P.O.C là gì? Ứng dụng của P.O.C trong các lĩnh vực

Dù trong học tập hay công việc, đứng trước giáo viên hay lãnh đạo, tin chắc rằng ai trong chúng ta cũng đã từng một lần đứng lên chứng minh phương thức, cách làm, hoạt  động… của bản thân là đúng và có cơ sở tin tưởng. Về cơ bản, đó chính là POC. Cùng Poc là gì? Mục đích sử dụng Proof of Concept trong các lĩnh vực trên thực tế tìm hiểu rõ hơn và hiểu biết thêm về ứng dụng của POC trong cuộc sống.

P.O.C là gì? Ứng dụng của P.O.C trong các lĩnh vực

1. POC là gì?

POC được viết tắt từ cụm từ Tiếng Anh Proof of Concept mang nghĩa là “bằng chứng của khái niệm”. Thuật ngữ này bắt đầu xuất hiện vào năm 1967 và được cho là có nguồn gốc từ giới Kỹ thuật do Bruce Carsten tìm ra. Ngày đó trong nghiên cứu, để chứng minh vi mạch đang hoạt động đúng như quỹ đạo mong đợi, ông đã tạo ra prototype – một nguyên mẫu để thử nghiệm nhằm chứng minh trước khi đưa vào sản xuất hàng loạt.

Về sau POC dần trở nên phổ biến bởi những giá trị mà nó đem lại cho cuộc sống và công việc của con người. Cụ thể hơn, POC được dùng để nói về những cuộc thử nghiệm hay việc thực hiện những ý tưởng, phương pháp nào đó. Nhằm mục đích chứng minh ý tưởng, phương pháp đó có tính khả thi trong thực tiễn, hoàn toàn có khả năng ứng dụng vào cuộc sống.

Năm 1969, định nghĩa về POC được bổ sung hoàn thiện thêm, POC là một quá trình của sự phát triển. Những phần chính hay còn gọi là phần cứng của ý tưởng, phương pháp, ứng dụng hay sản phẩm sẽ được thử nghiệm. Nếu thành công sẽ được phát triển dựa trên những cơ sở thực tiễn vừa chứng minh. 

Về quy mô của POC nó thường nhỏ, bình thường hoặc đôi khi không phải là một công việc hoàn thiện và có thể hoàn thành được.
Không dừng lại ở xuất phát điểm là giới kỹ thuật, ngày nay POC hầu như có mặt trong rất nhiều các lĩnh vực của cuộc sống. Ứng dụng của POC trong các lĩnh vực trên thực tế là rất nhiều. Có thể kể đến trong lĩnh vực kinh doanh, IT phát triển phần mềm và bảo mật, ngành dược hay điện ảnh...

2. Cách thực hiện POC hiệu quả

Quá trình thực hiện POC hiệu quả
Quá trình thực hiện POC hiệu quả

Từ những tìm hiểu về POC ở trên, ta thấy được đây là quá trình quan trọng nhằm chứng minh được tính khả thi và khả năng thực tiễn của sản phẩm hay  nói cách khác là những ứng dụng của POC được mọi người công nhận. Vậy làm sao để thực hiện POC hiệu quả?

Sẽ có 5 bước giúp bạn thực hiện POC một cách hiệu quả, cùng tham khảo nhé.

Bước 1: Xác định cơ hội

Trước khi thực hiện bạn cần phải cân nhắc cách thức, điểm mạnh yếu của đối thủ. Từ đó tìm ra những giải pháp tối ưu hơn. Cùng với kỹ năng và kinh nghiệm của nguồn nhân lực sẵn có làm việc với những chuyên gia đầu ngành để tìm lối phát triển phù hợp.

Bước 2: Mô tả vấn đề dữ liệu

Sau khi xác định được cơ hội, bạn cần hiểu rõ và tổng quan điểm sản phẩm. Từ đó tiến hành phân loại chúng một cách khoa học nhận thức, lập luận hoặc thị giác máy tính.

Bước 3: Xây dựng và triển khai giải pháp

Từ những dữ liệu mà bạn đã có bắt đầu xây dựng mô hình để tiến hành thử nghiệm. Từ đây có thể kiểm tra được độ chính xác ban đầu của mô hình và đưa ra những quyết định chính xác cho việc có nên tiếp tục phát triển sản phẩm hay quay lại nghiên cứu hoàn thiện.

Bước 4: Thẩm định giá trị doanh nghiệp

Sẽ có các yếu tố thẩm định được đưa ra và các kỹ sư cần thử nghiệm liên tục. Các yếu tố thẩm định có thể kể đến như: mức độ hoàn thiện, mức độ chính xác, thời điểm thử nghiệm… 

Tiếp theo là các yếu tố thẩm định để xác định được một giải pháp hiệu quả như: quy mô, độ tương thích, độ linh hoạt, kỹ thuật…

Cuối cùng là tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm như: tính thiên lệch, công bằng, hệ quả,, minh bạch và an toàn…

Bước 5: Muốn mở rộng quy mô của POC

Trong việc thực hiện POC đây là bước để mở rộng khả năng suy luận và viễn cảnh tương lai cho doanh nghiệp. Từ đây ta sẽ  có những điều chỉnh  phù hợp và tối ưu giải pháp thực hiện POC, lập kế hoạch quản lý và vận hành cho những giai đoạn tiếp theo.

Trên đây là các bước thực hiện POC cơ bản mà mỗi cá nhân hay doanh nghiệp cần nắm chắc nhằm thực hiện POC một cách hiệu quả và đem lại kết quả cao.

3.  Ưu điểm của POC

Không ngẫu nhiên mà POC lại được nhiều người sử dụng. Tìm hiểu những ưu điểm của POC để thấy rõ điều này.

  • Sớm nhận biết được những sản phẩm không khả thi, không đem lại lợi nhuận hay  lợi nhuận thấp... Giúp cá nhân và doanh tiết kiệm được  thời gian, công sức và tiền bạc. Trong những ưu điểm của POC, đây là ưu điểm tốt nhất. 
  • Có cơ sở căn cứ, điều kiện chắc chắn, tính khả thi thực tiễn để tranh luận, thuyết phục nhà đầu tư nhằm thu hút, huy động nguồn vốn đầu tư.
  • Một ưu điểm của POC mà chúng ta cần nhắc đến nữa là nhờ có POC khi đứng trước những nghi ngờ hay ý kiến trái chiều về sản phẩm, nó giúp doanh nghiệp có cơ sở dữ liệu để phản bác, dập bớt tin đồn. Và còn rất nhiều ưu điểm của POC khác...

4. Mục đích sử dụng Proof of Concept trong các lĩnh vực

Như đã nói, vượt ra khỏi xuất phát điểm là ngành Kỹ thuật, bây giờ POC có mặt trong rất nhiều các lĩnh vực trong thực tế. Ứng dụng của POC rộng rãi với nhiều mục đích khác nhau.

POC trong lĩnh vực Blockchain

POC trong lĩnh vực Blockchain

Tiếp nối những ứng dụng của POC trong lĩnh vực IT, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn ứng dụng của POC trong một nhánh con của IT chính là Blockchain. Trong lĩnh vực Blockchain, POC đã giúp ích rất nhiều trong việc xác định tính khả thi cũng như hiệu quả của việc xây dựng và vận hành hệ thống sử dụng công nghệ blockchain

Quá trình ứng dụng  POC diễn ra  bằng cách thiết lập hệ thống hợp tác giữa các công ty liên quan hay các đội nhóm, phòng ban liên quan trong công ty. Tự động hóa được quá trình kiểm tra với độ xác thực cao đồng thời có thể lưu lại được cả lịch sử quy trình thực hiện.

Nói một cách đơn giản, blockchain PoC là quá trình xác minh rằng ý tưởng có tiềm năng trong tình huống thực tế hay không. Mục đích của nó là xác định xem dự án có khả thi và sẽ hoạt động như kế hoạch hay không. Điều này có thể được triển khai dưới dạng nguyên mẫu hoặc Sản phẩm khả thi tối thiểu.

POC trong lĩnh vực Kỹ thuật

Đối với những ngành liên quan đến kỹ thuật, mỗi khi có ý tưởng, phương pháp hay sản phẩm nào mới hoặc đơn giản là bổ sung, nâng cấp cho những phiên bản cũ thì trước hết phải thử nghiệm để chứng minh được tính khả thi, khả dụng trong thực tiễn của những đối  tượng đó.

Có  làm như vậy ta mới thấy được giá trị thực tiễn của đối tượng, xem xét có xứng đáng để triển khai hay không? Bên cạnh đó, những dự án kỹ thuật thường có chi phí lớn. Việc bạn về doanh nghiệp đảm bảo được “khả năng sinh lợi” của sản phẩm sẽ được xem là một trong những ưu thế thu hút nhà đầu tư.

POC trong lĩnh vực IT

Ứng dụng của POC trong lĩnh vực IT rất nhiều, có thể có đến như phát triển phần mềm, bảo mật…

Hiện nay có vô số các doanh nghiệp, đơn vị  làm việc trong lĩnh vực IT, để sản phẩm của bạn có chỗ đứng trong thị trường cạnh tranh cao như vậy, POC là một điều rất qua trọng. Với ưu điểm của POC là khẳng định được tính khả thi, “sinh lời”, POC sẽ giúp bạn nhận định xem phần mềm đó có thể được thực hiện với mức giá hợp lý là bao nhiêu hoặc để tìm ra công nghệ thích hợp để triển khai phát triển ứng dụng. 

Trong bảo mật và mã hóa ứng dụng POC sẽ đề cập đến các luận chứng về nguyên tắc hoạt động  cho thấy một hệ thống có thể được bảo vệ hoặc bị xâm nhập như thế nào. Từ đó đưa ra các giải pháp tối ưu quá trình bảo mật.

POC trong lĩnh vực Kinh doanh

Trước khi sản phẩm đến với khách hàng. Bạn cần biết được liệu sản phẩm có thật sự hữu ích với người dùng và mức độ tiêu thụ của nó sẽ ra sao. Thực hiện POC sẽ giúp bạn biết được chính xác những điều đó. Nó giúp thiết lập khả năng tồn tại, tách biệt các vấn đề kỹ thuật từ đó tạo cơ sở đề xuất hướng phát triển tổng thể cũng như dự đoán chi tiêu ngân sách và các hình thức quy trình làm việc.

POC trong lĩnh vực Y dược

Trong lĩnh vực Y dược POC còn được gọi với những cái tên khác như Proof of Pricuctor (POP) hay Proof of Mechanism (POM). Thuốc sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người vì vậy đòi hỏi mức độ cẩn thận và chính xác tuyệt đối. Doanh nghiệp phải hiểu rõ POC thực hiện đúng, đầy đủ  và chính xác các bước quá trình trước khi sản phẩm được đưa vào sản xuất và đưa ra thị trường.

POC trong lĩnh vực Điện ảnh

Điện ảnh tạo ra những giá trị nghệ thuật phục vụ cho đời sống tinh thần của con người. 
Đặc biệt trong các bộ phim đòi hỏi nhiều cảnh quay đẹp, kỹ xảo cao bắt mắt người xem thì các đạo diễn cần phải tạo lập thử nghiệm những tính năng, hình ảnh, kỹ xảo trước. Việc tạo lập này nhằm mục đích xem những cảnh quay đó có đủ độ đẹp mắt và một yếu tố quan trọng, là kỹ xảo nhưng phải chân thật. Có như vậy mới hấp dẫn được người xem, không tạo cảm giác sượng hay giả tạo.

Ứng POC còn giúp cho các đạo diễn kiểm soát được chất lượng hình ảnh phim từ đó đem đến trải nghiệm điện ảnh tốt nhất cho khán giả. 

5. Kết luận

Hy vọng với những chia sẻ trong Poc là gì? Mục đích sử dụng Proof of Concept trong các lĩnh vực trên thực tế các bạn đã có cái nhìn toàn diện hơn về Proof of Concept, về những ưu điểm, cách thức thực hiện và ứng dụng của nó. Với những lợi ích mà POC đã,  đang và sẽ mang  lại cho mỗi cá nhân và doanh nghiệp, nếu bạn chưa sử dụng POC thì hãy bắt đầu sử dụng ngay để thấy những giá trị của POC trong cuộc sống và công việc nhé! Chúc các bạn thành công!


Tin tức liên quan

Những kỹ năng bạn cần học hỏi trong Blockchain Developer Roadmap

News|2024-08-13
Blockchain đang thực sự vươn mình trở thành lĩnh vực trọng điểm của công nghệ hiện đại. Đương nhiên, với vị thế ngày càng cao của ngành thì Blockchain Developer cũng là một ngành nghề cực hot. Nếu bạn có đủ kỹ năng thì mức lương thưởng khi lập trình Blockchain sẽ là rất cao.

Thực trạng nghề Tester tại Việt Nam ở hiện tại và tương lai

News|2024-07-13
Tester là một công việc được đánh giá có tiềm năng cực lớn trong tương lai. Vậy, thực tế nghề Tester đang có vị thế như thế nào ở hiện tại? Trong tương lai, liệu ngành này có thể bứt phá nhiều hơn? Thông tin sau đây sẽ giúp bạn có định hướng rõ ràng nhất khi làm Tester.

Quản trị hệ thống là gì? Những kỹ năng quan trọng nhất của một System Admin

News|2024-07-13
Quản trị hệ thống là gì? Làm sao để phát triển tốt trong lĩnh vực system admin? Ngành quản trị hệ thống cần những kỹ năng gì? Hãy tham khảo thông tin chia sẻ sau đây và bạn sẽ tìm được hướng đi phù hợp nhất cho bản thân.

Hướng dẫn chọn nghề theo tính cách của bạn

News|2023-11-03
Lựa chọn nghề nghiệp là một việc cực kỳ quan trọng, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai chúng ta. Có rất nhiều yếu tố nên cân nhắc khi chọn nghề. Trong đó tính cách là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Nếu biết cách chọn nghề phù hợp với tính cách thì khả năng thành công sẽ là rất cao.

Top 20 Kỹ năng mềm trong ngành IT - cần thiết nhất

News|2023-10-28
Kỹ năng mềm trong ngành IT là rất quan trọng. Chúng sẽ giúp lập trình viên phát triển bản thân và tạo mối quan hệ với đồng nghiệp, khách hàng tốt hơn. 20 kỹ năng mềm sau đây sẽ là cần thiết nhất dành cho bạn.

Hard skills và soft skills là gì? Tầm quan trọng trong ngành IT

News|2023-10-27
Hard Skills và Soft Skills đều là 2 yếu tố cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực IT. Nhiều nhà tuyển dụng cho rằng ứng viên sở hữu cả 2 kỹ năng này chính là nhân tài mà mọi doanh nghiệp đều muốn có.