Những ý tưởng cải tiến Job Description thu hút ứng viên

Có rất nhiều đổi mới trong tuyển dụng và nhân sự, nhưng một chi tiết tương đối không thay đổi là Job Description mô tả công việc. Điều này cho thấy rằng bạn cần phải khai thác chi tiết này hơn nữa để cạnh tranh và thu hút những ứng viên xuất sắc. Dưới đây là những ý tưởng công ty bạn có thể làm để cái tiến Job Description sắp tới của mình.

Những ý tưởng cải tiến Job Description thu hút ứng viên
Những ý tưởng cải tiến Job Description thu hút ứng viên

Job Description là gì?

Chúng ta cùng điểm lại tính chất và mục đích của Job Description để nắm được tinh thần cốt lõi của một bảng mô tả công việc đúng đắn, trước khi khiến nó trở nên thu hút hơn!

Job Description là một tài liệu bao gồm các thông tin mô tả về công việc mà người tìm việc sẽ làm trong tương lai nếu họ nhận công việc này. Đồng thời, còn chứa các thông tin liên quan như công ty, chế độ làm việc, lương thưởng phúc lợi, các yêu cầu mà người tìm việc cần đáp ứng để được tuyển chọn,... Đối tượng mục tiêu của tài liệu này là những người tìm việc đủ tiêu chuẩn và phù hợp.

Mẫu Job Description dành cho vị trí Frontend Developer
Mẫu Job Description dành cho vị trí Frontend Developer

Ý tưởng cải tiến Job Description

1. Suy nghĩ lại phần mở đầu

Ngày nay, thật khó để các tin tuyển dụng của bạn trở nên nổi bật, các ứng viên đang xem số lượng tin tuyển dụng nhiều gấp đôi so với 2 năm trước.

Một cách để được chú ý là tinh chỉnh các sơ hở của bạn. Các thông tin mở đầu Job Description có tầm quan trọng nhất định trong việc thu hút ứng viên. Các ứng viên thường sẽ chú ý và nhớ phần mở đầu nhiều hơn các phần khác. Họ cũng quyết định xem có đọc tiếp không cũng nằm trong khoảng 14 giây đầu khi đọc Job Description.

Điều này có nghĩa là phần giới thiệu của bạn cần đủ hấp dẫn để giữ sự theo dõi của ứng viên, nhưng đủ ngắn gọn để họ có thể ra quyết định trong vài giây là có đọc tiếp hay không. Dưới đây là một số cách để củng cố phần mở đầu bảng mô tả công việc của bạn:

  • Hướng đến ứng viên

Thông tin công ty là quan trọng, nhưng nó không phải là điều quan trọng nhất trong mắt các ứng viên. Đến cuối cùng thì ứng viên đều muốn biết những gì trong Job Description dành cho họ và liên quan đến họ.

Thay vì sử dụng những danh xưng khô cứng như “Ứng viên lý tưởng sẽ…” thì hãy trình bày thông tin bằng cách gọi danh xưng “bạn” và “của bạn”, như thể bạn đang nói chuyện trực tiếp với người tìm việc.

  • Kết nối với sứ mệnh của bạn

Giờ đây, các ứng viên có thể lựa chọn nhiều hơn về nơi họ làm việc. Nên một ý tưởng cải tiến khác đó là đưa cho họ bức tranh lớn hơn ở phía trước và kéo họ vào với mục đích của công ty bạn.

Job description là lời kêu gọi hành động dành cho những người quan tâm nhiều đến sứ mệnh của công ty, cũng chính là mục tiêu khát vọng của công ty đó. Như vậy, ứng viên cũng sẽ hiểu được một cách trực tiếp về những gì công ty đang hoạt động và mục tiêu chung mà cả tập thể đó đang được dẫn dắt để hướng đến.

Truyền đạt về mục tiêu chung của công ty bạn trong JD
Truyền đạt về mục tiêu chung của công ty bạn trong JD
  • Sáng tạo với các đề mục

Mặc dù chức danh công việc quá sáng tạo là không nên (ví dụ: “marketing ninja”), nhưng tiêu đề phụ sáng tạo là một nơi tuyệt vời để sáng tạo độc đáo thu hút sự chú ý và làm nổi bật văn hóa của công ty bạn.

Trong các đề mục nội dung của bản mô tả công việc, bạn có thể thay tiêu đề “What you’ll do in this job?” thành “What’s cool about this job?", một sự thay đổi mới mẻ. Tiêu đề ngay lập tức thu hút các ứng cử viên để tiếp tục đọc.

Thêm một tiêu đề nữa: “What we’ll do for you to make each day amazing” sẽ thay cho tên gọi của “Benefits” và cũng cho phép bạn thể hiện văn hóa công ty trong nội dung của phần này chứ không chỉ là về các phúc lợi, lương thưởng.

Nếu Job Description của công ty bạn luôn ở dạng file mềm và truy cập bằng mạng thì ngại gì mà không chèn thêm các link liên kết với những thông tin mà bạn chỉ có thể đề cập qua bằng cụm từ trong Job Description để đảm bảo sự ngắn gọn, thẩm mỹ. 

Bên cạnh việc thu hút sự tò mò và giữ chân ứng viên lâu hơn với một mô tả công việc, ý tưởng này còn giúp bạn cho ứng viên thấy được nhiều khía cạnh của công việc mà họ sẽ làm ở công ty bạn sẽ khác như thế nào khi làm ở một công ty khác nhờ các đường link mở.

Chèn các liên kết từ các kênh liên quan của công ty bạn vào Job Desctiption
Chèn các liên kết từ các kênh liên quan của công ty bạn vào Job Desctiption

Ví dụ: Trong nhiệm vụ báo cáo tiến độ có nêu trong Job Description, bạn có thể dẫn link profile LinkedIn của người quản lý mà ứng viên tiềm năng đó nếu nhận việc sẽ báo cáo. Điều này sẽ tăng mức độ thú vị, trực quan khi ứng viên có thể biết được mình sẽ làm việc cùng những ai.

2. Sử dụng đa phương tiện

Video đã trở thành một phần quan trọng của cuộc sống hàng ngày nhờ smartphone và sẽ thế nào nếu ứng viên có thể xem Job Description dưới dạng video! Truyền đạt vai trò công việc không chỉ đơn thuần là gạch đầu dòng mà còn mang nó vào cuộc sống và giúp ứng viên hình dung về công việc. Hãy để các ứng viên nhìn thấy không gian văn phòng và nghe giọng nói của nhà tuyển dụng sẽ làm cho nội dung trở nên đáng nhớ và cải thiện mức độ tương tác.

Expert tip

Nhiều công ty đã áp dụng cách làm này để tạo ra không chỉ một video, mà còn rất nhiều dạng khác như Podcast, ví dụ như Podcast lời khuyên hữu ích chuẩn bị phỏng vấn. Nội dung được làm ra vừa sinh động vừa dễ tiếp cận lại hướng đến lợi ích của ứng viên thì người tìm việc chắc chắn sẽ muốn biết xem là công ty đó đang tuyển những vị trí gì.

3. Check và loại bỏ các chi tiết thành kiến

Có thể ở góc độ là người viết ra các mong muốn và nhu cầu của công ty bạn đang tìm ở một ứng viên sẽ khó nhận ra được các trình bày của mình hàm chứa những chi tiết mang tính thành kiến hoặc thiên vị, chẳng hạn như phân biệt giới, độ tuổi, nơi xuất thân. Cách hành văn cũng có khi vô tình khiến cho ứng viên nữ giới thấy bản thân không thích hợp với công việc hơn so với nam giới hoặc ngược lại.

Ví dụ: một số công ty quảng cáo rằng họ đang tìm kiếm những ứng viên “sẵn sàng xông pha”. Nhưng khi xem lại cách dùng từ này, bạn phát hiện ra rằng "sẵn sàng xông pha" cực kỳ hướng đến nam giới, có thể khiến nhiều phụ nữ tự động lướt qua cơ hội việc làm đó.

4. Tiếp nhận phản hồi từ nhân viên và ứng viên

Để có đánh giá định tính hơn về các Job Description của bạn, hãy nhờ nhân viên hiện tại đánh giá chúng. Hãy nhớ rằng Job Description càng xác thực, bạn càng có cơ hội tìm được đúng người để ứng tuyển.

Những người đã làm việc là nguồn tham khảo sự thật tốt nhất. Họ sẽ biết điều gì đúng trong tin tuyển dụng của bạn và điều gì không, đặc biệt là những chuyên môn còn quá mới mẻ đối với bạn.

Cách để có được feedback toàn diện là chuẩn bị một bảng câu hỏi nhỏ kèm theo Job Description. Bảng câu hỏi đó không sẽ giúp bạn tìm được điểm nào mà Job Description làm chưa tốt thậm chí là có gợi ý để làm tốt hơn!

Làm thế nào để nâng cao trải nghiệm ứng viên?
Bài viết liên quan
Làm thế nào để nâng cao trải nghiệm ứng viên?
Bạn có thể là một công ty tuyệt vời với những nhân viên hiện tại của mình, nhưng đối với những ứng viên tiềm năng thì còn quá sớm để khẳng định điều đó. Trước hết, bạn cần có những nỗ lực nhất định để tạo trải nghiệm tuyệt vời với bất kỳ ứng viên nào trên thị trường việc làm tốt như cách mà công ty bạn mang lại cho khách hàng. Tham khảo một vài cách thú vị để đảm bảo và nâng cao trải nghiệm ứng viên tuyệt vời!

5. Trực tiếp bao gồm định hướng

Có chủ đích với ngôn ngữ không chỉ là để sàng lọc thành kiến, mà còn thúc đẩy các ứng viên từ thuộc nhóm ứng viên “thụ động”. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng mọi người thích cách tiếp cận trực tiếp này hơn là những tuyên bố chung chung.

Ví dụ về một câu trong Job Description của HubSpot năm 2020:

Sự tự tin đôi khi có thể ngăn cản chúng ta đi xin việc. Nhưng chúng tôi sẽ cho bạn biết một bí mật: không có cái gọi là ứng cử viên "hoàn hảo". HubSpot là nơi mà mọi người đều có thể phát triển. Vì vậy, dù bạn xác định và mang theo nền tảng nào đi chăng nữa, hãy ứng tuyển nếu đây là một vai trò khiến bạn hứng thú khi làm việc mỗi ngày. "

Đây là một ví dụ tuyệt vời về việc một công ty luôn cập nhật các tin tuyển dụng của mình.

6. Tập trung kỹ năng và kết quả

Tuyển dụng dựa trên kỹ năng bắt đầu với Job Description. Yêu cầu đối với nhiều năm kinh nghiệm và bằng đại học 4 năm có thể là rào cản đối với các ứng viên có đủ các tiêu chuẩn khác. Ví dụ: một ứng viên có tư duy ham học hỏi và chỉ có hai năm kinh nghiệm có thể tốt hơn một người ít háo hức nhưng đã có 5 năm kinh nghiệm.

Với tinh thần này, hãy chọn lọc những điều cần phải có của công ty bạn. Quá nhiều thương lượng và ứng viên sẽ khó tự lựa chọn hơn.

Ngoài ra, hãy xem xét phác thảo hình mẫu thành công trông như thế nào trong một hoặc hai năm tới. Chỉ ra tiềm năng phát triển và nơi ứng viên có thể vươn tới từ vị trí công việc này. 

7. Minh bạch về quy trình phỏng vấn và cơ hội làm việc linh hoạt

Mức độ cởi mở của bạn trong Job Description nói lên mức độ minh bạch tại công ty của bạn. Đưa ra bối cảnh, chẳng hạn như cấu trúc báo cáo trông như thế nào và vai trò phù hợp với tổ chức như thế nào về tổng thể. 

Phác thảo định dạng hồ sơ xin việc mà bạn muốn ứng viên gửi và quy trình phỏng vấn của bạn. Cởi mở về số lượng các buổi phỏng vấn và đánh giá giúp ứng viên quyết định xem nó có phù hợp với họ hay không. 

Vì có rất nhiều kỳ vọng đã được đặt lại khi đại dịch xuất hiện, nên các ứng viên sẽ muốn biết thông tin chi tiết, họ sẽ làm việc bao nhiêu, khi nào, ở đâu và với ai. Và đó không chỉ là sự linh hoạt với nơi làm việc mà còn là sự linh hoạt với việc lên lịch làm việc. Vì thế hãy lưu ý điều này và thêm vào Job Description của bạn.

Tham khảo các mẫu JD ngành IT và các ngành phổ biến khác:

Hãy   XEM MẪU IT JOB DESCRIPTIONS  được cập nhật thường xuyên!

Tạm kết

Cải tiến Job Description là một cách để thu hút nhân tài trong thời đại cạnh tranh ngày nay. Nó thực sự mất thời gian, nhưng hãy cân nhắc thời gian bạn sẽ tiết kiệm được bằng cách không phải tìm kiếm nguồn ứng viên và sàng lọc qua những ứng viên không đủ tiêu chuẩn hoặc phỏng vấn những ứng viên kém. Khi bạn thiết lập ứng viên để tự chọn đúng cách, đó sẽ là trải nghiệm tốt hơn cho tất cả mọi người.


Tin tức liên quan

Top 5 chứng chỉ dành cho developer uy tín nhất hiện nay

Kỹ năng phỏng vấn| 2024-07-18
Lập trình viên đang được đánh giá là ngành nghề hot bậc nhất hiện tại và tương lai. Với mức lương thưởng cao, ngành IT luôn là “mảnh đất màu mỡ” để giới trẻ cạnh tranh lẫn nhau. Tất nhiên, để có một vị thế tốt trong lĩnh vực này thì bạn sẽ phải nỗ lực rất nhiều. Một trong những minh chứng cho năng l

7 chứng chỉ dành cho Tester mà bạn không nên bỏ qua

Kỹ năng phỏng vấn| 2024-07-17
Tester là ngành nghề được dự đoán sẽ rất "hot" trong tương lai gần tại Việt Nam. Vì vậy, ngay bây giờ bạn hãy tham khảo và thi 7 chứng chỉ dành cho Tester như sau đây. Hồ sơ tốt sẽ giúp bạn có mức lương và công việc rất tốt.

Top 20 câu hỏi phỏng vấn Mobile Developer và cách trả lời hay nhất

Kỹ năng phỏng vấn| 2023-12-09
Lập trình Mobile sẽ trở thành xu hướng với mức lương cao trong tương lai. Nếu bạn muốn theo đuổi và tham gia thì hãy tham khảo các câu hỏi phỏng vấn Mobile Developer cực hay sau đây.

Top 20 câu hỏi phỏng vấn IoT Engineer và cách trả lời hay nhất

Kỹ năng phỏng vấn| 2023-12-09
IoT Engineer là lĩnh vực có tiềm năng cực kỳ lớn ở hiện tại và tương lai. Nếu tham gia được thì bạn sẽ có cơ hội phát triển cùng mức lương tốt. Nhưng trước hết hãy tham khảo 20 câu hỏi phỏng vấn IoT Engineer cực hay và cách trả lời sau đây để tự tin vượt qua vòng tuyển chọn.


Việc tạo CV đúng chuẩn giúp gia tăng cơ hội trúng tuyển của bạn ít nhất 20%. Hãy nhanh tay tạo CV Rirekisho chuẩn Nhật hoặc CV chuẩn tiếng Anh theo các mẫu chuyên nghiệp nhất của GrowUpWork chúng tôi dưới đây nhé!