Chiến lược tìm kiếm việc làm hiệu quả

Kinh nghiệm cho thấy, những người tìm việc thành công nhất sử dụng nhiều chiến lược khác nhau, từ thiết lập các sự hiện diện trong xã hội và nhắm đến mục tiêu các công ty, để giúp họ nổi bật giữa đám đông. Hãy thử các chiến lược tìm kiếm việc làm này để đẩy nhanh quá trình tìm kiếm của bạn, tìm các kết nối có thể giúp một tay, thu hút sự chú ý từ các nhà tuyển dụng, vượt qua các buổi phỏng vấn nhận được lời mời làm việc.

Chiến lược tìm kiếm việc làm hiệu quả
Chiến lược tìm kiếm việc làm hiệu quả

Tìm việc làm không chỉ là nộp đơn xin việc và hy vọng được gọi phỏng vấn. Rất ít người có thể đơn giản là nộp CV rồi phỏng vấn để có ngay việc làm trong thị trường cạnh tranh và có quá nhiều sự lựa chọn đa dạng.

Dưới đây là một quy trình chiến lược cụ thể để bạn tham khảo:

Cách Search ra các kết quả công việc bạn muốn

Mặc dù luôn có thể khám phá thị trường việc làm thông qua truyền miệng và các nền tảng truyền thông xã hội hoặc trên các website của công ty, việc mở rộng phạm vi tìm kiếm của bạn trên nhiều kênh nhất có thể là một ý tưởng đáng cân nhắc. 

Bạn không bao giờ biết cơ hội tiếp theo của mình sẽ đến từ đâu. Các website việc làm tập trung hàng nghìn cơ hội ở một nơi thuận tiện và có thể giới thiệu cho bạn những vị trí và công ty mà bạn có thể chưa từng nghe đến và hầu hết đều miễn phí để thử.

Khi sử dụng các công cụ tìm kiếm việc làm để tìm việc thì điều bạn cần quan tâm và xác định đó là các keywords (từ khóa) phù hợp với lựa chọn nghề nghiệp của bạn. Thu hẹp các tiêu chí tìm kiếm của bạn sẽ tiết kiệm thời gian, giúp bạn tập trung tìm kiếm việc làm trên Internet và các nguồn khác.

Cách chọn website tốt cho tìm kiếm việc làm?

Để tìm các website tốt nhất giúp bạn tìm ra các vị trí công việc đang tuyển dụng từ Internet, thì dưới đây là những tiêu chí quan trọng nhất cần kiểm tra khi chọn các website tốt nhất:

  • Tính dễ sử dụng, 
  • Chi phí thấp hoặc miễn phí cho ứng viên, 
  • Các tính năng nâng cao, 
  • Lượt người sử dụng, các đánh giá từ người sử dụng
  • Danh tiếng và thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm phổ biến như Google.

Tính đến hiện tại có rất nhiều Website tìm kiếm việc làm, dưới đây là những gợi ý phổ biến nhất được thống kê từ trang Base.vn tháng 10/2020:

Các Website tìm việc làm phổ biến

Website URL Số lượt truy cập/ tháng Đối tượng phù hợp Cho phép đăng tin miễn phí
Indeed https://vn.indeed.com  3,45 triệu Người có nhu cầu làm việc ở nước ngoài, người nước ngoài
Vietnamwork http://www.vietnamworks.com 3,1 triệu Người tìm việc đã có kinh nghiệm, chuyên nghiệp, người nước ngoài Không
Careerbuilder http://careerbuilder.vn 2,7 triệu Người có kinh nghiệm làm việc Không
Timviec365 https://timviec365.vn 2,5 triệu Đa dạng đối tượng
Timviecnhanh http://www.timviecnhanh.com 2.2 triệu Đa dạng đối tượng
Jobstreet http://jobstreet.vn 2.1 triệu Đa dạng đối tượng Không
TopCV https://topcv.vn 2 triệu Sinh viên mới ra trường
123Job https://123job.vn 1.8 triệu Sinh viên mới ra trường
Vieclam24h https://vieclam24h.vn 1.3 triệu Đa dạng đối tượng
Ybox.vn https://ybox.vn 1.3 triệu Sinh viên tìm vị trí thực tập, việc làm part-time
Careerlink https://www.careerlink.vn 1.27 triệu Đa dạng đối tượng
Jobsgo https://jobsgo.vn 1 triệu Đa dạng đối tượng
Mywork https://mywork.com.vn 770 nghìn Đa dạng đối tượng Không
Topdev https://topdev.vn 704 nghìn Việc làm ngành IT Không
ITViec https://itviec.com 620 nghìn Việc làm ngành IT Không

 

 

Đảm bảo các công ty có thể tìm thấy bạn

Đảm bảo các công ty có thể tìm thấy bạn
Đảm bảo các công ty có thể tìm thấy bạn

Khi tiến hành tìm kiếm việc làm, bạn cần làm cho nhà tuyển dụng cũng dễ dàng tìm thấy bạn trên online

Ngoài việc các nhà tuyển dụng nhận CV từ các ứng viên, họ cũng có thể chủ động đi tìm các ứng viên khác. Đồng thời với những CV mà nhà tuyển dụng nhận được từ các ứng viên, thì họ cũng mong muốn có thêm nhiều hơn thông tin về các ứng viên này trên các kênh khác nhau

Một mặt khác nếu bạn đảm bảo các công ty có thể tìm thấy mình trên các kênh khác và tận dụng nó thì đó cũng là lợi thế để tăng khả năng cho một cuộc hẹn phỏng vấn.

Các thông tin trên CV của bạn ở các trang tìm việc luôn được làm mới

Khi bạn muốn nhà tuyển dụng tìm thấy mình, điều quan trọng là CV bạn đăng có thông tin cụ thể liên quan đến chứng chỉ và bằng cấp của bạn. Điều quan trọng là các thông tin này được cập nhật thường xuyên không chỉ trên các trang tìm việc mà các kênh mạng xã hội khác của bạn.

CV của bạn nên có:

  • Keywords. Nếu bạn không chắc nên bao gồm những gì, hãy sử dụng công cụ tìm kiếm việc làm như Indeed.com để tìm kiếm công việc phù hợp với trình độ của bạn. Khi bạn tìm ra một số thuật ngữ phù hợp, hãy sử dụng chúng trong CV của bạn. Bằng cách đó, bạn sẽ được tìm thấy bởi các nhà tuyển dụng đang tìm kiếm các ứng viên có trình độ tương ứng.
  • Chức danh công việc. Nhà tuyển dụng thường quan tâm đến các ứng viên có kinh nghiệm cụ thể và sẽ tìm kiếm người đó, bạn cần ghi rõ chuyên môn kèm theo mức độ thành thạo, ví dụ như Fresher IT Helpdesk, Senior Full-stack Developer, hay Project Manager,...
  • Bằng cấp, chứng chỉ. Hãy cụ thể và chi tiết về các bằng cấp, bao gồm tên của bằng cấp, thứ hạng cấp độ bằng cấp (nếu có), nơi (tổ chức) cấp bằng và thời gian cấp.
  • Kỹ năng. CV của bạn nên chứa các kỹ năng phù hợp với công việc mà bạn đang theo đuổi và muốn ứng tuyển cho vị trí tiếp theo của mình.
  • Sử dụng cùng một ảnh avatar trên tất cả các trang và blog của bạn. Ví dụ, nếu bạn đang sử dụng LinkedIn và Facebook hãy cài đặt cùng một avatar. Hiệu ứng hình ảnh sẽ giúp độ nhận diện và ghi nhớ bạn bởi các nhà tuyển dụng tiềm năng và những người kết nối với bạn.
  • Danh sách các công ty. Liệt kê các tổ chức, doanh nghiệp mà bạn đã từng tham gia, làm chính thức hoặc không chính thức, điều quan trọng là có liên quan đến công việc bạn đang theo đuổi.

Xây dựng Profile của bạn

Xây dựng profile của bạn trên các tài khoản mạng xã hội
Xây dựng profile của bạn trên các tài khoản mạng xã hội

Các kênh và nền tảng xã hội khác mà bạn tham gia là một nguồn cung cấp ứng viên thụ động quan trọng cho nhà tuyển dụng. Tạo Profile của bạn cẩn thận giống như CV. Bao gồm kinh nghiệm cũng như trình độ học vấn của bạn nếu có các mục cho nội dung này trên các trang đó. Ngoài ra, hãy bao gồm tư cách thành viên trong các group và cộng động chuyên môn mà bạn đang theo đuổi. 

  • Nhóm cựu sinh viên đại học: Sinh viên tốt nghiệp đại học nên giữ các mối quan hệ giá trị ở trường cũ của bạn. Nhiều trường Đại học có data cựu sinh viên được thiết kế đặc biệt cho mục đích kết nối và hỗ trợ lẫn nhau. Có thể trong số các cựu sinh viên này chính là những nhà tuyển dụng đang tìm ứng viên hoặc là người sẽ giới thiệu bạn với công ty họ đang làm việc, vì vậy hãy tận dụng nguồn thông tin từ nhóm này và hoạt động trong nhóm đều đặn.
  • Nhóm các đồng nghiệp cũ và hiện tại: Đây là nguồn giao lưu khá năng động và luôn có nhiều thông tin để bạn thu thập cũng đồng thời chia sẻ các thông tin của mình. Các đồng nghiệp cũ và thậm chí các đồng nghiệp hiện tại sẽ có thể hỗ trợ bạn thực hiện các kế hoạch nghề nghiệp trong tương lai.
  • Nhóm nghề nghiệp chuyên môn: Bạn có thể dễ dàng giao lưu với những người đang hoạt động cùng lĩnh vực của mình, ngoài khả năng học hỏi những kiến thức chuyên ngành bạn có thể thể hiện mình qua các bài bạn chia sẻ từ đó tăng mật độ xuất hiện của mình trên môi trường chuyên môn, đảm bảo nhà tuyển dụng thấy bạn đang hoạt động trong lĩnh vực này và bạn thực sự quan tâm. Giống với 2 nguồn trên thì đây có thể là nơi đưa bạn đến với cơ hội nghề nghiệp tiếp theo.

Giữ thông tin các thông tin mang tính cá nhân của bạn ở chế độ riêng tư

Có những dòng thông tin mà bạn chia sẻ trên các mạng xã hội, đặc biệt là Facebook và LinkedIn cần được đặt ở chế độ riêng tư.

Vì thứ nhất các thông tin này không phục vụ cho mục đích công việc và hành trình tìm việc của bạn, thứ hai nếu những thông tin đó quá cá nhân và mang yếu tố nhạy cảm sẽ ảnh hưởng đến ấn tượng của nhà tuyển dụng về bạn khi tìm thấy các thông tin này.

Viết blog

Một trang blog được viết tốt và tập trung vào lĩnh vực chuyên môn của bạn là điểm cộng cho việc xây dựng tên tuổi của bạn và nâng giá trị của bạn trong mắt nhà tuyển dụng.
Viết blog: Một blog được viết tốt tập trung vào lĩnh vực chuyên môn của bạn là một bổ sung tốt khác cho gói xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp của bạn.

Tiếp cận website và các kênh khác của công ty

Một số công ty đang tuyển dụng đang cắt giảm việc chi phí cho việc tuyển dụng trên các trang tìm việc làm, vì vậy hãy nhớ kiểm tra trên các website của công ty mà bạn quan tâm để biết các vị trí công việc đang được tuyển dụng chính xác. Bạn có thể vào ứng tuyển ngay trên mục “Career” trên website của họ. Khi ứng tuyển bạn cần kiểm tra lại CV và các file kèm theo để giới thiệu mình một cách sinh động nhất cho công ty.

Các công ty không chỉ có mỗi website, họ có thể hoạt động trên nhiều kênh khác, bạn cũng cần tương tác và tiếp cận họ thông qua các trang này, việc đơn giản đầu tiên là click “Follow”.

Có thể bạn quan tâm: Bí quyết & Kinh nghiệm tìm việc trên Linkedin hiệu quả

Tận dụng các nguồn offline để tìm việc

Ngoài hoạt động ngồi trước chiếc máy tính để tìm kiếm việc làm bạn có thể thực hiện thêm các hoạt động khác để đến được với các cơ hội việc làm như:

  • Tham gia các hội thảo, ngày hội việc làm: cơ hội gặp gỡ trực tiếp với nhiều doanh nghiệp để bạn biết thêm về các cơ hội việc làm và bạn biết thêm về bạn.
  • Các ngày hội chuyên môn, chuyên ngành: Không riêng gì các hội thảo việc làm mới là cơ hội để bạn tiếp cận việc làm mà các hội thảo hội nghị của riêng ngành, riêng công ty tổ chức public cũng là một cơ hội hữu ích dành cho bạn. Ví dụ, nếu bạn đang theo đuổi ngành IT thì sẽ tham gia các ngày hội công nghệ, hội thảo kỹ thuật. Rất nhiều chương trình miễn phí để bạn lựa chọn.
  • Lời giới thiệu từ những người thân thiết, bạn bè: Một lựa chọn đáng tin cậy và khá bất ngờ, bạn cần chia sẻ nhiều hơn để họ biết rằng bạn đang cần tìm một công việc thế nào.

Nên chọn bao nhiêu công ty để ứng tuyển?

Có nhiều sự lựa chọn là tốt nhưng việc giới hạn các công ty bạn ứng tuyển cũng rất cần thiết. Đặc biệt nếu công việc của bạn đòi hỏi trình độ học vấn cao và cả chuyên môn cụ thể thì bạn không thể rải CV của mình ở mọi nơi rồi. Cá nhân bạn cũng cần xem xét và tìm hiểu xem công ty mình chọn ứng tuyển có những đặc điểm, môi trường làm việc như thế nào có phù hợp với định hướng phát triển và giá trị của bạn không! 

Hơn thế nữa công sức của bạn là có hạn trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu ứng tuyển quá nhiều công ty sẽ làm bạn bị phân tán nỗ lực để theo dõi và sắp xếp lịch trình, khiến khâu chuẩn bị không còn được kỹ lưỡng, làm giảm chất lượng ứng tuyển và phỏng vấn.

Kết luận

Khi bạn đã tiếp cận được với các vị trí công việc và môi trường làm việc mong muốn với chiến lược tìm kiếm việc làm hiệu quả của chúng tôi, bạn đã sẵn sàng để bước vào giai đoạn chuẩn bị và tạo CV của riêng bạn chưa. Đón xem bài viết Cách tạo mẫu CV xin việc đơn giản nhưng hiệu quả nhé!


Tin tức liên quan

Những kỹ năng bạn cần học hỏi trong Blockchain Developer Roadmap

News|2024-08-13
Blockchain đang thực sự vươn mình trở thành lĩnh vực trọng điểm của công nghệ hiện đại. Đương nhiên, với vị thế ngày càng cao của ngành thì Blockchain Developer cũng là một ngành nghề cực hot. Nếu bạn có đủ kỹ năng thì mức lương thưởng khi lập trình Blockchain sẽ là rất cao.

Thực trạng nghề Tester tại Việt Nam ở hiện tại và tương lai

News|2024-07-13
Tester là một công việc được đánh giá có tiềm năng cực lớn trong tương lai. Vậy, thực tế nghề Tester đang có vị thế như thế nào ở hiện tại? Trong tương lai, liệu ngành này có thể bứt phá nhiều hơn? Thông tin sau đây sẽ giúp bạn có định hướng rõ ràng nhất khi làm Tester.

Quản trị hệ thống là gì? Những kỹ năng quan trọng nhất của một System Admin

News|2024-07-13
Quản trị hệ thống là gì? Làm sao để phát triển tốt trong lĩnh vực system admin? Ngành quản trị hệ thống cần những kỹ năng gì? Hãy tham khảo thông tin chia sẻ sau đây và bạn sẽ tìm được hướng đi phù hợp nhất cho bản thân.

Hướng dẫn chọn nghề theo tính cách của bạn

News|2023-11-03
Lựa chọn nghề nghiệp là một việc cực kỳ quan trọng, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai chúng ta. Có rất nhiều yếu tố nên cân nhắc khi chọn nghề. Trong đó tính cách là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Nếu biết cách chọn nghề phù hợp với tính cách thì khả năng thành công sẽ là rất cao.

Top 20 Kỹ năng mềm trong ngành IT - cần thiết nhất

News|2023-10-28
Kỹ năng mềm trong ngành IT là rất quan trọng. Chúng sẽ giúp lập trình viên phát triển bản thân và tạo mối quan hệ với đồng nghiệp, khách hàng tốt hơn. 20 kỹ năng mềm sau đây sẽ là cần thiết nhất dành cho bạn.

Hard skills và soft skills là gì? Tầm quan trọng trong ngành IT

News|2023-10-27
Hard Skills và Soft Skills đều là 2 yếu tố cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực IT. Nhiều nhà tuyển dụng cho rằng ứng viên sở hữu cả 2 kỹ năng này chính là nhân tài mà mọi doanh nghiệp đều muốn có.