Bí quyết xây dựng chiến lược Recruitment marketing thành công

Recruitment marketing chưa bao giờ quan trọng hơn thế. Các chuyên gia thu hút nhân tài trên khắp thế giới đang phải đối mặt với những thách thức thu hút nhân sự mới và giữ chân nhân sự. Điều này đặc biệt đúng đối với các nhân lực công nghệ thể làm việc từ mọi nơi trên thế giới. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu Recruitment marketing là gì và tác động như thế nào đến nỗ lực thu hút nhân sự và cách thực hiện các chiến lược Recruitment marketing thành công!

Bí quyết xây dựng chiến lực recruitment marketing thành công
Bí quyết xây dựng chiến lực recruitment marketing thành công

Recruitment marketing là gì?

Recruitment marketing là sự kết hợp của các chiến lược và công cụ được một tổ chức sử dụng để thu hút và lôi kéo các ứng viên trong giai đoạn tuyển dụng trước khi ứng tuyển. Nó nhằm mục đích thúc đẩy giá trị làm việc cho tổ chức và thiết lập văn hóa doanh nghiệp hoặc thương hiệu để thu hút ứng viên. 

Recruitment marketing tận dụng các chiến lược digital marketing như nền tảng social media, đa kênh, phân tích dữ liệu, hyper-targeted message và tự động hóa.

Tận dụng social media để là recruitment marketing
Tận dụng social media để là recruitment marketing

Tại sao Recruitment marketing lại quan trọng?

Recruitment marketing là vô cùng quan trọng trong thị trường lao động đông đúc, nơi cạnh tranh lao động gay gắt, nhưng nó cũng hữu ích trong việc tìm kiếm các ứng viên có năng lực trong mọi điều kiện kinh tế.

Người tìm việc có xu hướng tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp giống như cách người tiêu dùng mua hàng, bằng cách tìm kiếm các nguồn online và đọc review của cộng đồng, nhất là lượng lớn ứng viên thụ động không tích cực tìm kiếm một công việc mới. 

Thông tin họ tìm thấy về việc làm việc cho một công ty có thể ảnh hưởng đến quyết định ứng tuyển hoặc nhận offer (lời mời làm việc). Vai trò của Recruitment marketing là củng cố sức mạnh cho các nhà tuyển dụng bằng cách truyền tải câu chuyện thương hiệu cùng với mô tả công việc.

Các hoạt động trong Recruiment marketing

Recruitment marketing hiệu quả giúp nâng cao nhận thức về thương hiệu, đội ngũ nhân tài chất lượng hơn, tuyển dụng nhanh hơn và cải thiện trải nghiệm của ứng viên!
Minh chứng về các chiến dịch Recruitment marketing bao gồm video hoặc phỏng vấn về văn hóa nhân viên, các trang web nghề nghiệp được tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm (SEO) và quảng cáo việc làm trên mạng xã hội. Có một số nền tảng công nghệ có thể giúp các nhà quản lý nhân sự bắt đầu với Recruitment marketing.

Các thành phần của Recruitment marketing

Recruitment marketing thường là sự kết hợp của các thành phần sau:

  • Thương hiệu nhà tuyển dụng. Quá trình xác định và truyền đạt văn hóa và đề xuất giá trị của một tổ chức cho các ứng viên tiềm năng.
  • Xây dựng nội dung giá trị (Inbound recruiting). Tạo nội dung thông tin và hấp dẫn để thu hút ứng viên đến với các cơ hội việc làm. Điều này có thể bao gồm việc lập hồ sơ nhân viên hiện tại, nêu bật các chính sách và thực tiễn làm việc từ xa hoặc kết hợp, duy trì blog của công ty hoặc thảo luận về các dự án thú vị.
  • Phân khúc đối tượng. Xác định và phân khúc các ứng viên tiềm năng dựa trên nhu cầu của vị trí cần tuyển dụng. Các chiến lược Content Marketing và quảng cáo sau đó có thể được điều chỉnh cho phù hợp với các phân khúc ứng viên cụ thể.
  • Tuyển dụng trên mạng xã hội. Giao tiếp và tìm kiếm các ứng viên đủ tiêu chuẩn thông qua mạng xã hội. Phương tiện truyền thông xã hội cũng có thể được sử dụng để khuếch đại thông điệp của nhà tuyển dụng.
  • Sự tham gia và trải nghiệm của ứng viên. Giữ cho các ứng viên đủ điều kiện quan tâm, hài lòng và liên hệ đều đặn. Các phương pháp phổ biến bao gồm email campaign, bản tin cơ hội nghề nghiệp, cơ hội việc làm được cập nhật thường xuyên và phản hồi cởi mở, kịp thời trong suốt hành trình của ứng viên.
  • Phân tích tuyển dụng. Theo dõi và đo lường dữ liệu như số lượng và nguồn ứng viên, tỷ lệ chuyển đổi giữa các kênh, tỷ lệ tuyển dụng từ mỗi nguồn và hiệu suất chương trình giới thiệu nhân viên. Dữ liệu cung cấp phản hồi về những chiến lược recruitment marketing nào thành công nhất và những chiến lược nào cần cải thiện.
Làm thế nào để nâng cao trải nghiệm ứng viên?
Bài viết liên quan
Làm thế nào để nâng cao trải nghiệm ứng viên?
Bạn có thể là một công ty tuyệt vời với những nhân viên hiện tại của mình, nhưng đối với những ứng viên tiềm năng thì còn quá sớm để khẳng định điều đó. Trước hết, bạn cần có những nỗ lực nhất định để tạo trải nghiệm tuyệt vời với bất kỳ ứng viên nào trên thị trường việc làm tốt như cách mà công ty bạn mang lại cho khách hàng. Dưới đây là một vài cách thú vị để đảm bảo và nâng cao trải nghiệm ứng viên tuyệt vời!

Mô hình Recruitment marketing funnel

Mô hình Recruitment marketing funnel

Các chuyên gia thường mô tả hành trình của ứng viên là thông qua một loạt các bước tập trung hơn, đó là một "phễu" tuyển dụng tương tự như phễu bán hàng được sử dụng để mô tả hành trình của khách hàng dẫn đến mua hàng. Tùy vào các chuyên môn sẽ khác nhau về số lượng các bước, nhưng đây là những bước điển hình:

  • Nhận diện
  • Tương tác và tìm kiếm tích cực
  • Biểu hiện của sự quan tâm
  • Ứng tuyển

Recruitment marketing tập trung vào nửa trên của phễu tuyển dụng với mục tiêu thúc đẩy các ứng viên đi sâu hơn vào hành trình tiếp cận các việc làm. Các chức năng của Recruitment marketing bao gồm nâng cao nhận thức, tạo sự quan tâm, khơi gợi sự cân nhắc và truyền cảm hứng cho các ứng viên tiềm năng theo đuổi các cơ hội việc làm rộng mở.

Sau giai đoạn Recruitment marketing, ứng viên bước vào giai đoạn cuối cùng của quá trình tuyển dụng, bao gồm những điều sau:

  • Kiểm tra
  • Phỏng vấn và đánh giá
  • Gửi Offer
  • Tuyển dụng

Cách tạo kế hoạch Recruitment marketing

Mặc dù không có tiêu chuẩn nào cho các kế hoạch Recruitment marketing, nhưng hầu hết chúng đều có một số bước:

  • Đề ra mục tiêu
  • Làm rõ các vị trí công việc
  • Thiết lập ứng viên mục tiêu
  • Xác định các kênh tuyển dụng
  • Phân bổ nguồn lực
  • Lên lịch cho các nội dung thu hút

Các phương pháp hay nhất để Recruitment marketing

Một kế hoạch Recruitment marketing tốt sẽ thể hiện sự độc đáo của tổ chức và tạo ra những lời kêu gọi thích hợp. Dưới đây là một số phương pháp hay nhất để biến điều đó thành hiện thực.

Sử dụng quảng cáo không hoặc có trả phí

Xác định các nền tảng social media, nơi các ứng viên mục tiêu thường xuyên lui tới. Ví dụ: các ứng cử viên thuộc thế hệ millennial và Gen X có xu hướng sử dụng Instagram và sử dụng nó để tìm kiếm. LinkedIn có thể tốt hơn để tiếp cận các chuyên gia trong tất cả các nhân khẩu học trong khi các kênh Slack chuyên biệt có thể tiếp cận một số ngách nhất định hiệu quả hơn.

Khi các nền tảng social media tốt nhất đã được xác định, các tổ chức nên đặt quảng cáo miễn phí và quảng cáo có phí.

Tăng cường sức mạnh các kênh công ty 

Trang chủ, blog, Tab “tuyển dụng”, kênh YouTube và bản tin của tổ chức đều là những kênh tốt để marketing thương hiệu nhà tuyển dụng và thu hút sự quan tâm của ứng viên. Sử dụng nội dung về các vấn đề và xu hướng kịp thời như làm việc tại nhà, hình thức làm việc kết hợp để làm nổi bật những lợi ích của việc làm việc trong tổ chức và thu hút sự chú ý cua người xem đến các cơ hội việc làm.

Sử dụng email và bản tin để thu hút ứng viên

Suy nghĩ lại về các chiến lược email và bản tin của tổ chức để tạo ra nội dung và offer hấp dẫn cho người tìm việc sau lần liên hệ đầu tiên. Chúng nên được thiết kế để tiếp nối sự quan tâm và liên hệ lại ngoài lần truy cập tìm kiếm đầu tiên hoặc click xem một cơ hội việc làm.

Sử dụng lại nội dung

Thông điệp nhất quán giữa các kênh và phòng ban là điều cần thiết trong việc phát triển thương hiệu nhà tuyển dụng và tạo niềm tin với ứng viên. Một cách để đảm bảo tính nhất quán là sử dụng lại cùng một nội dung trên các kênh. 

Ví dụ: nội dung được phát triển cho blog của công ty có thể được thay thế cho podcast, webinars, bản tin và video. Tái sử dụng có thể tối đa hóa tác động của Content recruitment marketing trong khi giảm thiểu chi phí tạo ra nó.

Tạm kết

Recruitment Marketing là một phương pháp có thể vận dụng vào việc tuyển dụng của doanh nghiệp bạn nhằm mang lại hiệu quả trong từng đợt tuyển dụng và hoạt động tuyển dụng về lâu dài! Để có được kết quả tuyệt vời từ việc vận dụng này bạn và mọi nhân sự trong tổ chức của bạn cũng cần đầu tư và góp sức một cách nhất quán như nội dung trên đã trình bày!


Tin tức liên quan

Nghệ thuật từ chối: Bí quyết từ chối công việc khiến ai cũng nể phục!

News|2024-12-25
Từ chối một công việc, một lời mời hay một cơ hội không phải lúc nào cũng dễ dàng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá nghệ thuật từ chối, cách để

Những kỹ năng bạn cần học hỏi trong Blockchain Developer Roadmap

News|2024-08-13
Blockchain đang thực sự vươn mình trở thành lĩnh vực trọng điểm của công nghệ hiện đại. Đương nhiên, với vị thế ngày càng cao của ngành thì Blockchain Developer cũng là một ngành nghề cực hot. Nếu bạn có đủ kỹ năng thì mức lương thưởng khi lập trình Blockchain sẽ là rất cao.

Thực trạng nghề Tester tại Việt Nam ở hiện tại và tương lai

News|2024-07-13
Tester là một công việc được đánh giá có tiềm năng cực lớn trong tương lai. Vậy, thực tế nghề Tester đang có vị thế như thế nào ở hiện tại? Trong tương lai, liệu ngành này có thể bứt phá nhiều hơn? Thông tin sau đây sẽ giúp bạn có định hướng rõ ràng nhất khi làm Tester.

Quản trị hệ thống là gì? Những kỹ năng quan trọng nhất của một System Admin

News|2024-07-13
Quản trị hệ thống là gì? Làm sao để phát triển tốt trong lĩnh vực system admin? Ngành quản trị hệ thống cần những kỹ năng gì? Hãy tham khảo thông tin chia sẻ sau đây và bạn sẽ tìm được hướng đi phù hợp nhất cho bản thân.

Hướng dẫn chọn nghề theo tính cách của bạn

News|2023-11-03
Lựa chọn nghề nghiệp là một việc cực kỳ quan trọng, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai chúng ta. Có rất nhiều yếu tố nên cân nhắc khi chọn nghề. Trong đó tính cách là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Nếu biết cách chọn nghề phù hợp với tính cách thì khả năng thành công sẽ là rất cao.

Top 20 Kỹ năng mềm trong ngành IT - cần thiết nhất

News|2023-10-28
Kỹ năng mềm trong ngành IT là rất quan trọng. Chúng sẽ giúp lập trình viên phát triển bản thân và tạo mối quan hệ với đồng nghiệp, khách hàng tốt hơn. 20 kỹ năng mềm sau đây sẽ là cần thiết nhất dành cho bạn.