Mọi người có thể không hài lòng với công việc hoặc không muốn trở lại văn phòng sau khi làm việc ở nhà trong khoảng thời gian dài. Họ đã có thể từ bỏ công việc để có nhiều thời gian dành cho gia đình và bản thân. Bạn đã và đang chán ghét công việc của mình? Bạn muốn thay đổi việc làm sau đại dịch? Cùng GrowUpWork tìm hiểu một số lý do bạn nên cân nhắc nếu muốn thay đổi công việc của mình trong bài viết sau nhé.
Trên thực tế, một cuộc khảo sát gần đây của trang nghề nghiệp Monster cho thấy, 95% người lao động hiện đang cân nhắc thay đổi việc làm và 92% sẵn sàng chuyển đổi ngành nghề để có một vị trí mới. Lý do thực sự dẫn đến việc này là gì?
Trong những tháng căng thẳng đầu tiên của đại dịch, số lượng việc làm đã giảm mạnh. Mọi người chỉ hy vọng bám trụ với những gì họ có, ngay cả khi họ ghét công việc của mình.
Đối với hàng triệu nhân viên thiết yếu (essential worker), không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục xuất hiện tại các cửa hàng, nơi giao hàng và trong các nhà máy. Những nơi này thường có rủi ro rất lớn đối với bản thân người lao động.
Tuy nhiên, hàng triệu chuyên gia và nhân viên văn phòng dường như đã sẵn sàng để thay đổi việc làm. Họ không chỉ từ bỏ công việc mà còn sẵn sàng chuyển đổi ngành nghề. Đây là một sự đánh giá lại căn bản về sự nghiệp, một sự tái thiết lập tuyệt vời trong cách chúng ta nghĩ về công việc.
Sự không hài lòng sâu sắc với công việc chỉ ra một vấn đề lớn hơn trong cách cấu trúc nơi làm việc. Ranh giới giữa nhà và nơi làm việc đã bị thu hẹp trong nhiều thập kỷ. Đặc biệt trong đại dịch, chúng đã bị xóa nhòa hoàn toàn đối với nhiều người, vì chúng ta đang sống tại nơi làm việc theo đúng nghĩa đen.
Cuộc khảo sát của Pew vào tháng 1 cho thấy 66% người thất nghiệp đã cân nhắc nghiêm túc việc thay đổi việc làm sau đại dịch. Hiện tượng này phổ biến với những người ở mọi mức thu nhập, không chỉ những người có thu nhập cao. Một phần ba trong số những người được khảo sát đã bắt đầu tham gia các khóa học hoặc đào tạo công việc.
Khi nền kinh tế tiếp tục mở cửa, tỷ lệ thay đổi việc làm có thể tiếp tục tăng, đặc biệt là ở những người có tự do tài chính. Lý do bao gồm kiệt sức, căng thẳng, thiếu cơ hội phát triển và mong muốn được trả lương cao hơn.
Đại dịch đã thu hẹp ranh giới giữa công việc và cuộc sống của nhiều người. Việc này đã thúc đẩy họ bắt đầu kinh doanh để giành lại quyền kiểm soát cuộc sống và công việc của chính mình.
Việc thay đổi công việc sau đại dịch cũng là một dấu hiệu lạc quan. Nó cho thấy người lao động đang đạt được nhiều khả năng thương lượng hơn. Một số người cũng cho rằng họ cần phải thay đổi. Họ cảm thấy thời gian làm việc vừa qua đã không hiệu quả và muốn tìm kiếm cơ hội khác.
Sự phân biệt giữa nhân viên văn phòng và những người có công việc tại chỗ theo giờ như nhân viên tạp hóa, tài xế xe buýt, người giao hàng… trở nên ngày càng rõ rệt.
Trong thời gian đại dịch xảy ra, gần một nửa số nhân viên có bằng cấp cao đang làm việc từ xa. Trong khi đó, những người có bằng tốt nghiệp trung học trở xuống phải làm việc trực tiếp.
Ví dụ, Target và Walmart đều đã cho phép nhân viên công ty làm việc từ xa. Trong khi đó, những người lao động được trả lương thấp vẫn đang phải đối mặt với nguy cơ cao bị nhiễm COVID-19 khi làm việc tại cửa hàng này.
Rời bỏ vị trí sau khi công việc mới đã được đảm bảo là tình huống lý tưởng cho bất kỳ người tìm việc nào. Mặc dù đây là giải pháp mang lại sự an toàn, nhưng hãy lưu ý hai điểm sau khi xem xét tình hình kinh tế hiện tại:
Một nhà tuyển dụng có thể tỏ ra thiện chí khi tuyển dụng bạn hôm nay, nhưng có thể buộc phải sa thải bạn trong tương lai rất gần.
Các tổ chức trong mọi ngành đang đối phó với những mối nguy cơ tiềm tàng. Ngay cả một hợp đồng lao động cũng không được bảo vệ đầy đủ nếu người chủ mới của bạn ngừng kinh doanh.
Vì vậy, nếu bạn thay đổi việc làm, hãy chắc chắn nhận được tiền bồi thường, quyền lợi và ngày bắt đầu bằng văn bản. Hãy nắm rõ sự ổn định và sức mạnh tài chính của công ty, ngành công nghiệp đó và khả năng chống chọi với suy thoái.
Một vai trò mới, gặp gỡ những người mới sẽ thúc đẩy bạn hay nó sẽ làm bạn kiệt sức? Kết nối và chăm sóc bản thân rất quan trọng trong thời gian này, vì vậy hãy xem xét các mối quan hệ bạn có trong công việc hiện tại và trong cuộc sống cá nhân của bạn.
Sức khỏe tinh thần của bạn cần phải được đảm bảo, vì vậy hãy duy trì kết nối khi thực hiện bất kỳ thay đổi việc làm nào.
Nếu bạn đang chán ghét công việc hiện tại của mình và có ý định thay đổi công việc sau đại dịch, hãy ghi nhớ những điều sau đây.
Điều quan trọng nhất cần tìm ra là công việc bạn muốn làm. Bạn muốn làm công việc đó cho ai và được trả lương bao nhiêu.
Hiện tại chính là thời điểm tuyệt vời cho những người nghĩ đến việc thay đổi công việc. Nhiều công ty đang tuyển dụng và tìm kiếm ứng viên để có thể chuyển giao các kỹ năng. Vì vậy, bạn không nhất thiết phải có kinh nghiệm trong lĩnh vực cụ thể đó.
Khi bạn biết mình muốn làm gì, hãy đưa ra danh sách các công ty mục tiêu và bao gồm loại hình công ty, loại công việc và quy mô công ty.
Bằng cách nhận thông báo việc làm thông qua các trang web nghề nghiệp, bạn sẽ được thông tin khi công việc mới được đăng. Nếu bạn bắt gặp một công việc mình đang quan tâm, đừng chờ đợi để nộp đơn ứng tuyển.
Các nhà tuyển dụng rất mong muốn tuyển được người mới. Nếu bạn thấy cơ hội việc làm phù hợp, hãy đặt mục tiêu nộp đơn ngay trong ngày tin tuyển dụng được đăng.
Hãy thay đổi CV của bạn mỗi khi bạn gửi đơn ứng tuyển để CV phù hợp với mô tả công việc.
Hãy đọc kỹ từng yêu cầu mà nhà tuyển dụng ghi trong JD. Nếu đó là một danh sách dài, hãy chú ý nhất đến ba đến bảy nhiệm vụ đầu tiên và ba đến năm kỹ năng mà công ty đang tìm kiếm.
Nếu bạn đang có ý định thay đổi công việc sau đại dịch, hãy làm nổi bật các kỹ năng có thể chuyển giao của bạn trong một bản tóm tắt CV.
Hãy tiếp cận với những người bạn có thể biết làm việc trong ngành hoặc công ty bạn muốn tham gia.
Việc này không chỉ là tìm hiểu công việc thực tế của họ mà còn về giá trị của công ty. Doanh nghiệp đại diện cho điều gì, lợi ích của nhân viên như thế nào… Điều này sẽ giúp bạn chắc chắn hơn với quyết định thay đổi công việc sau đại dịch.
LinkedIn là một cách khá hiệu quả để tìm hiểu xem có những người bạn biết ở các công ty mà bạn đang quan tâm không. Chỉ cần truy cập vào trang của công ty và LinkedIn sẽ hiển thị cho bạn những kết nối hoạt động ở đó.
Có thể bạn quan tâm: Bí quyết tìm việc hiệu quả trên LinkedIn
Nếu bạn đang nghỉ ngơi để tìm một công việc khác, bạn không nhất thiết phải lo lắng về khoảng thời gian employment gap trong CV của mình.
Hãy chuẩn bị để trả lời các câu hỏi về lý do tại sao bạn rời công việc trước đó của mình. Chẳng hạn như mong muốn tập trung 100% vào tìm kiếm việc làm. Bạn có thể thử chuyển hướng cuộc trò chuyện thành: “Đây chính là lý do tại sao tôi rất quan tâm đến vị trí này của quý công ty.”
Dù bạn muốn thoát khỏi công việc hiện tại, đừng đưa ra quyết định vội vàng trong thay đổi công việc sau đại dịch. Hãy hiểu giá trị của bạn để chuẩn bị tinh thần tham gia cuộc phỏng vấn.
"Hãy nhớ rằng bạn đang phỏng vấn họ nhiều như họ đang phỏng vấn bạn."
Thử cảm nhận về không khí trong một cuộc phỏng vấn trực tuyến. Hãy xem xét liệu bạn có mối quan hệ tiềm năng với người có thể sẽ là sếp của mình hay không. Nếu văn hóa có vẻ không phù hợp, bạn có thể rút đơn ứng tuyển của mình hoặc từ chối lời mời làm việc.
Mọi thứ đang thay đổi nhanh chóng - từ ngày này sang ngày khác và tuần này sang tuần khác. Bạn có thể tạm dừng quyết định thay đổi việc làm một cách an toàn cho đến khi bạn có thêm dữ kiện và tầm nhìn tốt hơn về những gì sắp tới không?
Thay đổi cũng tạo ra cơ hội. Chờ đợi để thay đổi công việc cho đến khi đất nước và thế giới của chúng ta hiểu rõ hơn về cách các doanh nghiệp hoạt động sau đại dịch có thể mang lại cơ hội tốt hơn cho bạn.
Hy vọng qua bài viết, GrowUpWork đã cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan hơn khi cân nhắc thay đổi việc làm sau đại dịch. Chúc bạn thành công!
Hướng dẫn chọn nghề theo tính cách của bạn