Xu hướng nhảy việc sau tết: Tìm kiếm cơ hội hay tự hại bản thân?

Nhảy việc sau Tết đã trở thành một xu thế rất phổ biến tại Việt Nam nhiều năm nay. Nhiều người coi đây là một cơ hội để thay đổi nhưng cũng không ít người lo ngại về thách thức của xu hướng này. Vậy, đặc thù của xu hướng nhảy việc sau Tết là gì? Những nguyên nhân nào khiến nhân viên hay nghỉ việc sau Tết? Làm sao để thật sáng suốt trong xu hướng này? Hãy nghiên cứu chia sẻ sau từ chuyên gia GrowUpWork để chắc chắn bạn có một lựa chọn hoàn hảo nhất.

Xu thế nhận thưởng tết xong để nhảy việc?
Cơ hội hay thách thức khi xu hướng nhảy việc sau Tết

Đặc thù nhảy việc sau Tết của dân IT 

Xu hướng nhảy việc sau Tết rất phổ biến, đặc biệt là đối với ngành IT. Thống kê của Alphabe cho thấy: Trong 6 tháng cuối năm 2022 thì ngành IT chiếm tới 40% tổng số người nhảy việc. Điều này đến từ đặc thù của văn hóa Đông Á và cả lĩnh vực công nghệ thông tin.

Đầu tiên, mùa Tết là một khoảng thời gian nghỉ ngơi sau một năm làm việc chăm chỉ. Đây là khoảng thời gian đủ dài để mọi người suy nghĩ về công việc hiện tại và đắn đo về những cơ hội mới tốt hơn. Điều này khiến lượng người nhảy việc sau Tết cao hơn những thời điểm khác.

Tiếp theo, nhiều công ty tuyển dụng thêm nhân sự để phát triển công việc kinh doanh, sản xuất. Một phần đây cũng là việc cần thiết để bù đắp nhân viên cũ đã nghỉ việc.

Hiện nay nhu cầu tuyển dụng nhân tài trong ngành IT đang là rất cao. Điều này khiến cho lương, thưởng và phúc lợi sẽ ngày càng tốt hơn. Điều này giúp lập trình viên dễ dàng thay đổi công việc để cải thiện lương thưởng. 

*Nguồn video: VTV24.

Lý do khiến nhảy việc sau tết trở thành xu hướng?

Tất nhiên nhảy việc là điều rất bình thường và diễn ra trong mọi thời điểm của một năm. Tuy nhiên thời điểm sau tết vẫn được coi là “mùa nhảy việc”. Điều này không phải dĩ nhiên mà là vì các lý do sau:

Năm mới khởi đầu mới

Đối với người châu Á nói chung và người Việt Nam nói riêng thì thời điểm cuối - đầu năm rất quan trọng. Đây chính là khoảng thời gian lý tưởng nhất để đưa ra các quyết định về công việc.

Theo đó, tâm lý đa số sẽ là cuối năm kết thúc - đầu năm bắt đầu hành trình mới. Chính vì vậy đa số mọi người sẽ bắt kịp xu hướng nhảy việc sau Tết. Mong muốn chính là khởi đầu một công việc mới thật suôn sẻ tương tự như câu nói “New year - New me”.

Tìm kiếm khởi đầu mới trong năm mới

Lấy lương thưởng cuối năm

Đây chính là lý do chính khiến cho sau Tết trở thành thời điểm để đa số mọi người lựa chọn thay đổi công việc. 

Mặc dù trong năm có nhiều vấn đề phát sinh như mâu thuẫn, không hài lòng với đãi ngộ, chế độ,...tuy nhiên nhiều người vẫn lựa chọn chấp nhận làm cho hết năm. Mục đích chính vẫn là để nhận hết tiền thưởng Tết.

Tìm kiếm cơ hội thăng tiến mới

Thời điểm đầu năm mới chính là lúc các công ty đưa ra kế hoạch đánh giá tăng lương và thăng chức. Tuy nhiên nếu chấp nhận ở lại làm việc thì nhân viên sẽ phải đợi đến nửa năm mới có quyết định.

Nhảy việc để tìm kiếm cơ hội mới trong công việc

Điều này rõ ràng là thách thức sự kiên nhẫn của những người có năng lực. Thay vì phải chờ đợi mà chưa biết kết quả thì nhiều người lại chọn lựa cách tìm kiếm cơ hội tại một môi trường khác. Tại đây họ sẽ ngay lập tức có thể thay đổi mức lương và vị trí của mình.

Theo thống kê khảo sát từ 900 người của VietnamWorks thì có 30% muốn thay đổi là do không thấy cơ hội thăng tiến trong công việc hiện tại. Ngoài ra, 24% trong đó mong muốn có một công việc với mức lương cao hơn17% thuộc về các khoản thưởng, chu cấp.

Những vấn đề trong môi trường làm việc 

Có không ít người đi theo xu hướng nhảy việc sau Tết là vì môi trường làm việc. Đó có thể là vì môi trường không hòa hợp, mâu thuẫn với đồng nghiệp, thậm chí là với Sếp,...

Trong số khảo sát của VietnamWorks thì cũng có tới 8% người không hài lòng với cấp trên và 10% là vì môi trường căng thẳng.

Mùa tuyển dụng sau tết

Đồng nghĩa với xu hướng nhảy việc thì sau Tết cũng là thời điểm mà nhiều công ty đưa ra các lời mời chiêu mộ nhân sự.

Sau tết thường tuyển dụng rất nhiều

Thông thường, các thủ tục nghỉ việc đã được thỏa thuận và hoàn tất trước Tết. Giai đoạn ra tết, nhân viên chỉ đi làm một thời gian ngắn rồi chính thức nghỉ việc. 

Chính vì vậy, bộ phận nhân sự cũng đều đã có kế hoạch tuyển dụng ngay sau khi bắt đầu năm mới. Chính vì lý do này nên thị trường việc làm sau Tết trở nên nhộn nhịp và có nhiều cơ hội tốt hơn.

Xu hướng nhảy việc sau tết: hai mặt lợi - hại

Tìm kiếm công việc mới sau Tết rõ ràng sẽ mang tới nhiều cơ hội cho mọi người. Tuy nhiên đổi lại cũng không phải là không có những thách thức. Không ai khi nói rằng nhảy việc sau Tết cũng giống đồng xu có 2 mặt.

 

Cơ hội

 

  • Cơ hội đạt mức lương, vị trí và phúc lợi tốt hơn.
  • Tìm kiếm một môi trường tốt, phù hợp và giúp hoàn thiện bản thân hơn.
  • Làm mới bản thân.
  • Thoát khỏi những mâu thuẫn, phiền phức trong công ty cũ.

 

 

Rủi ro

 

  • Thách thức từ môi trường làm việc mới.
  • Mức lương cao hơn đồng nghĩa với yêu cầu, áp lực nhiều hơn.
  • Xu hướng nghỉ việc khiến tỷ lệ cạnh tranh cho các công việc tốt cực cao.
  • Thiếu hụt tài chính nếu không tính toán kỹ càng trước khi nghỉ việc.
  • Những lo ngại của công ty mới về việc bạn nhảy việc.

 

Cách lựa chọn thông minh trong xu hướng nhảy việc sau tết

Không thể nói rằng việc nhảy việc sau Tết là tốt hay xấu. Đối với mỗi người sẽ có những mẫu số riêng. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể tự tìm ra quyết định sáng suốt cho bản thân nhờ các yếu tố sau:

Nắm rõ tài chính bản thân

Trước khi suy nghĩ tới việc nhảy việc thì bạn hãy tính toán thật kỹ càng về tình hình tài chính của bản thân. Hãy đặt ra những câu hỏi như: Bạn đang tiết kiệm được bao nhiêu tiền? Số tiền này sẽ giúp bạn “trụ” được bao nhiêu lâu? Bao lâu thì cần phải có một công việc mới?,...

Nếu thực sự bạn không thể trả lời các câu hỏi này hoặc đơn giản số tiền tiết kiệm là quá ít thì việc nhảy việc lúc này là rất rủi ro. Tuy nhiên bạn cũng nên kết hợp với yếu tố phía dưới đây.

Đã tìm được “bến đỗ” mới hay chưa?

Một điều tuyệt vời nhất khi bạn đi theo xu hướng nhảy việc sau Tết đó là đã có công việc mới đợi chờ. Điều này là khá đơn giản với nhiều nhân viên khi đã tích cực tìm việc từ trước Tết.

Nếu bạn vội vàng nghỉ việc khi chưa có một định hướng nào cho bản thân thì sẽ rất vất vả. Không chỉ gánh nặng về tài chính mà những áp lực trong ngày tháng tìm việc sẽ có thể khiến bạn suy sụp.

Tuy vậy, đừng quá vội vàng hay dễ dàng trong việc tìm “bến đỗ” mới. Hãy nhớ rằng đó sẽ là nơi hàng ngày bạn dành 8 tiếng ở đó. Cố gắng đừng để bản thân sẽ tiếp tục nhảy việc trong thời gian ngắn sắp tới.

Hãy chắc chắn rằng bạn đã có công việc mới

Xem xét tình trạng ở công ty cũ 

Quả thật có nhiều người chỉ nhảy việc vì “xu hướng” hoặc trong một giây phút nào đó muốn tự làm mới bản thân. 
Ngay lúc này thực sự bạn hãy tự ngồi lại và suy xét về công việc hiện tại. Nếu thực sự có mối quan hệ tốt với mọi người và vẫn còn cơ hội thăng tiến thì bạn thực sự nên cân nhắc.

Đặc biệt trong giai đoạn suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay thì tình trạng thất nghiệp đang rất nhiều. Nếu bạn không cân nhắc kỹ trước khi nghỉ việc thì rất dễ rơi vào vòng xoáy thất nghiệp.

Cho dù đã quyết định nghỉ việc thì hãy giữ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp thật tốt. Luôn giữ cho mình sự nhiệt huyết, năng lượng tích cực cho tới khi hoàn thành công việc được giao. Đây là cách để giữ một ký ức đẹp với mọi người và tránh được những điều tiếng không đáng có.

Nhìn nhận lại mối quan hệ với đồng nghiệp

Nhìn nhận lại bản thân

Đôi khi bạn đừng cố nhìn vào những sai sót hay áp lực của công ty. Thực tế không có công việc hay môi trường nào là không áp lực và mâu thuẫn. Bạn hãy thử nhìn lại bản thân trong suốt thời gian làm việc. 

Hãy xem bản thân đã thực sự cố gắng, đã nghiêm túc trong công việc và tinh thần hòa đồng với mọi người hay chưa. Nếu bạn thực sự không nhìn ra vấn đề của bản thân thì vòng lặp: đi làm - nhảy việc - đi làm công ty mới sẽ không có điểm dừng.

Xu hướng nhảy việc sau Tết luôn được rất nhiều người hưởng ứng. Có những người thành công tìm được môi trường tốt, đãi ngộ tốt. Ngược lại cũng có những trường hợp rơi vào thất nghiệp hay bế tắc. Nếu muốn tận dụng thật tốt xu thế này, hãy tham khảo và áp dụng những kinh nghiệm trên đây.

Có thể bạn quan tâm:


Tin tức liên quan

Nghệ thuật từ chối: Bí quyết từ chối công việc khiến ai cũng nể phục!

News|2024-12-25
Từ chối một công việc, một lời mời hay một cơ hội không phải lúc nào cũng dễ dàng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá nghệ thuật từ chối, cách để

Những kỹ năng bạn cần học hỏi trong Blockchain Developer Roadmap

News|2024-08-13
Blockchain đang thực sự vươn mình trở thành lĩnh vực trọng điểm của công nghệ hiện đại. Đương nhiên, với vị thế ngày càng cao của ngành thì Blockchain Developer cũng là một ngành nghề cực hot. Nếu bạn có đủ kỹ năng thì mức lương thưởng khi lập trình Blockchain sẽ là rất cao.

Thực trạng nghề Tester tại Việt Nam ở hiện tại và tương lai

News|2024-07-13
Tester là một công việc được đánh giá có tiềm năng cực lớn trong tương lai. Vậy, thực tế nghề Tester đang có vị thế như thế nào ở hiện tại? Trong tương lai, liệu ngành này có thể bứt phá nhiều hơn? Thông tin sau đây sẽ giúp bạn có định hướng rõ ràng nhất khi làm Tester.

Quản trị hệ thống là gì? Những kỹ năng quan trọng nhất của một System Admin

News|2024-07-13
Quản trị hệ thống là gì? Làm sao để phát triển tốt trong lĩnh vực system admin? Ngành quản trị hệ thống cần những kỹ năng gì? Hãy tham khảo thông tin chia sẻ sau đây và bạn sẽ tìm được hướng đi phù hợp nhất cho bản thân.

Hướng dẫn chọn nghề theo tính cách của bạn

News|2023-11-03
Lựa chọn nghề nghiệp là một việc cực kỳ quan trọng, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai chúng ta. Có rất nhiều yếu tố nên cân nhắc khi chọn nghề. Trong đó tính cách là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Nếu biết cách chọn nghề phù hợp với tính cách thì khả năng thành công sẽ là rất cao.

Top 20 Kỹ năng mềm trong ngành IT - cần thiết nhất

News|2023-10-28
Kỹ năng mềm trong ngành IT là rất quan trọng. Chúng sẽ giúp lập trình viên phát triển bản thân và tạo mối quan hệ với đồng nghiệp, khách hàng tốt hơn. 20 kỹ năng mềm sau đây sẽ là cần thiết nhất dành cho bạn.