Cơn sốt Blockchain năm 2017 với sự ra đời của hàng trăm loại tiền mã hóa điện tử và token dựa trên nền tảng của blockchain. Và tất nhiên công nghệ blockchain nhanh chóng lọt vào tầm ngắm của những người đam mê công nghệ trên toàn thế giới. Nhu cầu gia tăng đột biến khiến "nghề lập trình blockchain" trở lên HOT hơn bao giờ hết, các lập trình viên blockchain có kinh nghiệm được săn đón và trả mức lương rất hậu hĩnh.
Theo một số trang tuyển dụng uy tín như Vietnamwork thì các blockchain developer được chào mời với mức lương từ $2000 lên đến trên $5000, đây là mức "lương khủng" trong lĩnh vực CNTT dành cho vị trí developer tại Việt Nam.
Lập trình blockchain hay blockchain developer cũng chỉ là những kỹ sư phần mềm (kỹ sư CNTT) có hiểu biết và kinh nghiệm làm việc với công nghệ chuỗi khối (Blockchain) này. Cơ bản thì cũng như hầu hết các lập trình viên khác tuy nhiên do blockchain là công nghệ mới, mang một số đặc thù riêng mà rất nhiều startup công nghệ đang phát triển dựa trên nền tảng này nên nghề lập trình blockchain được tác riêng ra thể hiện độ HOT và nhu cầu tuyển dụng rất cao của thị trường hiện nay.
Blockchain là lĩnh vực khá mới mẻ nhưng tính ứng dụng lại rất rộng lớn, nhu cầu của thị trường là rất rất cao, các lập trình viên nên nắm bắt cơ hội này và cần nhanh chóng học hỏi và nắm vững các kiến thức cần thiết về blockchain.
Xem thêm: Blockchain là gì?
Là một lập trình viên blockchain có nghĩa là bạn sẽ được tham gia làm việc cùng các chuyên gia hàng đầu giàu kinh nghiệm về điều hành hệ thống phân phối trong sản xuất, tài chính, ngân hàng, chính phủ... tùy theo nhu cầu phát triển của công ty. Tuy nhiên, thông thường bạn sẽ bị đòi hỏi rất cao về trình độ cũng như hiểu sâu về nghiệp vụ lĩnh vực mà bạn sẽ tham gia thực hiện. Tất nhiên trong đa số trường hợp bạn sẽ được đào tạo thêm hoặc có người đi sát hỗ trợ bạn về phần này.
VD: Bạn đang xây dựng blockchain cho ứng dụng Ngân Hàng, bạn sẽ phải hiểu thật rõ về nghiệp vụ ngân hàng, các quy tắc giao dịch cũng như đối soát, an ninh khác.
Như vậy, ngoài các kiến thức nền tảng về lập trình đã học trong trường như quy trình phát triển phần mềm, cấu trúc dữ liệu, các ngôn ngữ lập trình... cũng như các kiến thức, ngôn ngữ về blockchain, thuật toán, quy tắc xung quanh hệ thống blockchain, ngôn ngữ lập trình riêng cho blockchain thì bạn còn cần phải hiểu về nghiệp vụ chuyên môn mà bạn sẽ ứng dụng blockchain vào.
Về ngôn ngữ, lập trình viên blockchain có thể sử dụng các ngôn ngữ phổ biến như trong các lĩnh vực khác như: Javascript, Python, C++, Golang... Tuy nhiên cũng cần phải trang bị những kiến thức nền tảng chuyên sâu để có thể hiểu sâu về lĩnh vực Blockchain: Toán trừu tượng (nhóm, vành, trường...), Lý thuyết mật mã (Hệ mật khóa công khai, chữ ký số, hàm băm...), Mạng ngang hàng, Cơ sở dữ liệu no-SQL...
Ngoài ra, những bạn đang muốn thử sức ở lĩnh vực blockchain: hãy thử sức với ngôn ngữ lập trình cho smart contract (hợp đồng thông minh) là solidity với Ethereum; đọc cuốn sách "Mastering Bitcoin: Programming the Open Blockchain" của Antonopoulos, Andreas M., 2017 để hiểu hơn về công nghệ này.
Kiến thức và hiểu biết về các công nghệ hiện đại như Docker containers, kiến trúc microservice, AI, Machine learning, IoT, Big data cũng là một điểm cộng cho lập trình viên Blockchain.
Blockchain hiện chưa được bất cứ trường đại học nào tại Việt Nam đưa vào chương trình giảng dạy chính quy cũng như rất ít các khóa đào tạo về blockchain. Do vậy bạn sẽ phải tìm kiếm kiến thức thông qua các nguồn sau:
Nhu cầu về blockchain là rất lớn tuy nhiên hiện tại chưa có nhiều chương trình đào tạo chính quy nào tại các trường Đại Học hoặc trung tâm đào tạo lập trình tại Việt Nam, hoặc nếu có cũng chỉ dạy sơ về kiến thức tổng quát về công nghệ chứ không đi sâu khai thác về tính ứng dụng thực tế. Để nắm vững các kiến thức mới này các developer phải tự tìm hiểu và học trên mạng qua các khóa đào tạo online hoặc tài liệu miễn phí. Ngoài ra, sách trắng về các nền tảng ứng dụng blockchain cũng thường có tài liệu hướng dẫn khá kỹ càng dành cho các lập trình viên tìm hiểu và ứng dụng công nghệ của họ vào các nền tảng khác.
Một số khóa học cấp tốc ngắn hạn đào tạo lập trình hệ thống blockchain, để tham gia các khóa học này đòi hỏi học viên phải có kiến thức lập trình cơ bản tốt công với các hiểu biết nhất định về công nghệ blockchain thì mới theo kịp.
Tham khảo một số khóa học đào tạo blockchain tại đây:
Dưới đây là một số nguồn tài liệu mới nhất về công nghệ blockchain đang được chia sẻ miễn phí trên internet, bạn hãy nhanh tay tải về để cập nhật kiến thức mới nhất cho mình nhé.
Blockchain là khái niệm chỉ một công nghệ xử lý về giao dịch và lưu trữ thông tin chứ không phải là một ngôn ngữ lập trình mới hay đòi hỏi một ngôn ngữ lập trình riêng. Chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng bất kỳ ngôn ngữ lập trình truyền thống nào như C#, C++, Java, Javascript, Go, Ruby, Python để lập trình chúng hoặc những ngôn ngữ lập trình hoàn toàn mới rành riêng cho blockchain như Rust, Rholang, Cx, Scilla, Simplicity and Solidity.
Xem thêm: Top 10 ngôn ngữ lập trình blockchain tốt nhất!
Theo số liệu của Computerworld, các chuyên gia blockchain freelance cung cấp dịch với giá từ 150 USD /giờ, các nhà lập trình phát triển blockchain ở Mỹ kiếm được 140.000-180.000 USD một năm, một con số cực ấn tượng so với mức trung bình chỉ 105.000 USD /năm của các nhà phát triển phần mềm khác. Những dữ liệu này được công bố bởi Matt Siegelman, Giám đốc điều hành của chiến dịch phân tích dữ liệu về hiệu suất của công ty Burning Glass Technologies. Đây là mức lương cao hơn rất nhiều so với mức lương trung bình của lập trình viên tại Mỹ (từ 60.000 USD đến 100.000 USD)
Tại Việt Nam, nhu cầu tuyển dụng cũng rất lớn nhưng nguồn cung hạn chế do còn ít lập trình viên nắm vững được các kỹ thuật liên quan đến công nghệ mới mẻ này, điều này đồng nghĩa với mức lương lập trình viên blockchain thường rất cao.
Theo số liệu của VietnamWorks, các kỹ sư phát triển phần mềm liên quan đến blockchain nhận mức lương trung bình 2.241 USD/tháng. Theo đó, thống kê mức lương dựa trên chuyên môn, nhóm kỹ sư có chuyên môn thuộc lĩnh vực công nghệ mới như blockchain và trí tuệ nhân tạo (AI) đang nhận mức lương cao nhất và cao hơn so với các nhóm chuyên môn khác. Theo đó, nhóm kỹ sư phát triển phần mềm liên quan đến blockchain nhận mức lương trung bình là 2.241 USD/ tháng, nhóm phát triển phần mềm liên quan đến AI có mức lương 1.844 USD/tháng, đứng vị trí thứ 3 là Full Stack với mức lương 1.642 USD/ tháng.
Như vậy, dù ở Mỹ hay Việt Nam hay bất kỳ thị trường nào khác thì các lập trình viên Blockchain luôn có mức thu nhập đứng đầu lĩnh vực IT và hơn mức trung bình của các lập trình viên khác gần 2 lần. Đây là con số cực kỳ khủng và dự kiến còn tiếp tục tăng cao do nhu cầu của thị trường về nghề lập trình Blockchain là nhất lớn và đang tăng mạnh.
Thị trường việc làm Mỹ, châu Âu và trên thế giới đều đang săn tìm các nhà phát triển và kiến trúc sư trong lĩnh vực blockchain. Tuy nhiên, việc tìm kiếm chuyên gia không dễ dàng. Trong quý IV/2017, sự thiếu vắng các vị trí lập trình viên công nghệ blockchain vẫn tiếp tục, trong khi đó, sản phẩm về blockchain lại tăng gấp đôi.
Theo đó, số tin tuyển dụng công liên quan đến công nghệ blockchain đã tăng nhanh chóng theo từng năm. Biểu đồ dưới đây cho thấy sự phát triển của công việc blockchain cho đến năm 2017. Bạn có thể thấy rằng năm 2017 đã từng có 4000 bài đăng công việc. Con số này đã lên hơn 12.000 vào năm 2019. Tất nhiên số liệu này chỉ mang tính tương đối và khu vực trường giới hạn.
Nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành CNTT ngày càng tăng cao hơn trong kỷ nguyên số hóa dẫn đến việc thu hút và giữ chân nhân tài cũng gặp nhiều thách thức. Bên cạnh đó, sự khan hiếm nhân lực có chuyên môn công nghệ mới như blockchain, AI dẫn đến sự mất cân đối về mức lương trên thị trường và tiềm ẩn nguy cơ nhóm nhân lực có chuyên môn “không còn là xu hướng” sẽ thất nghiệp hoặc trả mức lương thấp hơn. Ông Gaku Echizenya – CEO Navigos Group (Vietnamwork) nhận định.
Theo sơ đồ trên của Indeed có thể thấy như cầu tìm hiểu (search) về blockchain tăng rất nhanh từ nửa cuối 2017 nhưng sau đó giảm mạnh nửa đầu 2018. Tuy nhiên, nhu cầu tuyển dụng và số job liên quan đến blockchain, bitcoin, cryptocurrence vẫn tẵng trưởng đều. Điều này cho thấy nhu cầu của thị trường và xu thế phát triển của blockchain vẫn sẽ còn tăng mạnh trong những năm tới.
Trên đây là toàn bộ bài viết chi tiết về “Nghề lập trình blockchain là gì? Mức lương của blockchain developer là bao nhiêu?”, GrowUpWork hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích về block chain. Nếu bạn còn thắc mắc nào hay muốn chia sẻ những kiến thức của bạn về công nghệ blockchain. Xin đừng ngại để lại nội dung của bạn ở dưới phần bình luận nhé, chúng tôi sẽ giải đáp sớm nhất cho bạn.