không thành công sẽ khiến các bạn dễ nản lòng. Thì anh thấy đây là những thách thức mà các bạn mới ra trường sẽ đối mặt.
Thứ nhất, các bạn thu thập nhiều thông tin. Cụ thể đó sẽ là những kiến thức sau:
Để làm được điều này các bạn hãy đọc nhiều thông tin trang công nghệ, thông tin tuyển dụng.
Tìm hiểu về các cách phỏng vấn, xin việc, doanh nghiệp từ các trang blog, video liên quan, tham gia hội chợ việc làm, hội thảo.
Tham quan các công ty, gặp nhiều anh chị đi trước để học hỏi kinh nghiệm.
Tranh thủ ứng tuyển và tham gia phỏng vấn nhiều công ty để hiểu nhà tuyển dụng cần điều gì
Thứ hai, bạn cần hiểu và tập trung phát huy những thế mạnh của bản thân:
Nhiều bạn sẽ lầm tưởng rằng các nhà tuyển dụng khi tuyển dụng sẽ chỉ tập trung vào chuyên môn của bạn, nhưng trên thực tế khi tuyển dụng Fresher thì điều họ quan tâm nhất là thái độ và tiềm năng thông qua những thế mạnh của bạn.
Chẳng hạn khi phỏng vấn 1 bạn trẻ, anh hỏi rằng: "Em có lập trình được trên ngôn ngữ python không?". Bạn đó trả lời: "Việc học ngôn ngữ lập trình đối với em không có gì khó khăn vì em đã học PHP và em đã làm được trong vòng 1 tuần". Như vậy sự tự tin rất là quan trọng, song song với đó các bạn cũng phải thật sự có bằng chứng gì đó chứng minh đối với từng thái độ, tố chất đó của mình.
Cuối cùng là các bạn hãy lập mục tiêu và lên kế hoạch hành động để hoàn thiện những kiến thức chuyên môn cần thiết với công việc mà bạn mong muốn cũng như khắc phục những yếu điểm của bản thân!
Những bạn làm việc có chút kinh nghiệm thường vướng phải một số vấn đề như sức ì, ngại học công nghệ mới và thường mong chờ được tăng thu nhập, không đáp ứng là nhảy việc.
Thực tế anh thấy có nhiều bạn mới vào làm chỉ có nửa năm thôi, lại cống hiến nhiều hơn cả nhân viên lâu năm do các bạn học nhanh công nghệ mới và làm rất nhanh đáp ứng yêu cầu công việc.
Đối với sinh viên mới ra trường khi ứng tuyển thì tỉ lệ chọi khá là cao, bộ phận lọc hồ sơ thường chỉ dành cho các bạn 20 giây để đánh giá hồ sơ. Anh có thể tóm tắt nhanh vài điểm chú ý nhất khi làm CV:
- Có điểm khác biệt/PR bản thân: Hãy đặt ra câu hỏi đâu là điểm khác biệt? Bạn có những thành tích gì dù nhỏ nhất cũng được? Các bạn phải làm nổi bật điểm khác biệt của mình so với các ứng viên khác và ghi một cách súc tích trong CV: có thể là thành tích học tập, giải thưởng, kết quả đạt được, dự án đã tham gia, đã làm, kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm, có mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng.
- Hãy chứng minh và ghi vào CV những kết quả thay vì nói suông. Anh khuyên từ sinh viên năm 2 hãy chuẩn bị CV sau đó cập nhật CV của mình với những dự án đã tham gia, hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn đã có dự án trên github, những video quay những sản phẩm mình đã làm nếu có.
- Hồ sơ cần chỉnh chu một chút, không sai chính tả, hồ sơ bằng tiếng Anh sẽ có cảm giác chuyên nghiệp hơn.
Ngoài kỹ năng chuyên môn, các em cần trang bị một số khả năng khác như:
- Ngoại ngữ: tiếng Anh là bắt buộc phải biết, ngoài ra hiện nay nếu bạn làm công ty Nhật thì tiếng Nhật là một lợi thế.
- Kỹ năng mềm: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian, làm việc teamwork và làm việc độc lập, tư duy logic và tư duy phản biện, giải quyết vấn đề, có kiến thức khái quát về quản lý dự án.
Về phần này các em nên tích cực hỏi những đàn anh có kinh nghiệm hoặc tham gia hội thảo, tham gia khóa học online hoặc offline, để có định hướng và có câu trả lời hợp lý cho nhà tuyển dụng khi đi phỏng vấn.
Trong trường hợp này bạn có thể hỏi ngược lại nhà tuyển dụng là có thể trả mức lương này cho vị trí này là bao nhiêu? Có thể bạn sẵn sàng chấp nhận mức lương thấp và và hãy xác nhận về khả năng thăng tiến và tăng lương trong tương lai sau 1 năm trở lên sẽ như thế nào!
Theo anh các bạn mới ra trường không nên quan tâm quá nhiều về lương thay vào đó hãy ưu tiên tìm công ty nào mà phù hợp với đam mê, mong muốn bản thân, có nhiều cơ hội học hỏi, phát triển, thử thách, nâng cao kỹ năng Mức lương của bạn sẽ được tăng tương ứng với kỹ năng mà bạn đạt được. Nếu kỹ năng cao thì không phải công ty này thì là công ty khác sẽ chào đón bạn. Hãy tập thói quen nghĩ xa hơn một chút, có kỹ năng chúng ta sẽ có nhiều thu nhập hơn, nhưng có nhiều thu nhập chưa chắc là có nhiều kỹ năng.
Anh không thể trả lời là ở công ty nào thì tốt hơn? Lựa chọn là tùy ở các bạn tuy nhiên anh chia sẻ vài điểm một cách ngắn gọn để bạn xem là mình phù hợp với môi trường nào hơn:
Công ty nào anh nghĩ là cái duyên và sự lựa chọn của chính bạn. Dưới đây là một vài chia sẻ:
Công ty lớn sẽ có quy trình bài bản và tập trung vào đào tạo nhiều hơn, cách làm cũng sẽ chuyên nghiệp hơn.
Thường bạn sẽ được tham gia vào một phần dự án và tập trung vào một loại dự án, một loại kỹ thuật, một công đoạn nào cụ thể.
Công ty nhỏ thường chủ yếu là OJT(on job training) bạn được tham gia dự án ngay khi có thể, khả năng thăng tiến nhanh nếu bạn có đóng góp được ghi nhận, môi trường sẽ thân thiện, gắn bó hơn vì mọi người đều biết nhau. Cùng lúc bạn cũng có thể tham gia nhiều dự án với nhiều loại kỹ thuật hơn và có thể tham gia nhiều công đoạn hơn, nên bạn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, va chạm nhiều vấn đề hơn.
Nhà tuyển dụng là nhà đầu tư họ tuyển bạn là để sinh lời, mang lại lợi nhuận cho công ty. Đối với các bạn mới ra trường mong đợi của nhà tuyển dụng là: tiềm năng đóng góp của bạn trong tương lai.
Có thể lúc đầu công ty sẽ đào tạo nhưng sao đó mong muốn nhận được giá trị cống hiến từ bạn
Người tham gia phỏng vấn thường là Tech lead, PM (trưởng dự án) hoặc là bộ phận nhân sự.
- Tech Lead: sẽ hỏi các câu hỏi mang tính chất nền tảng kỹ thuật như về lập trình hướng đối tượng, mô hình client, server, các kỹ thuật liên quan từng mảng như ngôn ngữ lập trình, framework, các hỏi cơ bản về cơ sở dữ liệu, thuật toán,...
Các câu hỏi nền tảng có thể là liên quan: OOP, mô hình MVC, HTML, Javascript, database như left join, right join,...
- PM hay bộ phận nhân sự: Thường là hỏi các câu hỏi liên quan để đánh giá thái độ, tính cách của bạn? PM quan tâm đến tính cam kết trong công việc, khả năng tự học, tinh thần trách nhiệm, tính chủ động trong công việc,..
- Chưa biết PR (giới thiệu) bản thân trước nhà tuyển dụng trong CV cũng như khi đi phỏng vấn:
- Thiếu tự tin về bản thân do thiếu sự chuẩn bị:
- Quá ám ảnh về những điểm yếu của bản thân mà quên tập trung vào các lợi thế
- Hỏi nhiều về điều kiện bao gồm khả năng được đào tạo, chế độ chính sách.
Trước khi trả lời câu hỏi này anh nghĩ các bạn cần thay đổi một tư duy rất quan trọng là: hãy đặt mình vào vị trí nhà tuyển dụng, nhà tuyển dụng cần ứng viên điều gì thì dựa vào đó mà có câu trả lời cho phù hợp.
Một câu hỏi rất hay! Theo anh bí quyết không hề phức tạp nhưng để thực hiện thì mới khó.
Ban biên tập chân thành cảm ơn anh đã dành thời gian chia sẻ kinh nghiệm quý báu đến các đọc giả của blog GrowUpWork, chúc anh sức khỏe và thành công!