Là một ngành khá mới song không thể phủ nhận độ “hot” bao phủ mọi mặt của mình, IT là ngành học đang được quan tâm bậc nhất hiện nay. Với nhu cầu về nhân lực có chuyên môn cao ngày càng tăng, IT cũng là ngành thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ. Tuy nhiên còn rất nhiều người vẫn chưa biết được IT thực tế là ngành học gì? Học IT là học những kiến thức và kỹ năng chuyên ngành gì?
Công nghệ thông tin vẫn là một khái niệm mới đối với nhiều người. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những thông tin cơ bản về ngành học này nhé!
IT là viết tắt của Information Technology, còn được gọi là công nghệ thông tin. Đây là một thuật ngữ bao gồm phần mềm mạng lưới internet, hệ thống máy tính sử dụng phục vụ cho việc phân phối, xử lý dữ liệu. Bên cạnh đó, chúng còn giúp trao đổi, lưu trữ và sử dụng thông tin dưới các hình thức khác nhau.
Nói một cách dễ hiểu hơn, IT là việc sử dụng các công nghệ hiện đại vào việc sản xuất ra, xử lý, truyền, dẫn thông tin. Đồng thời giúp lưu trữ và khai thác thông tin một cách hiệu quả và tốc độ nhanh. Vì vậy, con đường thăng tiến và phát triển sự nghiệp của những chuyên viên IT rất mở rộng.
Ngày nay, IT được phân chia thành các ngành phổ biến như:
Vào những năm gần đây, IT được sử dụng rất phổ biến trong mọi lĩnh vực đặc biệt là kinh tế. Các dịch vụ cốt lõi được tạo ra và thực thi các chiến lược kinh doanh thường được biết đến như: tự động hóa trong kinh doanh, cung cấp thông tin, kết nối với khách hàng và các công cụ sản xuất khác.
Khi theo học ngành Công nghệ thông tin, các bạn sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức nền tảng về khoa học tự nhiên cũng như mạng máy tính, hệ thống thông tin, phần mềm, lập trình,...
Đồng thời, cũng sẽ có rất nhiều chương trình đào tạo chuyên sâu vào từng lĩnh vực phù hợp với sở thích, năng lực phát triển bản thân trong tương lai của các bạn như:
Công nghệ phần mềm, hệ thống thông tin, an toàn thông tin, khoa học máy tính, truyền thông và an ninh mạng…
Nếu nghiên cứu sâu trong chuyên ngành IT, bạn sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận với các kiến thức liên quan đến nghiên cứu phát triển, gia công hoặc ứng dụng hệ thống phần mềm. Bên cạnh đó, các kiến thức về thiết kế, cài đặt, vận hành, bảo trì các thành phần cứng, mềm của hệ thống máy tính bạn cũng có thể được tiếp cận.
Bảo mật hệ thống thông tin cũng là một lĩnh vực hay của chuyên ngành này. Với những thế mạnh của ngành IT, chắc chắn con đường nghề nghiệp và phát triển của bạn sẽ thành công rực rỡ. Mọi yêu cầu ở những lĩnh vực cụ thể trong công nghệ thông tin bạn đều có thể đáp ứng được, từ đó cơ hội việc làm cũng đa dạng hơn nhiều ngành nghệ khác.
Không chỉ có vậy, trong môi trường đại học, các bạn sẽ được chú trọng phát triển những kỹ năng về tư duy logic, tư duy sáng tạo, quản lý thời gian, teamwork… Tất cả đều là những kỹ năng cơ bản cần thiết nhằm giúp các bạn sinh viên phát huy tối đa những tố chất của một kỹ sư IT chuyên nghiệp.
Đồng thời các doanh nghiệp, hệ thống trung tâm thực hành hiện đại cũng sẽ hỗ trợ một cách tối đa cơ hội tham gia rèn luyện kỹ năng thực hành cho các bạn. Điều này cũng là một trong số những kinh nghiệm cần thiết tích lũy phục vụ cho quá trình phát triển bản thân trong tương lai.
Theo ước tính của những chuyên gia nghiên cứu, đến năm 2020 đã có 34 tỷ thiết bị có kết nối internet trên phạm vi toàn cầu. Tức trung bình mỗi người có thể sử dụng nhiều hơn 4 thiết bị điện tử để online.
Trong bối cảnh hiện tại, đây là ngành đang có những bước phát triển chưa từng thấy, có thể giúp con đường thăng tiến và phát triển sự nghiệp trong tương lai của bạn đạt đến đỉnh cao.
Nhu cầu về nhân lực trong ngành công nghệ thông tin đang bùng nổ và rộng mở. Điều này đồng nghĩa với việc con đường nghề nghiệp thăng tiến và phát triển của các bạn sinh viên học nghề này cũng đang rất được quan tâm.
Công việc trong ngành IT có thể đáp ứng mọi nhu cầu của mọi lĩnh vực từ ngân hàng cho đến hàng không, từ viễn thông, kinh doanh cho tới an ninh quốc phòng, y tế. Bất cứ ngành nghề nào, công nghệ thông tin cũng là một trợ thủ đắc lực.Vì vậy, để có thể vận hành, phát triển doanh nghiệp, nhu cầu tuyển dụng nhân lực IT ngày một tăng cao. Đặc biệt khi nhân loại đang trong cuộc cách mạng 4.0.
Theo số liệu thống kê từ Bộ thông tin & Truyền thông, nhu cầu tuyển dụng ngành IT hiện nay rơi vào khoảng 250.000 lao động. Đến năm 2021, riêng nước ta đã cần khoảng 1 triệu nhân lực trong lĩnh vực màu mỡ này. Trong khi hàng năm chỉ có 32.000 sinh viên tốt nghiệp công nghệ thông tin và các ngành có liên quan. Vì vậy nếu bạn muốn phát triển con đường sự nghiệp trong tương lai của mình, hãy cân nhắc việc lựa chọn theo học ngành IT này.
Là một ngành luôn trong tình trạng thiếu nhân lực, vì vậy, nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành công nghệ thông tin luôn được mọi doanh nghiệp săn đón.
Một người có năng lực về công nghệ thông tin, được đào tạo bài bản, sẽ không cần phải lo đến con đường thăng tiến và phát triển sau này của mình. Họ sẵn sàng bỏ ra một mức lương cực kỳ ưu đãi để chiêu mộ được những người có năng lực về với mình.
Một sinh viên công nghệ thông tin ra trường được trả với mức lương hậu hĩnh đã không quá xa lạ. Mức thu nhập trung bình cho một bạn mới ra trường có thể dao động từ 75-100 triệu/năm là hoàn toàn có lý.
Đối với những người có khả năng ngoại ngữ thì con số này có thể tăng lên 130-150 triệu/năm. Con số này là chưa kể đến những chế độ ưu đãi và các nguồn thu khi hoàn thành tốt các dự án. Những bạn học chuyên ngành IT đều có những cơ hội kiếm thêm thu nhập bằng các dự án ngoài và nhận đào tạo thêm.
Hôm nay, hãy cùng GrowUpWork tìm hiểu về con đường thăng tiến và phát triển của một sinh viên IT. Thông thường, mỗi chức danh hoặc vị trí công việc sẽ tùy công ty phân chia theo từng cấp bậc theo thâm niên công việc. Sẽ có 2 cách phân chia như sau:
Đây là giai đầu trên con đường thăng tiến và phát triển sự nghiệp của các bạn sinh viên IT sau khi ra trường. Các bạn đã có từ 0 đến 2 năm kinh nghiệm. Các bạn sinh viên nên chọn giai đoạn intern và fresher khi đã có kinh nghiệm trong việc lập trình thực tiễn.
Lúc này, bạn cần hiểu biết sơ bộ về tất cả các vòng đời ứng dụng, sử dụng ngôn ngữ lập trình hoặc framework thuần thục.Bạn cần có hiểu biết về cơ sở dữ liệu, quá trình lưu trữ và xuất dữ liệu. Giai đoạn này, bạn đã có thể viết các chức năng cơ bản cho ứng dụng. Tuy nhiên, code sẽ có nhiều lỗi do bạn chưa có quá nhiều kinh nghiệm để tối ưu việc chồng chéo trong truy xuất dữ liệu.
Một khi đã bước vào con đường trở thành một lập trình viên, chắc chắn bạn phải xác định trước đây là con đường không hề dễ dàng. Sẽ có đôi khi bạn cảm thấy hoang mang với kiến thức mình đang có, hoặc cảm thấy không chắc chắn về những gì mình đang làm. Đây được coi là một điểm yếu của Junior Developer. Ngay cả những bạn thông minh, có khả năng tiếp thu nhanh nhưng chưa có nhiều cơ hội tiếp xúc với các chức năng hoặc code đôi khi cũng cảm thấy ảo não.
Để giải quyết những vấn đề này, bạn nên kiên định với con đường mà mình đang chọn. Phía trước còn có rất nhiều cơ hội việc làm ở những lĩnh vực khác đang chờ đón bạn. Hãy tiếp tục kiên trì học hỏi, tự xây dựng cho mình một sản phẩm tương tự, tìm ra những lỗi sai cơ bản để giải quyết từ từ. Khi đó, leader của bạn sẽ cảm thấy bạn có đủ vững vàng và chắc chắn sẽ truyền cho bạn nhiều kinh nghiệm trong cách xử lý khó khăn nhiều hơn.
Đây có lẽ là một bước tiến mới trên con đường thăng tiến và phát triển sự nghiệp của một người theo IT lâu năm. Họ sẽ là những người có từ 5-10 năm kinh nghiệm lập trình trở lên. Họ là những người có đủ các kỹ năng của một Senior, hiểu sâu, rộng về các công nghệ và có khả năng chọn team dev một hoặc nhiều tech stack để giải quyết các vấn đề lớn.
Đạt tới trình độ này, họ sẽ là người quyết định mọi vấn đề liên quan đến team lập trình của mình. Từ ngôn ngữ, chọn tool, thiết kế hệ thống đến quy trình tiến hành. Những lúc như vậy, bạn sẽ phải code những định nghĩa, quy luật đặt biến. Tuy nhiên, công việc chính sẽ là thiết kế các hệ thống VA nhằm đảm bảo hệ thống có thể scale lớn và kết hợp nhiều tech stack để có thể vận hành trơn tru.
Chức danh này thường được gọi là Product Manager hoặc Project Manager, Technical Manager/Director, Solution Architect). Và đương nhiên, con đường thăng tiến và phát triển sự nghiệp của bạn sẽ được bước sang một trang mới.
Bạn sẽ là người quyết định mọi vấn đề liên quan đến các chức năng cần có của một sản phẩm sau quá trình nghiên cứu, khảo sát, đo đạc. Khi bạn trở thành một PM, bạn sẽ không cần phải viết code nữa. Tuy nhiên, bạn sẽ có nhiều hơn những công việc và trách nhiệm để thực hiện. Bởi một quyết định của bạn sẽ có thể ảnh hưởng tới rất nhiều nhân viên cấp dưới của mình.
Đây được đánh giá là thời kỳ đỉnh cao nhất trên con đường thăng tiến và phát triển sự nghiệp của bạn. CTO là viết tắt của Chief Technology Officer (Giám đốc kỹ thuật), CIO là Chief Information Officer (Giám đốc CNTT). Đây là vị trí không những cần giỏi về kỹ thuật công nghệ mà còn cần có những kỹ năng quản trị, tầm hiểu biết sâu sắc về doanh nghiệp. Từ đó có thể tạo nên được một sợi dây liên kết bền vững giữa team IT và hội đồng quản trị.
Khi đạt tới vị trí này, bạn cần biết cách sử dụng công nghệ để giảm chi tiêu một cách tối ưu và liên tục. Quá trình này được diễn ra dưới sự phân tích xu hướng thị trường và dự báo lợi nhuận. CTO đóng một vai trò quan trọng thiết yếu, giúp công ty có thêm những lợi thế cạnh tranh và duy trì, phát triển công nghệ, kỹ thuật, hỗ trợ tăng thêm doanh số cho công ty.
CEO là từ viết tắt của Chief Executive Officer, là vị trí mà mọi người hằng ao ước khi tiến bước trên con đường thăng tiến và phát triển sự nghiệp của mình. CEO thường là những người nắm việc điều hành và quản lý cao nhất trong một doanh nghiệp. Người ta thường gọi CEO là tổng giám đốc hoặc giám đốc điều hành công ty. Đối với những doanh nghiệp lớn, CEO còn có thể chịu sự quản lý của Hội đồng Quản Trị.
Tuy nhiên, cũng có một số doanh nghiệp CEO chính là Chủ tịch Hội đồng Quản trị. Ở vị trí này, bạn sẽ là người truyền cảm hứng, dẫn dắt các leader và team của mình theo một hướng nào đó. Đây chính là nấc thang mà ai cũng muốn chạm tới.
Các nhà quản lý cấp cao luôn phải dành tất cả thời gian của mình để tập trung vào vấn đề phát triển con người như: truyền cảm hứng, tạo động lực, lãnh đạo, đưa ra những chiến lược.
Chúng tôi mong rằng qua bài viết trên có thể giúp mọi người hiểu hơn về ngành IT và tầm quan trọng của nó trong tương lai. Bên cạnh đó, những thông tin về con đường thăng tiến và phát triển sự nghiệp của các bạn sinh viên ngành IT có thể giúp các bạn có thêm động lực theo đuổi con đường này. Chúc bạn thành công!