Fresher/Junior là gì? Làm sao để thăng tiến lên Senior

Fresher/Junior hay Senior và Junior là những thuật ngữ phổ biến nhất dùng để miêu tả cho các vị trí cấp bậc dựa trên mức độ kinh nghiệm của nhân viên. Hãy cùng mình tìm hiểu chi tiết Fresher/Junior là gì? Vị trí và trách nhiệm của nó ra sao? Đặc biệt là những kỹ năng cần thiết để thăng tiến lên một Senior nhé!

Fresher/Junior là gì? Vị trí, trách nhiệm và kỹ năng để thăng tiến lên Senior
Fresher/Junior là gì? Vị trí, trách nhiệm và kỹ năng để thăng tiến lên Senior

Fresher là gì?

Fresher là một thuật ngữ tiếng anh, trong tiếng việt sử dụng để miêu tả những bạn sinh viên vừa mới ra trường chưa từng làm việc và có kinh nghiệm làm việc thực tế. Họ được đào tạo bài bản và được trang bị đầy đủ kiến thức thông qua trường học, tuy nhiên thiếu kinh nghiệm thực tế, chưa ứng dụng kiến thức từ trường học vào thực tiễn bao giờ. 

Fresher là những người mới toanh, sau khi ra trường và vào làm việc tại công ty đầu tiên, bạn sẽ được gọi là các Fresher này.

Vị trí

Đối với những Fresher, thông thường họ chưa có các kỹ năng thao tác hay giải quyết công việc tốt. Nhưng bù lại học năm được những kiến thức cơ bản chắc chắn và khi được giao việc họ vẫn có thể vận dụng những kiến thức đó vào trong thực tế. 

Vì vậy mà những vị trí của Fresher trong các doanh nghiệp có thể là những vị trí không yêu cầu kinh nghiệm hoặc vị trí hỗ trợ công việc cho những người cũ nhằm giảm tải những công việc đơn giản cho họ tập chung vào giải quyết những việc quan trọng hơn. Có thể gọi vị trí của họ là “học việc” bởi trong giai đoạn này họ sẽ được hướng dẫn, đào tạo cách thức làm việc để có thể gánh các công việc quan trọng hơn trong công ty.

Vị trí Fresher thường kéo dài khoảng 3 đến 6 tháng hoặc hơn. Cách gọi Fresher cũng chỉ phổ biến trong giao tiếp chứ ít khi được coi là một vị trí chính thức trong nhiều doanh nghiệp.

Có thể nói vị trí Fresher là
Có thể nói vị trí Fresher là "học việc"

Trách nhiệm

Đối với trách nhiệm công việc, Fresher là những cá nhân chịu trách nhiệm cao hơn vị trí Internship (thực tập sinh) nhưng cũng không nhiều. Do Fresher chủ yếu nhận các công việc lặt vặt ít quan trọng như: nghiên cứu tìm hiểu công cụ, hỗ trợ công việc mà sếp đã giao và có trách nhiệm cho kết quả của công việc đó.

Có thể nói, Fresher là vị trí đã nhận mức lương cứng của công ty đề ra có nghĩa là phải chịu trách nhiệm nhất định cho những kết quả mà mình đem lại trong quá trình làm việc.

Junior là gì? 

Junior là gì? Junior có nghĩa là những cá nhân đã có chút ít “thâm niên trong nghề”. Họ có đủ chuyên môn, kinh nghiệm và khả năng làm việc thành thạo trong công việc. Đối với những dự án nhỏ, không yêu cầu phức tạp thì Junior có thể đảm nhiệm công việc thành thạo, tuy nhiên với những dự án cần sự yêu cầu cao thì họ vẫn cần sự giúp đỡ và hướng dẫn của những Senior.

Ví dụ: Một Junior Developer là những người chưa có nhiều kiến thức về công nghệ hay chỉ biết cơ bản chứ chưa áp dụng vào thực tế. Họ chỉ cần viết code theo yêu cầu đề code có thể chạy được, còn khi yêu cầu cao hơn thì Junior cần sự giúp đỡ và hướng dẫn từ Senior từ các cấu trúc dự án và những đoạn code hoàn thiện.

Vị trí

Vị trí Junior là gì? Những vị trí Junior hiện nay vô cùng phổ biến, tùy thuộc vào ngành nghề mà có những chế độ mức lương khác nhau. Thông thường từ 5-9 triệu/ tháng. Chẳng hạn như:

  • Đối với Junior Developer thì thường chưa có quá nhiều kinh nghiệm làm việc, chưa biết nhiều về công nghệ thông tin, ở vị trí Junior họ chỉ cần biết viết code và đảm bảo code có thể chạy được là có thể ứng tuyển vị trí Junior Developer. 
  • Đối với Junior Designer được hiểu là vị trí thấp nhất đối với những ứng viên làm lĩnh vực thiết kế. Với vị trí này, họ sẽ làm việc trực tiếp với Senior để giúp hoàn thiện ra một tác phẩm hoàn chỉnh. Trong những năm đầu sẽ thực hiện những dự án nhỏ để quen dần công việc, sau đó sẽ triển khai những dự án lớn hơn.

Trách nhiệm

Đối với trách nhiệm công việc của Junior thì hoàn toàn khác so với Fresher. Một số ngành có thể giống và một số ngành có thể có sự khác biệt giữa hai vị trí này, giống như vị trí Junior Designer là mức vị trí thấp nhất xong đến Senior, vì thế mà mức độ chịu trách nhiệm cũng hoàn toàn khác nhau. Nói một cách dễ hiểu hơn, thì mức độ chịu trách nhiệm của Junior gắn liền với kết quả mà công việc đề ra.

Senior là gì? 

Senior là một trong những thuật ngữ sử dụng để chỉ những người có kiến thức sâu rộng, kinh nghiệm và chuyên môn sâu trong một lĩnh vực nào đó. Thông thường, những người có 4-5 năm kinh nghiệm làm việc thường được gọi là đàn anh, họ có khả năng làm việc độc lập và sẵn sàng tìm cách vượt qua khó khăn trong công việc. Ngoài kinh nghiệm làm việc phong phú, Senior còn được phân cấp theo năng lực, từng người.

Kỹ năng cần thiết để thăng tiến lên Senior

  • Kỹ năng chuyên môn

Kỹ năng chuyên môn là một trong những kỹ năng nhằm phản ánh sự hiểu biết về kiến thức và nền tảng cần thiết trước khi bạn bước vào giai đoạn phát triển năng lực. Vấn đề là bạn cần đầu tư vào kiến thức chuyên môn nhất định thay vì truyền bá kiến thức của mình để đảm bảo có thể áp dụng vào thực tế.

Nếu bạn muốn thành công, bạn cần phải biết điểm mạnh của mình là gì và sử dụng chúng làm lợi thế của bạn. Đồng thời, tự nhìn nhận và chủ động tạo cơ hội để kỹ năng đó được nâng cao. Ngoài kỹ năng chuyên môn, các kỹ năng khác như viết CV bằng tiếng Anh, xây dựng mối quan hệ công việc, ... cũng khá quan trọng trong công việc.

Đồng thời, một CV tốt giúp cho các nhà tuyển dụng có cái nhìn tổng quan về trình độ chuyên môn và các kỹ năng làm việc của bạn. Trong trường hợp bạn ứng tuyển vào các vị trí khác như Freelancer hoặc Senior Developer, bạn sẽ đạt được hiệu quả ứng tuyển cao hơn.

  • Teamwork

Bên cạnh khả năng có thể làm việc độc lập, Senior sẽ phải làm việc với rất nhiều đối tác. Vì vậy phong cách hợp tác của một cấp cao cũng có ý nghĩa đối với sự phát triển của một nhóm. Bản thân mỗi Senior phải biết cách kiểm soát cái tôi của bản thân, sẵn sàng giúp đỡ các thành viên trong nhóm nếu nhiệm vụ khó khăn.

Senior cần phải có kỹ năng làm việc nhóm - teamwork tốt
Senior cần phải có kỹ năng làm việc nhóm - teamwork tốt

Kỹ năng làm việc với khách hàng

Khách hàng là những người không thể đoán trước. Bạn phải chuẩn bị những tình huống có thể xảy ra khi làm việc với họ. Các phân đoạn nói lên một công việc kỹ thuật rất quan trọng đối với khách hàng. Người có thâm niên phải là người biết lắng nghe, từ đó đưa ra những lời khuyên phù hợp nhất cho khách hàng!

Nâng cao kỹ năng giao tiếp

Nếu bạn là một Senior, bạn phải nâng cao kỹ năng giao tiếp thật nhiều, hình thức giao tiếp nâng cao là một kỹ năng bán hàng và đàm phán. Nó không chỉ yêu cầu bạn có một kỹ năng giao tiếp tốt mà bạn phải thực sự làm chủ cuộc trò chuyện. Từ đó giúp bạn đạt được những thành công nhất định không chỉ trong công việc mà còn trong cuộc sống.

Ngoài việc sở hữu khả năng giao tiếp tốt, bạn còn phải được trang bị khả năng nhận thức, tư duy tình cảm,… để kiểm soát cuộc đàm phán của mình. Những kỹ năng này giúp bạn tiếp xúc nhiều hơn với thực tế. Do khủng hoảng phát sinh nên các rủi ro tồn đọng sẽ được Cấp trên nắm bắt và giải quyết.

Kết luận

Qua bài viết này, mình vừa chia sẻ đến cho các bạn khái niệm về Fresher/Junior là gì?  cũng như vị trí, trách nhiệm và những kỹ năng cần thiết để thăng tiến lên Senior. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ từng vị trí và có được những kế hoạch cho tương lai. Nếu bạn thấy bài viết này hay và bổ ích thì đừng quên chia sẻ nó với mọi người nhé!


Tin tức liên quan

Những kỹ năng bạn cần học hỏi trong Blockchain Developer Roadmap

News|2024-08-13
Blockchain đang thực sự vươn mình trở thành lĩnh vực trọng điểm của công nghệ hiện đại. Đương nhiên, với vị thế ngày càng cao của ngành thì Blockchain Developer cũng là một ngành nghề cực hot. Nếu bạn có đủ kỹ năng thì mức lương thưởng khi lập trình Blockchain sẽ là rất cao.

Thực trạng nghề Tester tại Việt Nam ở hiện tại và tương lai

News|2024-07-13
Tester là một công việc được đánh giá có tiềm năng cực lớn trong tương lai. Vậy, thực tế nghề Tester đang có vị thế như thế nào ở hiện tại? Trong tương lai, liệu ngành này có thể bứt phá nhiều hơn? Thông tin sau đây sẽ giúp bạn có định hướng rõ ràng nhất khi làm Tester.

Quản trị hệ thống là gì? Những kỹ năng quan trọng nhất của một System Admin

News|2024-07-13
Quản trị hệ thống là gì? Làm sao để phát triển tốt trong lĩnh vực system admin? Ngành quản trị hệ thống cần những kỹ năng gì? Hãy tham khảo thông tin chia sẻ sau đây và bạn sẽ tìm được hướng đi phù hợp nhất cho bản thân.

Hướng dẫn chọn nghề theo tính cách của bạn

News|2023-11-03
Lựa chọn nghề nghiệp là một việc cực kỳ quan trọng, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai chúng ta. Có rất nhiều yếu tố nên cân nhắc khi chọn nghề. Trong đó tính cách là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Nếu biết cách chọn nghề phù hợp với tính cách thì khả năng thành công sẽ là rất cao.

Top 20 Kỹ năng mềm trong ngành IT - cần thiết nhất

News|2023-10-28
Kỹ năng mềm trong ngành IT là rất quan trọng. Chúng sẽ giúp lập trình viên phát triển bản thân và tạo mối quan hệ với đồng nghiệp, khách hàng tốt hơn. 20 kỹ năng mềm sau đây sẽ là cần thiết nhất dành cho bạn.

Hard skills và soft skills là gì? Tầm quan trọng trong ngành IT

News|2023-10-27
Hard Skills và Soft Skills đều là 2 yếu tố cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực IT. Nhiều nhà tuyển dụng cho rằng ứng viên sở hữu cả 2 kỹ năng này chính là nhân tài mà mọi doanh nghiệp đều muốn có.