Thực hiện tốt việc tự đánh giá bản thân có thể là chìa khóa của bạn cho công cuộc tìm việc tại Nhật Bản. Tuy vậy vẫn có nhiều người còn khá xa lạ với việc tự đánh giá, hoặc hiểu được tầm quan trọng của việc tự đánh giá. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách tự phân tích và tự đánh giá bản thân để chuẩn bị cho sự thay đổi công việc của bạn. Ngay cả khi bạn không nghĩ đến việc tìm kiếm việc làm mới trong tương lai gần, vẫn có lợi cho sự phát triển nghề nghiệp khi bạn biết được điểm mạnh và điểm yếu của mình.
Thực hiện việc tự đánh giá bản thân không chỉ ở Nhật Bản mà còn phổ biến ở các quốc gia khác nhất là khi bản cần chuyển việc và tìm một công việc mới. Ở các nước khác, tự đánh giá là một bước quan trọng để thay đổi nghề nghiệp.
Dưới đây là hai mục đích chính khi tự đánh giá:
Nhằm quyết định hướng sự nghiệp của bạn và sử dụng nó để định hướng việc tìm kiếm công việc của bạn.
Để hiểu rõ hơn về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân rồi tận dụng những điểm này để quảng bá bản thân tốt hơn trước nhà tuyển dụng.
Hiểu được hai điểm này cũng có thể giúp bạn xác định mục tiêu nghề nghiệp của mình. Vì vậy, nếu bạn đang nghĩ đến việc thay đổi nghề nghiệp hoặc bạn đang tìm kiếm việc làm ngay bây giờ, thì tốt nhất bạn nên bắt đầu quá trình tự đánh giá càng sớm càng tốt.
Chúng tôi khuyên bạn nên cố gắng tự đánh giá bằng tiếng Nhật càng nhiều càng tốt. Mặc dù bạn có thể cảm thấy khó khăn khi thể hiện hoàn toàn bản thân bằng một ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ, nhưng vẫn có một số lợi ích khi dùng tiếng Nhật:
Bạn có thể sử dụng những kinh nghiệm làm việc và ý tưởng mà bạn viết ra trong phần tự đánh giá trực tiếp trên resume và CV của bạn. Nếu bạn xin việc vào một công ty Nhật Bản, bạn có thể phải viết các tài liệu cho đơn xin việc bằng tiếng Nhật. Việc tạo bản tự đánh giá bằng tiếng Nhật sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian vì bạn sẽ không phải viết lại một lần nữa bằng tiếng Nhật khi nộp hồ sơ ứng tuyển
Tự phân tích bản thân bằng tiếng Nhật không chỉ có thể được sử dụng cho các mẫu đơn như hồ sơ xin việc và trình bày chi tiết quá trình làm việc của bạn mà còn để chuẩn bị trước khi phỏng vấn.
Điều quan trọng trong buổi phỏng vấn là phải nói sao cho nhà tuyển dụng có thể hiểu được, nhất là nếu cuộc phỏng vấn được tổ chức bằng tiếng Nhật. Việc trả lời tất cả các câu hỏi bằng tiếng Nhật có thể là một thách thức đối với nhiều người nước ngoài và đồng thời làm cho những câu trả lời đó trở nên hấp dẫn. Nhưng nếu bạn đã chuẩn bị trước bằng cách tự đánh giá bản thân bằng tiếng Nhật, thì việc trả lời các câu hỏi về điểm mạnh và kỹ năng làm việc của bạn sẽ dễ dàng và trôi chảy hơn nhiều.
Khi tiến hành đánh giá phân tích bản thân, bạn sẽ cần sử dụng vốn từ vựng lớn và phức tạp để mô tả bản thân và tình huống của mình. Vì thế bạn cần phải tra cứu và làm quen với các từ và cụm từ tiếng Nhật mới, điều đó sẽ giúp bạn mở rộng vốn từ vựng của mình một cách tự nhiên. Ngoài ra, một số thuật ngữ và cách diễn đạt kinh doanh chỉ dành riêng cho các tình huống phỏng vấn và tìm việc, vì vậy nó cũng sẽ là khóa đào tạo tuyệt vời cho những người ở cả trình độ trung cấp và cao cấp.
Bây giờ chúng ta đã thảo luận về việc tự đánh giá là gì và một số lý do khiến quá trình này quan trọng, chúng ta hãy bắt đầu với cách thực sự thực hiện một bảng tự đánh giá.
Bước đầu tiên để đánh giá bản thân bạn cần nhìn lại sự nghiệp và kinh nghiệm trước đây. Viết chúng ra tài liệu Word (hoặc một trình soạn thảo văn bản khác mà bạn chọn) hoặc trên giấy. Bạn sẽ lên danh sách tất cả thành tích và kỹ năng đạt được từ sự nghiệp của mình cũng như những kỹ năng cần thiết mà bạn muốn đạt được trong tương lai.
Liệt kê những thành tích và nhiệm vụ mà bạn đã hoàn thành cho đến nay, ở cả nước bạn và Nhật Bản.
Ví dụ: nếu bạn là một kỹ sư, bạn có thể bắt đầu mô tả:
Dành cho những người làm nhân viên kinh doanh / điều hành doanh nghiệp
Hãy ghi lại thông tin ở trên, cùng với dòng thời gian trong sự nghiệp chuyên môn của bạn cho từng công ty mà bạn đã làm việc. Nếu bạn có kinh nghiệm làm lãnh đạo hoặc quản lý, bạn có thể đề cập đến việc bạn có bao nhiêu người trong nhóm của mình và bạn có được những kỹ năng gì từ kinh nghiệm quản lý của mình.
Chia danh sách các kỹ năng và bằng cấp của bạn thành 3 loại sau: kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng kinh doanh và năng lực chung:
Hướng dẫn chọn nghề theo tính cách của bạn