Nhu cầu tuyển dụng và tìm kiếm nhân tài thay đổi, số lượng người có kỹ năng cao thất nghiệp gia tăng là những yếu tố góp phần tăng trưởng cho nghề Headhunter. Thế nên có rất nhiều bạn trẻ sau khi ra trường đã muốn trở thành một phần trong ngành Headhunter. Nhưng có nhiều bạn vẫn còn chưa hiểu rõ Headhunter là gì, kỹ năng cần thiết của Headhunter là gì, làm sao để trở thành Headhunter giỏi và thành công?
Dưới vai trò là nhà cung cấp dịch vụ tuyển dụng và quản lý đội ngũ Headhunter, GrowUpWork xin chia sẻ một vài kinh nghiệm và thông tin về nghề này gửi tới các bạn để có thể hiểu rõ và chuẩn bị tốt sẵn sàng trở thành một "thợ săn đầu người" chuyên nghiệp nhé.
Headhunter là gì? Theo thuật ngữ tiếng Anh khi dịch ra có nghĩa là thợ săn đầu người. Headhunter là những chuyên gia chuyên tìm kiếm nhân sự tài năng, thợ săn chất xám cho các công ty hoặc trung tâm tuyển dụng. Cụ thể hơn, họ là những người làm công việc tìm kiếm, giới thiệu nhân sự cấp cao trong thị trường.
Đối tượng sử dụng Headhunter thường là:
Nói cách khác bản chất của Headhunter là người tuyển dụng thuê cho các doanh nghiệp. Bởi những vị trí cần sử dụng đến thợ săn đầu người chuyên nghiệp đều là những vị trí khó tuyển hoặc yêu cầu cao, cần gấp với nhiều yêu cầu khắt khe. Nếu thông qua các kênh tuyển dụng phổ thông như đăng báo, đăng tin tuyển dụng nhiều khi sẽ rất khó tiếp cận và không đảm bảo tìm kiếm được người họ cần.
Thế nên, kỹ năng của Headhunter và mạng lưới dữ liệu người tài họ nắm trong tay là vô cùng giá trị. Headhunter chính là những người cung cấp dịch vụ Headhunt.
Dịch vụ Headhunt là gì, được hiểu thế nào? Nó có thể hiểu là dịch vụ nhằm hỗ trợ tìm kiếm các ứng viên phù hợp cho nhà tuyển dụng. Dịch vụ này “cao cấp” hơn các dịch vụ giới thiệu việc làm phổ thông khi họ chỉ cung cấp kênh kết nối và tìm kiếm ứng viên hoặc nhà tuyển dụng mà thôi, việc tiếp xúc, phỏng vấn, sàng lọc hồ sơ hoàn toàn do hai phía tự làm việc. Một số đặc trưng của dịch vụ Headhunt bao gồm:
Như vậy dịch vụ Headhunt chính là dịch vụ tuyển dụng cấp cao, đôi khi là dịch vụ tuyển dụng A-Z. Một số trung tâm việc làm hoặc ứng dụng việc làm có cung cấp dịch vụ này, nhưng đa số người cung cấp dịch vụ Headhunter là những freelancer làm việc tự do.
Như đã nói, dịch vụ Headhunt là dịch vụ nhằm hỗ trợ các ứng viên và nhà tuyển dụng gần nhau hơn. Vậy công việc của một headhunter là gì? Thực ra, mỗi một thợ săn đầu người chuyên nghiệp đều có những cách làm việc đề phù hợp với kỹ năng của Headhunter riêng mình. Nhưng tất cả đều có chung công việc như sau:
Bạn thấy đấy, dịch vụ Headhunt là dịch vụ không dễ thực hiện chút nào. Nó yêu cầu các ứng viên phải có trình độ, kỹ năng, tư duy, kinh nghiệm cho riêng mình. Thế nên có nhiều người thắc mức lương của một Headhunter là gì, có xứng đáng với công sức bỏ ra không?
Theo bài viết báo cáo mức lương của Headhunter, TopCV cho hay:
Đó là mức lương chưa kể tới tiền thưởng doanh số sẽ nhận được sau mỗi lần dịch vụ Headhunt thành công. Thông thường, mức doanh số các headhunter nhận được là vào khoảng 10-20%. Đó là của nhà tuyển dụng, còn công ty nhà là bao nhiêu? Với các công ty tại Việt Nam, con số này có thể lên tới 15-20% lương ứng viên/năm nữa đó. Đặc biệt đối với các công ty nổi tiếng, con số này còn tăng lên đến 20-30%.
Để trở thành Headhunter giỏi, một thợ săn đầu người chuyên nghiệp, việc am hiểu đa lĩnh vực, đa ngành nghề là vô cũng cần thiết. Bởi công việc của một Headhunter không giống như những ngành nghề khác chuyên về một lĩnh vực, nghề nào đấy. Bạn phải tuyển dụng đa dạng các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau theo yêu cầu của doanh nghiệp.
Thế nên bạn phải trau dồi rất nhiều kỹ năng của headhunter về đa kiến thức chuyên sâu các ưu điểm và cả những khó khăn của lĩnh vực, ngành nghề. Một khi bạn đã am hiểu đa lĩnh vực trong nghề headhunter là gì thì sẽ bổ trợ và giúp đỡ rất nhiều trong công việc.
Cụ thể, bạn có thể sàng lọc ứng viên, giao tiếp và tuyển dụng ứng viên dễ dàng hơn. Chính bởi lẽ đó, nếu muốn trở thành một thợ săn đầu người chuyên nghiệp thì những chuyên viên Headhunter phải luôn trau dồi tri thức của bản thân ở mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề, tránh gặp tình trạng “múa rìu qua mắt thợ”.
Một kỹ năng của Headhunter cần có là trang bị hiểu biết sâu rộng về thị trường. Khác với các ngành nghề khác, Headhunter thường không bao giờ đi thị trường, cũng cực ít tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Nhưng trong vấn đề giao tiếp, “thợ săn” mà không hiểu vấn đề thị trường sẽ bị tụt hậu với chủ doanh nghiệp thuê dịch vụ Headhunt hay ứng viên.
Công việc của Headhunter thông thường sẽ phải liên lạc với rất nhiều ứng viên khác nhau và mỗi ứng viên đều phải có những cách tư vấn, thuyết phục khác nhau. Headhunter làm việc với vai trò trung gian là chính. Họ vừa làm công tác tuyển dụng, vừa cung cấp dịch vụ Headhunt cho các doanh nghiệp có nhu cầu.
Do đó, trong một đơn hàng, các Headhunter sẽ giao tiếp tối thiểu ít nhất 2 đối tượng: ứng viên và chủ doanh nghiệp (tìm ứng viên). Thế nên không giỏi kết nối và giao tiếp là không thể làm việc được.
Kỹ năng của Headhunter trong giao tiếp nên đáp ứng yêu cầu sau:
Giao tiếp qua điện thoại, không phải trực tiếp đối diện với ứng viên là một lợi thế lớn đối với các Headhunter. Vì vậy cũng làm cho họ trở nên hoạt ngôn hơn. Bên cạnh đó có không ít trường hợp các “thợ săn” còn bị ứng viên từ chối tư vấn hay “thô lỗ” hơn nữa là dập máy luôn, ngay cả những thợ săn đầu người chuyên nghiệp cũng gặp vấn đề này. Đó là quyền của họ thôi chứ bạn cũng đừng cảm thấy tự ái hay khó chịu vì không được tôn trọng.
Thật ra bản thân bạn nếu là một ứng viên nếu gặp phải cuộc gọi không phù hợp có thể có khả năng bạn sẽ làm như vậy. Điều quan trọng ở đây là lấy đó làm bài học để rút kinh nghiệm cho những lần tư vấn sau. Đúng như câu nói “Thất bại là mẹ của thành công”.
Bạn biết đấy, trên thị trường hiện nay, có rất nhiều những ứng viên “ẩn mình” với những tài năng vượt bậc không xuất hiện trên cơ sở dữ liệu. Lúc này, các headhunter tất nhiên phải sử dụng đến các mối quan hệ của mình rồi.
Vậy mối quan hệ của headhunter là gì? Bạn nên tận dụng các mối quan hệ khi thời cấp 3, đại học, hay các đồng nghiệp cũ. Ví dụ bạn có một người bạn đang làm trưởng phòng tài chính thì sẽ giúp bạn có nhiều ứng viên hơn thông qua mối quan hệ của họ. Hay thậm chí những người bạn ấy, những đồng nghiệp cũ ấy biết đâu lại là một trong những ứng viên bạn cần tìm thì sao.
Một kỹ năng của Headhunter khó nhất là kỹ năng tâm lý thuyết phục. Cho dù bạn là một thợ săn đầu người chuyên nghiệp thì nhiều khi bạn vẫn thất bại khi áp dụng tâm lý thuyết phục.
Khi bạn đưa ra một list các ứng viên cho khách hàng của bạn thì tất nhiên bạn phải đưa ra những lý lẽ thuyết phục họ là ứng viên tiềm năng rồi đúng không. Muốn trở thành một thợ săn đầu người chuyên nghiệp thì bạn cần phải nắm bắt tâm lý của đối phương.
Thực tế, không phải lúc nào kiến thức của bạn cũng hoàn toàn đúng hết được, bạn có thể sửa sai nhưng không có kỹ năng lại thành khó. Nếu đạt được kỹ năng tâm ký thì cuộc giao tiếp sẽ thoải mái hơn, hiệu quả hơn. Chỉ như vậy, bạn mới hiểu ứng viên hay nhà tuyển dụng cần gì, e ngại gì, khó khăn gì,... để hỗ trợ tốt nhất.
Ngoài ra, những nhà tuyển dụng sử dụng dịch vụ Headhunt thường đều rất thích những “thợ săn” có khả năng này. Một khi bạn được “thích” thì tất nhiên lượng đơn hàng chào đón bạn sẽ tăng lên, đồng nghĩa với việc bạn sẽ kiếm được nhiều tiền đúng không!
Sự hỗ trợ từ ứng dụng công nghệ luôn là bước tiến hàng đầu của tất cả ngành nghề. Vậy việc ứng dụng công nghệ vào nghề headhunter là gì? Một doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ Headhunt sẽ không thể có thời gian chờ bạn quá lâu được rồi. Nếu bạn không có khả năng làm việc này trong giới hạn của họ thì đơn hàng này sẽ mau chóng thuộc về Headhunter khác. Nếu có thể bạn nên dành một chút khoản phí để đầu tư một list danh sách hồ sơ ứng viên trong các trang tuyển dụng chính thống trên Internet.
Qua bài viết chắc hẳn bạn đã hiểu được Headhunter là gì, làm sao để trở thành một Headhunter giỏi rồi nhỉ! Một thợ săn đầu người nói chung đều phải đối mặt với các vấn đề đạo đức nghề nghiệp, giữ thông tin khách hàng. Là một thợ săn đầu người chuyên nghiệp bạn nên có những kỹ năng của headhunter riêng cho mình để thành công nhé!
Hướng dẫn chọn nghề theo tính cách của bạn